Diện tích canh tác và sản lượng lúa giai đoạn 2005-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức độ hợp tác của các hộ nông dân đối với công ty trong chuỗi cung ứng gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ quế lâm (Trang 28 - 36)

( Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2016 )

Nhìn trên hình 1.8, ta có thể thấy rằng, diện tích canh tác và sản lượng lúa giai đoạn 2005-2015 có sự tăng trưởng khá mạnh mẽ. Khi diện tích tăng khoảng 700 nghìn ha trong vịng 10 năm thì sản lượng lúa đã tăng lên khoảng 10.000 nghìn tấn. Về năng suất, trung bình giai đoạn 2005-2015 Việt Nam đạt gần 5,4 tấn/ha, cao hơn nhiều so với các nước trồng lúa khác.Điều đó có thể thấy ngành lúa gạo của Việt Nam đang trong thời kì phát triển. Tuy nhiên, rất khó để chúng ta có thể là một nước vừa dẫn đầu

về số lượng sản xuất gạo, vừa dẫn đầu về chất lượng gạo.( Nguồn: Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo- TS Nguyễn Đình Cung ).

1.2.1.2 Khái quát về nông nghiệp hữu cơ và gạo hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ ( NNHC ) là một hệ thống nơng nghiệp trong đó từ chối sử dụng các loại phân bón vơ cơ, thuốc bảo vệ thực vật, các chất kích thích để tăng trưởng và cây trồng biến đổi gen. Hệ canh tác này hướng vào sử dụng phân bón hữu cơ, làm cỏ bằng cơ giới và quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học. Khi chúng ta cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng ở dạng hữu cơ, các chất này phải được chuyển hóa thành dạng vơ cơ trước khi cây trồng có thể hút được.

Đặc điểm cơ bản của nông nghiệp hữu cơ:

+ Cung cấp các chất dinh dưỡng một cách gián tiếp từ các hợp chất khó sử dụng/khó tan nhờ tác động của vi sinh vật hoặc các chất dinh dưỡng từ đất, khoáng, phù sa..

+ Đạm được cung cấp nhờ cây bộ đậu thơng qua q trình cố định đạm và phân giải chất hữu cơ

+ Phịng trừ cỏ dại, sâu bệnh chủ yếu nhờ luân canh cây trồng, thiên địch, thuốc BVTV sinh học và giống kháng.

+ Bảo tồn thế giới tự nhiên

+ Cốt lõi của nơng nghiệp hữu cơ là đảm bảo tính bền vững của cả hệ thống

( Nguồn:http://www.cdc.org.vn/tin-tuc/tin-tuc-su-kien/loi-ich-cua-nong-nghiep-huu-co)

Nông sản hữu cơ

Theo USDA, nông sản hữu cơ là nông sản được nuôi trồng, bảo quản và chế biến trong điều kiện khơng dùng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, cơng nghệ hóa học và phóng xạ hóa học. Hữu cơ cũng là cách tốt nhất để đảm bảo thực phẩm sạch, có chất lượng tốt và giá trị dinh dưỡng cao. Hữu cơ hóa thực phẩm cũng góp phần đảm bảo vệ sinh thái mơi trường.

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, khơng sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu diệt cỏ;

nơng nghiệp hữu cơ giúp giữ độ phì nhiêu cho đất, bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho con người và vật nuôi.

Gạo hữu cơ

Gạo hữu cơ được trồng theo phương pháp tự nhiên, sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh, không sử dụng thuốc trừ sâu. Tập trung theo từng vùng quy hoạch sản xuất để giảm thiểu sâu bệnh gây hại cho lúa. Lúa hữu cơ được trồng ở vùng đất sạch, khơng dư lượng hóa chất, không ô nhiễm, không bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, các nguồn ô nhiễm khác, ruộng sử dụng phân bón hóa học lâu năm phải được xử lý bằng cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh ít nhất 03 vụ liên tiếp.

Gạo hữu cơ là sản phẩm được Mỹ và Châu Âu cấp giấy chứng nhận là thực phẩm sạch 100% không bị biến đổi gen, không sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng chất tẩy trắng, chất tạo màu – hương thơm, không sử dụng chất bảo quản và đặc biệt có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Vì vậy,gạo hữu cơrất được nhiều khách hàng ưa chuộng, không chỉ người tiêu dùng Việt Nam mà có cả Hoa Kỳ và Châu Âu. Gạo hữu cơ đã được kiểm nghiệm và chứng nhận về mức độ an tồn tuyệt đối có lợi cho xuất khỏe đối với người tiêu dùng.

( Nguồn: http://gaovietco.com )

1.2.1.3 Thực tiễn vấn đề tiêu dùng gạo hữu cơ ở các nước trên thế giới và Việt Nam

Các nước trên thế giới

- Ở Mỹ, các báo cáo gần đây cho thấy, người tiêu dùng Mỹ gia tăng tiêu thụ gạo hữu cơ quá nhanh với con số tăng hàng năm, lên đến hàng chục ngàn tấn, vẫn không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Không thể sản xuất đủ, Mỹ phải nhập hàng ngàn tấn gạo từ các nước Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan về phục vụ người dân trong nước. Giống lúa gạo hữu cơ được người Mỹ ưa chuộng nhất hiện nay là các giống lúa gạo thơm được nhập từ các nước như: gạo của giống lúa Jasmine (Thái Lan), gạo của giống lúa Basmati (Ấn Độ và Pakistan).

