Các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến thực hiện thủ tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại trung tâm hành chính công huyện quảng điển, tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 61)

thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở huyện Quảng Điền

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Tình hình - Vị trí địa lý: Quảng Điền là huyện đồng bằng ven biển nằm về phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 15km. Tồn huyện có 10 xã và 01 thị trấn, trong đó có 02 xã ven biển. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 16.304,54 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 8.159,73 ha, chiếm 50%; diện tích đất phi nơng nghiệp 7.757,18 ha, chiếm 47,6%; đất chưa sử dụng 387,63 ha, chiếm 2,4%. Dân số trung bình 80.350 người, mật độ dân số 493 người/km2.

- Địa hình: Huyện Quảng Điền phần lớn diện tích thuộc địa bàn thấp

trũng và phân thành 3 vùng: Vùng trọng điểm lúa thuộc lưu vực sông Bồ; vùng đất cát nội đồng và vùng đầm phá ven biển. Tổng chiều dài bờ biển 11 km và vùng đầm phá rộng lớn với diện tích mặt nước 2.292 ha

- Khí hậu: Quảng Điền thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm được chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau. Tháng 10-11 mưa lớn thường kéo theo lũ lụt, bão, lốc và áp thấp nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 250C, nhiệt độ lúc cao nhất là 39,90C và lúc thấp nhất 8,80C.

Các đặc điểm tự nhiên như trên đã gây khó khăn, ảnh hưởng lớn cho sản xuất và đời sống, đặc biệt là địa hình chưa thật sự thuận lợi cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Quảng Điền

2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - Giai đoạn 2010-2015

Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất (GO), bình quân đạt 14,35% (chỉ tiêu kế hoạch tăng 17-18%), tăng hơn năm 2005 là 3,45%. Cơ cấu ngành nghề trong nông nghiệp nông thôn có thay đổi, lao động trong nơng nghiệp giảm từ 59,9% xuống còn 48%; lao động các ngành nghề, dịch vụ tăng từ 40,1% lên 52%, Thu nhập bình quân đầu người đạt 14 triệu đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2009 (chỉ tiêu kế hoạch 13 triệu đồng).

- Giai đoạn 2015-2020

Giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 640.940 triệu đồng (theo giá so sánh 2000); năm 2015: 843.600 triệu đồng, tăng 1,96 lần so với năm 2020.

Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất (GO) bình quân (giai đoạn 2015- 2020) đạt 11%. Trong đó: Nơng-lâm-ngư nghiệp tăng 6,7%; công nghiệp - xây dựng tăng 9,9%; dịch vụ tăng 18,5%. Cơ cấu lao động trong nông nghiệp chiếm 40%; lao động công nghiệp-xây dựng 22%; lao động dịch vụ 38%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 25,1 triệu đồng.

Giá trị sản xuất nơng nghiệp bình quân hàng năm đạt 667.000 triệu đồng (theo giá so sánh 2020), tăng 6,7% so với năm 2015;

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ bình quân hàng năm đạt 514.500 triệu đồng, tăng bình quân 18,5%/năm; Một số lĩnh vực phát triển mạnh như: dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ phục vụ sinh hoạt, dịch vụ sửa chữa điện-điện tử,... Mạng lưới thương mại-dịch vụ được củng cố và phát triển, cơ sở vật chất được đầu tư.

Giá trị sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp-xây dựng bình qn đạt 222.700 triệu đồng, tăng bình quân 9,9%/năm; giá hiện hành 265.800 triệu đồng. Một số ngành sản xuất tăng trưởng đạt khá như: Khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ, may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm,...

Thu ngân sách trên địa bàn bình quân hàng năm đạt 37,2 tỷ đồng, tăng bình quân 15,9%/năm. Cơ cấu các khoản thu từ thuế, các loại phí và nguồn thu khác đã từng bước vững chắc, ổn định.

2.1.2.2. Về phát triển văn hóa - xã hội

- Phong trào "Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa" được đẩy mạnh và từng bước đi vào chiều sâu. Tính đến cuối năm 2020, tồn huyện có 95,5% thơn; 89,2% cơ quan, trường học; trên 92,8% gia đình đạt chuẩn văn hố. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các lễ hội truyền thống được phát huy, đã tổ chức thành cơng 04 kỳ lễ hội "Sóng nước Tam Giang".

