Đổi mới tư duy và nhận thức về công tác đào tạo,bồi dưỡngcông chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ (Trang 105 - 107)

3.2. Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức các cơ

3.2.6. Đổi mới tư duy và nhận thức về công tác đào tạo,bồi dưỡngcông chức

công chức trong điều kiện mới

Đứng trước sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứt tư cùng với trào lưu chuyển đổi số của các quốc gia trên thế giới. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã chỉ ra chính sách phát triển nguồn nhân lực một cách cụ thể: “Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; lấy đánh giá của doanh nghiệp làm thước đo cho chất lượng đào tạo của các trường đại học trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin. Khuyến khích các mơ hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số”. Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: “Thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo... Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc”(1). Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên Liên minh Viễn thơng Quốc tế (tháng 10/2020), Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh: “Chuyển đổi số đã trở thành xu thế không thể đảo ngược, mở ra cho mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân cơ hội phát triển chưa từng có, gắn với đó là những thách thức và yêu cầu phải tự điều chỉnh”.

Mục tiêu cơ bản đến năm 2025 là: phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, trong đó 80% dịch vụ cơng trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động, 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ cơng việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); phát triển kinh tế số,

nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó kinh tế số chiếm 20% GDP, Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về cơng nghệ thơng tin, trong đó giáo dục và đào tạo là một trong tám lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong triển khai thực hiện chuyển đổi số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức (CBCCVC) có vai trị quan trọng, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả, hiệu lực thực thi công vụ thông qua việc trang bị kiến thức, kỹ năng, cách thức hoạt động công vụ cũng như giáo dục ý thức, trách nhiệm và thái độ trong thực hiện công việc. Chuyển đổi số sẽ thay đổi cách thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng truyền thống chuyển sang ứng dụng triệt để công nghệ thông tin. Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số là tất yếu khách quan, vấn đề cấp bách trong quản trị khu vực cơng nói chung và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC nói riêng. Chuyển đổi số trong đào tạo, bồi dưỡng mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, số lượng người học tiếp cận được nhiều hơn và ở những không gian, thời gian khác nhau. Chuyển đổi số cũng giúp cho lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thơng suốt kịp thời. Qua đó, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo tính cạnh tranh và nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Trong bối cảnh đó, UBND tỉnh Phú Thọ cần thay đổi tư duy và nhận thức trong tất cả các nội dung và hoạt động quản lý công chức theo hướng gắn với năng lực, lấy năng lực làm trọng tâm. Muốn sản phẩm đầu ra của ĐTBD là những CBCC có năng lực, có khả năng thực thi cơng vụ hiệu quả, địi hỏi khơng chỉ quan tâm đến những yếu tố kỹ thuật trong quá trình ĐTBD, như chương trình, giảng viên, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất… mà còn phải rất chú trọng đến thay đổi tư duy và nhận thức đối với tất cả các nội dung và hoạt động của quản lý CBCC, từ tuyển dụng, sử dụng, đánh giá… đến trả lương đều phải theo năng lực, lấy năng lực làm trọng tâm. Điều này sẽ giúp

cho năng lực hình thành và phát triển trong quá trình ĐTBD được phát huy trong thực tiễn thực thi công vụ, giúp mang lại kết quả cao.

Những CBCC có năng lực được đánh giá đúng và chính xác; những đóng góp của họ cho tổ chức được ghi nhận xứng đáng, những kết quả họ tạo ra được trả lương tương xứng sẽ là một nguồn động viên, khích lệ to lớn đối với CBCC. Sự động viên, khích lệ đó sẽ giúp CBCC có thêm động lực và sự cam kết để ngày càng tạo ra kết quả lao động cao hơn trong cơng vụ.

Chính vì vậy, để ĐTBD theo năng lực được thực hiện thành công trong thực tiễn, tất cả các cơ quan quản lý, sử dụng CBCC và đội ngũ CBCC đều cần nâng cao nhận thức để sớm chuyển từ tư duy trọng bằng cấp sang tư duy trọng năng lực; từ tư duy lấy “con người” sang tư duy lấy “công việc” làm trọng tâm. Điều này có thể thực hiện được thông qua việc giáo dục, tuyên truyền, xây dựng mơi trường văn hóa cơng vụ đề cao kết quả, năng lực thực thi công việc.

Bên cạnh đó, những nội dung quản lý CBCC theo năng lực cần được thể chế hố bằng các quy định của pháp luật. Thơng qua việc thực hiện các quy định này, các tổ chức và cá nhân CBCC sẽ dần hình thành thói quen và văn hóa ứng xử tập trung vào năng lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh phú thọ (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)