2.3. Nhận xét chung về kết quả thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức các cơ
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại
Bên cạnh đó trong q trình thực hiện vẫn cịn một số hạn chế, tồn tại: Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách cịn hạn chế tại một số địa phương. Việc triển khai còn qua loa, đưa tin chưa cụ thể, chưa rõ ràng làm cho cán bộ công chức chưa nắm rõ tinh thần của chính sách hoặc đưa tin mang tính lồng ghép nhiều nội dung, tinh thần trong một lần đưa tin, khiến
các đối tượng có nhu cầu bồi dưỡng chưa biết mình có phải đối tượng thụ hưởng từ chính sách. Một bộ phận cơng chức chưa có nhận thức đúng về việc bồi dưỡng để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao nên vẫn chưa chủ động tham gia các lớp bồi dưỡng về tin học hay ngoại ngữ.
Công tác phân công phối hợp, quản lý thực hiện giữa cơ quan, đơn vị dù đã được phân công, phân cấp rõ ràng nhưng trong q trình thực hiện chính sách đơi khi vẫn có sự bất cập do phân công thực hiện chưa đúng đối tượng, chưa phù hợp với trình độ. Cơng tác phối hợp chưa đồng bộ giữa đơn vị cử cán bộ công chức đi bồi dưỡng với cơ sở bồi dưỡng, giữa đơn vị thực hiện với đơn vị hỗ trợ thực hiện.
Có hỗ trợ cho người đi bồi dưỡng nhưng mức hỗ trợ còn thấp chưa thỏa đáng, chưa khuyến khích, tạo động lực cho cán bộ cơng chức tham gia học tập nâng cao trình độ.
Nội dung, chương trình bồi dưỡng mặc dù đã có những bước đổi mới, bên cạnh những tài liệu được chuẩn hóa để phục vụ cho cơng tác bồi dưỡng thì một số nội dung vẫn cịn nặng vê lý thuyết, phần kỹ năng xử lý tình huống cịn hạn chế, thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết đối với từng đối tượng. Một số chương trình, tài liệu chưa được cập nhật thường xuyên, thơng tin, số liệu cịn lạc hậu, phương pháp biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng và phương thức bồi dưỡng mặc dù đổi mới nhưng vẫn còn khoảng cách với nhu cầu của đội ngũ công chức và yêu cầu hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy của giảng viên tại một số cơ sở bồi dưỡng cịn có những hạn chế; chưa được thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm. Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là những nhà lãnh đạo, quản lý đương nhiệm được huy động, tận dụng có nhiều kinh nghiệm, các chun gia giỏi thường gặp khơng ít trở
ngại do chưa có quy định về trách nhiệm cũng như mức hỗ trợ đối với họ khi tham gia hoạt động giảng dạy.
Công tác tổng kết, kiểm tra đánh giá chất lượng bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức, cách đánh giá chỉ dựa vào chứng chỉ, bằng cấp sau khi đã kết thúc khóa học, cịn mang tính hình thức nhất là kiểm tra, đánh giá sau bồi dưỡng. Việc kiểm tra mới dừng lại ở kiểm tra định kỳ, chưa tiến hành kiểm tra đột xuất. Do đó, chưa phát huy tác dụng theo tính chất của nó nhằm kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót để có thể điều chỉnh góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác bồi dưỡng.
Hệ thống cơ sở vật chất trong một số các cơ sở bồi dưỡng vẫn còn còn khiêm tốn và hạn chế chưa đáp ứng được với nhu cầu trang bị kỹ năng, kiến thức cũng như phương pháp làm việc cho cán bộ công chức khi tham gia đào tạo. Kinh phí phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng còn hạn chế, các quy định với mức hỗ trợ còn thấp chưa thật sự tạo được động lực thơi thúc người học. Ngồi ra, thủ tục thanh quyết toán sau khi cán bộ cơng chức đã hồn thành khóa học cịn rườm rà, q trình giải ngân cịn chậm