Kinh nghiệm về thực hiện chính sách bồi dưỡngcông chức các cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ (Trang 43 - 49)

1.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách bồi dưỡngcông chức các cơ quan chuyên

1.3.1. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách bồi dưỡngcông chức các cơ quan

cơ quan chuyên môn một số địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: TP. Hồ Chí Minh thực hiện đột phá trong

công tác đào tạo, bồi dưỡng trên tất cả các mặt về công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức, chất lượng và đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, hướng tới mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, hội nhập

quốc tế sâu rộng của Thành phố; đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chiến lược, đón đầu trong một số chuyên ngành, lĩnh vực nhằm chuẩn bị đội ngũ lãnh đạo, quản lý cho mục tiêu xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, phục vụ. Bảo đảm công tác đào tạo, bồi dưỡng thực sự nâng cao được năng lực, kỹ năng thực thi công vụ được giao; nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức trong thực thi công vụ. Gắn đào tạo, bồi dưỡng với công tác tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụng và bản thân cán bộ, công chức tham gia tích cực và hiệu quả vào cơng tác đào tạo, bồi dưỡng…

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của thành phố trong 5 năm qua đã đạt và vượt các chỉ tiêu theo quy định của Chính phủ, UBND Thành phố, đạt tiêu chuẩn ngạch, chức danh và các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành. Cụ thể, tồn Thành phố hiện có 133.802 công chức, viên chức (11.645 công chức và 122.157 viên chức. Ngồi ra, tồn Thành phố có 6.688 cán bộ, 7.160 công chức cấp xã. So với trước số cán bộ đạt chuẩn theo quy định tăng từ 85 lên 92%; số công chức đạt chuẩn tăng từ 99 lên 100%. Trong đó, số cán bộ, cơng chức được cử đi đào tạo trình độ Cao cấp lý luận chính trị là 586 người. Thành phố đã tổ chức 52 lớp Trung cấp lý luận chính trị, với 5.105 người. Trong những năm qua, Thành phố có chương trình đào tạo 300 thạc sĩ, tiến sĩ, tạo điều kiện để cán bộ cơng chức tham gia các chương trình đào tạo trong nước, chủ động tranh thủ mọi nguồn tài trợ đưa hàng trăm viên chức ngành y tế đi đào tạo ở nước ngoài. Kết quả từ năm 2003 đến nay, Thành phố đã đào tạo được 300 thạc sĩ, tiến sĩ, hàng trăm bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 và tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng trên 100.800 lượt cán bộ, công chức, viên chức và 18.000 lượt cán bộ phường - xã - thị trấn về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên mơn nghiệp vụ, ngoại ngữ và vi tính, trong số đó có hàng nghìn lượt người tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngồi.

Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh cịn có chương trình đào tạo cán bộ nguồn dài hạn - đó là chương trình tuyển chọn trên 1.000 sinh viên khá, giỏi bồi dưỡng thêm kiến thức cần bổ sung, đưa về cơ sở tiếp tục đào tạo qua thực tiễn. Lực lượng này không nhằm đáp ứng yêu cầu hiện tại mà là sự chuẩn bị đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong tương lai. Kết quả bước đầu đã có một số cán bộ trên dưới 30 tuổi được bố trí giữ chức Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường - xã - thị trấn, cá biệt có đồng chí được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND quận.

Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực của cơ quan hành chính, cơ quan chuyên môn của TP. Hồ Chí Minh và phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung và của TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Thành phố Hồ Chí Minh có kế hoạch tinh giảm biên chế từ nay đến năm 2021 sẽ giảm từ 1,5-2% biên chế công chức và số lượng người làm việc được giao.

Cụ thể, năm 2018 biên chế công chức dự kiến là 11.210 người, đến năm 2019 giảm còn 10.950 người (giảm 693 người). Từ giai đoạn 2019-2021, mỗi năm giảm 260 người. Đến năm 2021, biên chế công chức tại TP. Hồ Chí Minh dự kiến là 10.430 người. Riêng khối sự nghiệp, TP. Hồ Chí Minh sẽ đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp nhằm giảm số lượng người làm việc cho phù hợp với thực tế tại TP. Hồ Chí Minh nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu về giáo dục, y tế cho người dân thành phố trong tình hình mức độ gia tăng dân cao như hiện nay.

Thực hiện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức; tiến hành bồi dưỡng theo hướng chiến lược, đón đầu hướng tới mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Có sự chuẩn hóa trình độ cơng chức; phổ biến, tun truyền thực hiện chuẩn hóa về trình

độ cơng chức nhằm khuyến khích cơng chức tham gia các lớp bồi dưỡng để hồn thiện cả về kỹ năng nghiệp vụ lẫn trình độ lý luận. Tạo điều kiện cho các cán bộ công chức theo học các lớp bồi dưỡng bằng việc xen kẽ thời gian làm việc hợp lý hoặc bố trí người đảm nhiệm giúp cơng việc của cơng chức nhằm giúp cơng chức n tâm bồi dưỡng

Ngồi ra, thành phố Hồ Chí Minh có sự phân cơng, phối hợp trong thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức. Các cơ sở đào tạo chủ động xây dựng nội dung, chương trình đáp ứng yêu cầu thực tế, linh hoạt, hiệu quả. Thực hiện luân chuyển đưa giảng viên đi cơ sở làm việc, từ đó thu nạp thực tế về bổ sung cho bài giảng; luân chuyển cán bộ theo quy hoạch; liên kết bồi dưỡng trung hạn, dài hạn và hợp tác đào tạo tại nước ngoài.

