Cải tiến công tác tổng kết, kiểm tra đánh giá chất lượng bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ (Trang 103 - 105)

3.2. Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức các cơ

3.2.5. Cải tiến công tác tổng kết, kiểm tra đánh giá chất lượng bồi dưỡng

Đa dạng hóa các loại hình và hình bồi dưỡng cho phù hợp: tập trung, tại chức, bồi dưỡng theo chuyên đề, tham quan thực tế, đẩy mạnh hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ công chức.

3.2.5. Cải tiến công tác tổng kết, kiểm tra đánh giá chất lượng bồi dưỡng dưỡng

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức thì việc kiểm tra, đánh giá công chức, này cũng cần phải được cải tiến trong xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá; Tổ chức triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá.

- Quy trình kiểm tra, đánh giá:

Trưởng đồn kiểm tra giải thích cho người kiểm tra và người bị kiểm tra hiểu rõ mục đích, yêu cầu của kế hoạch kiểm tra để họ có ý thức sẵn sàng trong việc thực hiện, đồng thời làm rõ “Ai chỉ huy, ai kiểm tra, bao giờ kiểm tra, kiểm tra như thế nào”.

Tổ chức thảo luận các biện pháp để thực hiện kế hoạch (thực hiện các biện pháp nào, thực hiện như thế nào, bằng phương tiện nào).

Sắp xếp bố trí phân cơng, phối hợp ra sao trong lực lượng kiểm tra. Nói rõ trách nhiệm, quyền hạn từng thành viên trong lực lượng kiểm tra.

Định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc.

- Xây dựng lực lượng kiểm tra, đánh giá

Lực lượng kiểm tra có ý nghĩa quyết định chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra. Yêu cầu của việc xây dựng lực lượng kiểm tra: Tiêu chuẩn

về năng lực thực tiễn, yêu cầu về trình độ đào tạo. Tiêu chuẩn 1 là năng lực thực tiễn (Nắm được chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm được các ngun tắc, chế độ, quy định trong cơng tác, có kiến thức chuyên mơn nghiệp vụ của đối tượng kiểm tra; có nghiệp vụ kiểm tra, có năng lực phân tích tổng hợp, đánh giá công tác nâng cao chất lượng công chức, định hướng cho người được kiểm tra sửa sai như thế nào). Tiêu chuẩn 2 về trình độ đào tạo (Tốt nghiệp đại học, có phẩm chất chính trị tốt, trung thực, cơng minh, có ít nhất 01 năm tham gia cơng tác thanh tra, đã được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về nghiệp vụ kiểm tra). Tiêu chuẩn 3 về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (đối với kiểm tra quản lí cần bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí cho kiểm tra viên).

- Xác định tiêu chí kiểm tra: Khi sử dụng tiêu chí kiểm tra, đánh giá phải

có sự nhất quán trong việc sử dụng tiêu chí, cụ thể là người kiểm tra và đối tượng kiểm tra phải thống nhất cách hiểu về nội hàm của các tiêu chí.

Cần chú ý cơng tác lưu trữ các thông tin về hoạt động kiểm tra bằng hồ sơ kiểm tra (đảm bảo các yêu cầu của hồ sơ kiểm tra: tính chính xác, khách quan, tính tồn diện, tính rõ ràng, cụ thể, tính nhân văn).

Cơ quan kiểm tra đánh giá hoạt động của cán bộ; thực hiện đúng quy trình, nội dung kiểm tra, đánh giá. Sau khi kiểm tra, cần sơ kết đợt kiểm tra. Kết quả kiểm tra, đánh giá được gắn kết với việc cử cán bộ đi bồi dưỡng. Các kết luận kiểm tra là cơ sở cho UBND tỉnh Phú Thọ ra các quyết định điều chỉnh quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật để nâng cao chất lượng công chức.

Việc thống nhất tiêu chí kiểm tra, đánh giá không chỉ thống nhất về nội dung mà còn phải thống nhất cả về quan điểm sử dụng chuẩn và phương thức thực hiện chuẩn kiểm tra, đánh giá đối vơi từng đối tượng trong từng điều kiện khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)