Đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực của giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ (Trang 101 - 103)

3.2. Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức các cơ

3.2.4. Đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực của giảng

của giảng viên

- Về chương trình bồi dưỡng:

Chất lượng đội ngũ công chức phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng bồi dưỡng mà trước tiên là chất lượng chương trình bồi dưỡng. Chương trình bồi dưỡng cơng chức, viên chức đặt ra chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thiết như:

+ Bồi dưỡng về chính trị: Những quan điểm, định hướng chung về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế - xã hội; chiến lược phát triển ngành công thương thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố; quan điểm định hướng phát triển ngành cơng thương; vấn đề nhân cách người cán bộ….

+ Bồi dưỡng về tin học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc. Kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật để nâng cao hiệu quả công việc.

+ Bồi dưỡng những kiến thức kỹ năng nền tảng để thực thi nhiệm vụ: kiến thức thực thi luật pháp, kỹ năng quản lý hành chính và hệ thống thơng tin; quản lý tài chính, tài sản; tổ chức kiểm tra, kiểm định; xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển; quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ; phân tích các tình huống trong cơng việc và khả năng vận dụng các kiến thức để xử lý có hiệu quả trong các tình huống; kỹ năng giao tiếp, tham mưu làm việc với cấp trên và các lực lượng xã hội; kỹ năng đánh giá hiệu quả công việc.

+ Đối với công chức dự nguồn cần phải đặc biệt chú trọng đến bồi dưỡng nhận thức và tầm nhìn của một lãnh đạo, quản lý. Ngoài truyền đạt lý thuyết, có thể mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trao đổi, phổ biến kinh nghiệm theo cách “cầm tay chỉ việc” cho các học viên về cách thức lãnh đạo, chỉ đạo thưc hiện các nhiệm vụ quản lý cũng như các kỹ năng giải quyết tình huống cụ thể.

Chương trình bồi dưỡng cần chú trọng xây dựng bài tập thực hành vì bài tập là phương tiện chủ yếu để hình thành kỹ năng cho người học, khơng có bài tập, khơng có q trình luyện tập thì kỹ năng sẽ khơng bao giờ được hình thành. Bài tập thực hành địi hỏi người dạy phải cung cấp cho người học các tri thức cần thiết về lĩnh vực hình thành kỹ năng, giải thích và hướng dẫn các thao tác hành động để hình thành kỹ năng, cho người học luyện tập một số lượng bài tập nhất định và kiểm tra, đánh giá mức độ hình thành kỹ năng. Người học phải được luyện tập giải các bài tập thực hành, có tri thức, hiểu mục đích hình thành kỹ năng, hiểu và biết cách thực hiện các thao tác hành động, tự giác và vận dụng có ý thức, có suy nghĩ các tri thức, các phương tiện hành động vào việc giải quyết các tình huống trong thực tế.

- Về đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên

Giảng viên giảng dạy theo phương pháp mới, nêu vấn đề và tổ chức trao đổi, thảo luận tạo cho người học chủ động phát huy tính độc lập, sáng tạo. Dạy học bằng phương tiện và thiết bị hiện đại cũng là một yêu cầu quan trọng, địi hỏi giảng viên phải có trình độ nhất định về công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ (Trang 101 - 103)