- Ở Nhật, việc sản xuất lúa gạo hữu cơ là khá phổ biến. Người dân Nhật chủ yếu sử dụng lúa gạo hữu cơ hằng ngày trong tất cả các bữa ăn của họ. Tất cả các sản phẩm

lúa gạo hữu cơ ở Nhật đều được kiểm soát chặt chẽ và muốn tiêu thụ được trên thị trường phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

- Ở Thái, gạo Jasmine hữu cơ (Organic Jasmine Rice) là một sản phẩm có giá trị nhất hiện nay và để phân biệt với các loại gạo Jasmine của các nước khác, người Thái đã đổi thành Thai Hom Mali Rice. Trung bình mỗi năm, loại gạo Thai Hom Mali Rice xuất ra thị trường thế giới mang về số ngoại tệ lên đến 850-900 triệu USD. Gạo Thai Hom Mali Rice đã được nhiều nước nhập khẩu trên thế giới đặt tên là “ loại gạo ngọt ngào nhất trên thế giới hiện nay”.

- Ở Ấn Độ, gạo hữu cơ được sản xuất bằng giống lúa Basmati thơm, ngon nổi tiếng. Loại gạo này được sản xuất hồn tồn khơng sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.Mỗi năm, Ấn Độ gieo trồng hàng chục ngàn ha giống lúa Basmati hữu cơ để xuất khẩu theo đơn đặt hàng của một số quốc gia trên thế giới.

( Nguồn: Xu thế và tình hình sản xuất lúa gạo hữu cơ hiện nay- Dỗn Trí Tuệ ).

Ở Việt Nam

- Sản xuất và tiêu dùng lúa gạo hữu cơ đã và đang tăng mạnh do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng lớn, mặc dù giá của các sản phẩm gạo hữu cơ rất cao so với các loại gạo thông thường khác (giá gạo hữu cơ hiện tại ở Việt Nam dao động từ 40-70 ngàn đồng/kg tùy theo chất lượng thơm, ngon, dẻo khác nhau).

- Trong tương lai, khi nhu cầu kinh tế ngày càng phát triển và chất lượng cuộc sống của người dân ngày một tăng lên, gạo hữu cơ sẽ được dùng phổ biến hơn trong các bữa ăn của người dân Việt Nam nhằm nâng cao và bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, nhất là trong thời kì thực phẩm bẩn đang lan rộng và phát triển với tốc độ chóng mặt.

1.2.2 Bình luận các bài nghiên cứu liên quan 1.2.2.1 Nghiên cứu của Huỳnh Thị Thu Sương

Huỳnh Thị Thu Sương đã nghiên cứu về đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng gỗ, trường hợp nghiên cứu: Vùng Đông Nam Bộ”. Dựa trên việc thu thập thơng tin bằng phương pháp định tính cũng như tham khảo các nghiên cứu liên quan, tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu ban đầu gồm 8 nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác chuỗi cung ứng: mức độ tín nhiệm, quyền lực, tần suất giao dịch, mức độ thuần thục trong giao dịch, khoảng cách, văn hóa hợp tác, chiến

lược và chính sách của Chính phủ nhằm đưa vào nghiên cứu trong mơ hình chuỗi cung ứng đồ gỗ tại miền Đông Nam Bộ nhằm nghiên cứu hàn lâm lặp lại kết hợp nghiên cứu ứng dụng với mong muốn tìm ra một mơ hình phù hợp với điều kiện kinh doanh còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam.

Thực hiên phương pháp phân tích nhân tố khám phá ( EFA ), cho ra 7 nhân tố với tổng phương sai trích được là 77, 708% nghĩa là 7 nhân tố trích được giải thích được 77,708% hợp tác chuỗi cung ứng, còn lại là 20,292% là các nhân tố khác chưa được xem xét đến giải thích cho vấn đề hợp tác trong chuỗi cung ứng. 7 nhân tố đó là: mức độ tín nhiệm, quyền lực, tần suất giao dịch, mức độ thuần thục trong giao dịch, văn hóa hợp tác, chiên lược và các chính sách của Chính phủ, trong đó thang đo mức độ tín nhiệm là cao nhất với độ tin cậy ( Alpha ) là 0,897.

Qua bài nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng cũng như tầm quan trọng của việc liên kết các nhân tố đó trong chuỗi cung ứng.

1.2.2.2 Cơng trình nghiên cứu của Handfield và Bechtel

Khi nghiên cứu về “ Vai trị của sự tín nhiệm và mức độ quan hệ trong việc cải tiến trách nhiệm chuỗi cung ứng”, Handfield và Bechtel đã đưa ra mơ hình gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề này, đó là: cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, hợp đồng, sự phụ thuộc vào con người, mức độ tín nhiệm và mức độ đáp ứng.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ tín nhiệm ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thành viên trong chuỗi cung ứng. Tác giả chỉ ra rằng trong nhiều trường hợp khi cầu vượt quá khả năng cung ứng của nhà cung cấp, sự khan hiếm xảy ra và khi đó sự hợp tác để xây dựng lịng tin- sự tín nhiệm trong mối quan hệ chuỗi cung có thể cải tiến được trách nhiệm của nhà cung cấp và nâng cao sự hợp tác trong chuỗi cung ứng.