Thành phố Đà Nẵng: Thành phố Đà Nẵng cũng xác định việc phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao là bước đột phá mang tính chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Để thực hiện mục tiêu trên, thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức. Biểu hiện bằng việc ban hành các Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (Đề án 47 - hỗ trợ đào tạo bậc đại học tại các cơ sở giáo dục trong và ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước cho học sinh các trường THPT, Đề án 922 - đào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ). Và phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức này tới những nhóm đối tượng liên quan. Mặt khác, thành phố cũng phổ biến những chính sách như tiếp nhận người tốt nghiệp đại học hệ chính quy (dưới 35 tuổi), có đủ tiêu chuẩn để đào tạo nguồn cán bộ cho chức danh Bí thư và Chủ tịch UBND phường, xã (Đề án 89) để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức phường, xã.

Từ năm 1997, sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đứng trước tình trạng thiếu hụt nguồn lực, nhất là nguồn lực trong khu vực công. Để giải quyết tình trạng này lãnh đạo thành phố đã ban hành và

triển khai kịp thời nhiều chính sách phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là chính sách thu hút, tuyển dụng, bố trí cán bộ có trình độ cao, sinh viên khá, giỏi vào làm việc; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cán bộ, công chức, viên chức.

Sau hơn 20 năm triển khai các chương trình, đề án phát triển nguồn nhân lực khu vực công, đến năm 2018, thành phố đã cử 647 lượt người đi đào tạo tại các trường đại học có chất lượng trong và ngồi nước; trong đó có 460 học viên đã kết thúc chương trình đào tạo và được bố trí cơng tác. Việc tiếp nhận, bố trí cơng tác cơ bản đã đáp ứng nhu cầu nhân lực của các cơ quan, đơn vị tại thành phố.

Đa phần học viên gắn bó, cam kết làm việc lâu dài và có khả năng tiếp cận cơng việc nhanh, hiệu quả tốt do được đào tạo bài bản, năng động và có tư duy đổi mới, giàu ý tưởng sáng tạo. Qua thực tế cơng tác, đã có 207 người được tuyển dụng công chức, viên chức, 88 người được kết nạp vào Đảng, 60 người được bổ nhiệm cán bộ quản lý (16 giữ chức vụ phó giám đốc sở hoặc tương đương trở lên và 44 trưởng, phó phịng).

Thời gian qua, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị và đạo đức đối với cán bộ quản lý, đội ngũ công chức, viên chức đã được các cấp, các ngành thường xuyên quan tâm và chọn cử đi học tập hằng năm; thành phố cũng đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho số cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt chuẩn tham gia học các lớp chuẩn hóa, nâng chuẩn. Việc cử đi đào tạo, bồi dưỡng sau đại học hoặc theo chương trình mục tiêu chủ yếu là các chức danh lãnh đạo, quản lý, trong diện kế cận, dự nguồn, có tuổi đời cịn trẻ, có phẩm chất đạo đức và có khả năng phát triển tốt đã mang lại kết quả tốt, rất đáng khích lệ.

Để xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất, năng lực thực sự ngang tầm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay,

thành phố tập trung thực hiện tốt các giải pháp cơ bản như: Tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ phù hợp với tình hình mới. Xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên gia giỏi trên nhiều lĩnh vực. Lấy đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm trọng tâm, cùng với việc bồi dưỡng về lý luận chính trị cần phải đặc biệt chú ý đến chất lượng chuyên môn, trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp theo đúng xu thế thế giới đương đại, tránh bị tụt hậu. Trang bị kiến thức tổng hợp về thể chế, hệ thống chính trị quốc tế và quốc gia, quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức, đối tác, về lịch sử, chính trị nội bộ, kinh tế, văn hóa - xã hội, tơn giáo…

Triển khai có hiệu quả Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030” (Đề án 1659); xác định đến năm 2030, có 35% cán bộ, cơng chức cấp tỉnh, cấp huyện ở địa phương (tập trung vào cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định và ngoại ngữ chuyên ngành, và các đề án của thành phố về tạo nguồn và phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố trong thời gian đến.

Trong đó, đặc biệt quan tâm các đề án phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý khu vực cơng như: Đề án một số cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý và thu hút, trọng dụng người có tài năng công tác trong khu vực công của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 (hiện nay đang được tập trung dự thảo và dự kiến sẽ ban hành trong quý 1- 2022); Đề án tạo nguồn và phát triển cán bộ nữ giữ các chức danh lãnh đạo quản lý đến năm 2025 và những năm tiếp theo (Đề án số 02-ĐA/TU ngày 20- 10-2021 của Ban Thường vụ Thành ủy)...

Bên cạnh đó Thành phố đã làm tốt công tác luân chuyển cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ trưởng thành trong thực tiễn. Những môi trường, điều kiện

làm việc khác nhau ở cơ sở giúp cho cán bộ phát huy được năng lực, sức sáng tạo. Đồng thời, tránh được tình trạng xa rời thực tiễn, nhất là với những cán bộ sau đó cơng tác ở các cơ quan tham mưu, hoạch định chính sách.

Ngồi ra, thành phố cũng cụ thể hóa những quy định về nội quy trong q trình thực hiện chính sách để giúp việc thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức rõ ràng, cơng khai, minh bạch và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)