Một số thiết chế văn hóa được đầu tư và xây dựng, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tồn huyện có 10 di tích lịch sử văn hóa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh cơng nhận là di tích cấp Quốc gia, cấp tỉnh.

- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo có bước phát triển cả về quy mơ số lượng và chất lượng, qua đó đã góp phần quan trọng vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực.

Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến nay, trên địa bàn huyện có 11/11 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS.

- Cơng tác y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và bảo vệ, giáo dục trẻ em tiếp tục được quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực, đã chủ động kiểm sốt và khống chế dịch bệnh lớn đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 xảy ra trên địa bàn. [11, 35]

2.1.2.3. Tình hình nơng dân, nông thôn ở huyện Quảng Điền

- Kinh tế nông thôn từng bước chuyển dịch đúng hướng. kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được đầu tư đồng bộ. Tính đến năm 2020,

100% đường đến các xã đã nhựa hố, hệ thống điện và nước sạch đã phủ kín địa bàn phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

- Dân số khu vực nơng thơn 73.161 người, chiếm 88%. Trong đó có: 40.120 người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, chiếm 54,8% số nhân khẩu. Cơ cấu lao động nơng thơn từng bước chuyển dịch tích cực từ nơng nghiệp, ngư nghiệp sang ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Trình độ văn hố và kỹ năng sản xuất của lao động nơng thơn có nhiều tiến bộ, Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn của huyện 3,86%, thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo khu vực nơng thơn của tồn tỉnh 3,77% (tỷ lệ hộ nghèo khu vực nơng thơn của tồn tỉnh 7,63%).

Với vị trí địa lý nằm cách trung tâm thành phố Huế 15km, là huyện đã hồn thành chương trình xây dựng nơng thơn mới của tỉnh Thừa Thiên Huế (đang trình Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình Thủ trướng Chính phủ cơng nhận) là một đô thị vệ tinh của tỉnh Thừa Thiên Huế đang trong quá trình hình thành và phát triển và hiện đang nhận được sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư vào 02 Khu công nghiệp Quảng Vinh và Khu cơng nghiệp Bắc An gia (hiện đang trình UBND tỉnh bổ sung kế hoạch sử dụng đất để hình thành Khu cơng nghiệp Quảng Lợi). Bên cạnh đó là một huyện được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chọn làm huyện điểm văn hóa của tỉnh với việc tổ chức thành cơng 4 kỳ Lễ hội “Sóng nước Tam Giang“ nằm trong chuỗi hoạt động Festival Huế với nhiều di tích lịch sử cấp Quốc gia, cấp tỉnh. Với những lợi thế vị trí địa lý, sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội,... của huyện Quảng Điền cho thấy những thách thức nhưng cũng là những thuận lợi và tác động mạnh mẽ đến công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa cửa liên thơng nói riêng. Xác định cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách và thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng là chìa khóa quan trọng để “mở cửa” thu hút đầu tư nhiều năm nay huyện đã coi cơng tác cải cách hành

chính (CCHC) là một trong những ưu tiên hàng đầu, là khâu đột phá trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Từ quyết tâm đi đầu trong CCHC với đột phá là cải cách TTHC, huyện đã nỗ lực tạo môi trường, hành lang thơng thống trong thu hút đầu tư, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp phát triển dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần đưa kinh tế - xã hội của huyện ngày càng phát triển.

Cải cách THCC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông muốn đạt hiệu quả phải chịu sự tác động nhất định của các yếu tố vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội,... và phản ánh đúng đắn nhu cầu của người dân và các tổ chức ở địa phương về mức sống, tâm lý văn hóa, cũng như tác động mạnh mẽ đến cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi cơng vụ chun nghiệp hơn, hiện đại hơn, đặc biệt là các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương. Nhận thức nghiêm túc, đầy đủ, toàn diện lợi thế về các yếu tố địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội,... xác định những điểm đặc thù riêng của địa phương sẽ giúp xác định mục tiêu phù hợp, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng kế hoạch cải cách hành chính phù hợp, xác định cách thức, lộ trình thực hiện các mục tiêu CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng… do đó, địi hỏi cấp ủy, chính quyền phải giải quyết hài hịa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội với cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa cửa liên thơng nói riêng. [34, 35]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại trung tâm hành chính công huyện quảng điển, tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)