Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ (Trang 91 - 94)

2.3. Nhận xét chung về kết quả thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức các cơ

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Những tồn tại hạn chế nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:

- Các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng công chức chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị, nhiệm vụ của hoạt động bồi dưỡng đối với đội ngũ công chức trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi cơng vụ. Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận công chức về trách nhiệm tự học, học tập suốt đời, nỗ lực nâng cao năng lực thực thi công vụ; năng lực làm việc của đội ngũ công chức vẫn cịn hạn chế. Đồng thời, các cơ chế chính sách với mục đích nhằm hỗ trợ cũng như khuyến khích đội ngũ cán bộ tích cực tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng một phần còn thiếu hoặc chưa phù hợp với

điều kiện thực tế làm giảm động lực thôi thúc cán bộ công chức đạt đươc các mục tiêu của chính sách.

- Một bộ phận cơng chức vẫn cịn yếu về năng lực tổ chức triển khai thực hiện chính sách. Một số cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ được tầm quan trọng của chính sách, chưa quan tâm sâu sát trong cơng tác lập kế hoạch, chưa căn cứ vào nhu cầu bồi dưỡng của công chức, chưa thật sự bám sát vào yêu cầu thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của công chức tại các cơ quan chuyên môn.

- Trong thời gian qua công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng công chức cịn bị bng lỏng, chưa nghiêm dẫn đến việc chương trình, nội dung bồi dưỡng bị trùng lặp về kiến thức, một số cơng chức tham gia các lớp học cịn thật sự chưa nghiêm túc, đi học theo kiểu điểm danh chiếu lệ.... Đội ngũ giảng viên vẫn còn thiếu và yếu về kiến thức thực tiễn về lĩnh vực công tác của người cần được bồi dưỡng, chưa có phương pháp trao đổi thực sự hiệu quả về kiến thức, kỹ năng để người học có thể tiếp thu nội dung kiến thức bồi dưỡng một cách hiệu quả nhất.

Tiểu kết chương 2

Vận dụng những nội dung mang tính lý luận về vấn đề đã nghiên cứu ở chương 1, qua chương 2 học viên đã tập trung nghiên cứu thực trạng việc tổ chức thực hiện chính sách BDCC từ thực tiễn các cơ quan chuyên môn tỉnh Phú Thọ. Từ việc làm rõ được thực trạng số lượng và chất lượng đội ngũ công chức trên địa bàn nghiên cứu; thực trạng các bước trong tổ chức thực hiện chính sách từ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, phân công phối hợp, phổ biến tuyên truyền đến duy trì, điều chỉnh, đơn đốc nhắc nhở, tổng kết đánh giá chính sách. Làm rõ về thực trạng các chủ thể tham gia tổ chức triển khai thực hiện chính sách; phân tích kết quả thực hiện chính sách BDCC.

Từ những kết quả thu được trong quá trình phát phiếu điều tra khảo sát cũng như phỏng vấn sâu, học viên đã đưa ra những phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được trong q trình tổ chức thực hiện chính sách. Học viên đã làm rõ những mặt đã đạt được, đồng thời đã chỉ ra được những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách.

Qua đó, những nội dung học viên đã nêu ra trong chương 2 làm căn cứ đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện thực hiện chính sách BDCC từ thực tiễn các cơ quan chuyên môn tỉnh Phú Thọ

CHƯƠNG 3

MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ (Trang 91 - 94)