1.2.2.3 Cơng trình nghiên cứu của Backtrand

Backtrand đã nghiên cứu về vấn đề: “ Các mức độ tương tác trong các quan hệ chuỗi cung ứng”. Trong quá trình nghiên cứu, Backtrand đã đi vào nghiên cứu 2 nội dung lớn:

+ Các nền tảng trong chuỗi cung ứng: các vấn đề trong chuỗi cung ứng, sự tương tác trong chuỗi cung ứng và mức độ tương tác của chuỗi cung ứng.

+ Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tương tác trong chuỗi cung ứng

Sau khi đưa ra các lập luận, so sánh và tổng kết các lý thuyết đã được công bố của Handfield, Lambert, Harland, Menzent, tác giả nghiên cứu- Backtrand đã đưa ra được 5 nhân tố ảnh hưởng đến các mức độ tương tác trong các quan hệ chuỗi cung ứng, đó là: tín nhiệm, quyền lực, khung thời gian, mức độ thuần thục và tần suất giao dịch.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế hợp tác trong chuỗi cung ứng gạohữu cơ Quế Lâm và mơ hình nghiên cứu đề xuất hữu cơ Quế Lâm và mơ hình nghiên cứu đề xuất

1.2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế hợp tác trong chuỗi cung ứng gạo hữu cơ Quê Lâm

Từ việc tham khảo các bài nghiên cứu của các tác giả, ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng họ đều sử dụng thang đo Likert để đánh giá các nhân tố trong bài nghiên cứu của mình. Trong quá trình nghiên cứu, phỏng vấn các hộ gia đình, tất cả đều đề cập đến các yếu tố như: niềm tin, nguồn nhân lực, hợp đồng, sự phụ thuộc vào người mua, sự tín nhiệm, chính sách của cơng ty.

Mục tiêu của nghiên cứu này là đi sâu tìm hiểu mức độ hợp tác của các hộ gia đình trồng lúa đối với Cơng ty, đi sâu nghiên cứu vì sao các hộ nơng dân lại liên kết, hợp tác với công ty trong việc sản xuất và cung ứng gạo hữu cơ ra thị trường.

Niềm tin

Cốt lõi của việc hợp tác lâu dài và mang lại hiệu quả cho cả hai bên chính là niềm tin và sự tin tưởng lẫn nhau. Khơng một mối quan hệ nào có thể duy trì lâu dài nếu 2 bên khơng có sự tin tưởng mà ln nghi ngờ, dè chừng nhau. Khi được hỏi về niềm tin của mình đối với cơng ty thì đa phần các hộ nơng dân đều nhắc đến các vấn đề như:

+ Công ty ln có những chính sách, những buổi tập huấn cho nông dân để họ hiểu hơn về nơng nghiệp hữu cơ nói chung và gạo hữu cơ nói riêng.

+ Cơng ty cam kết bao tiêu cho nơng dân, đây là một điều tạo nên cơ sở để cho các hộ nông dân an tâm hơn trong việc sản xuất của mình.

+ Phía cơng ty tin tưởng người nông dân có thể làm được và phía nơng dân tin tưởng cơng ty có một thị trường tiêu thụ sản phẩm gạo ổn định, đảm bảo thu nhập cho người những người nông dân.

Nguồn nhân lực

Con người là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, tổ chức. Con người giúp xây dựng nên nhiều mối quan hệ, giúp gắn kết doanh nghiệp với nhân viên, với khách hàng một cách hiệu quả. Khi tiến hành đều ra về mức độ quan tâm của công ty đối với các hộ nông dân, đa phần họ đều đề cập đến:

+ Các kinh nghiệm của đội ngũ quản lý cũng như sự quan tâm của họ đến những người nông dân

+ Công nhân viên lao động

Hợp đồng

Các mối quan hệ có thể dựa trên sự tin tưởng, nhưng về lâu dài để đảm bảo sự tin tưởng một cách an toàn nhất thì sự tồn tại của hợp đồng là điểu cần thiết. Khi hợp đồng được thiết lập, nó đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Đối với các nông hộ khi hợp tác với công ty,điều mà họ quan tâm nhất trong hợp đồng là:

+ Thời gian kí kết

+ Nội dung ch tiết các thỏa thuận sâu trong hợp đồng

Sự phụ thuộc vào người mua

Đây là quan hệ người bán- người mua, ba yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc nhận thức mức độ phụ thuộc bao gồm tầm quan trọng của tài ngun, mức độ các nhóm lợi ích, và mức độ thay thế. Đối với các nông hộ khi nhắc đến vấn đề này, đa phần họ đều đề cập đến:

+ Phụ thuộc vào nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp + Phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ

Sự tín nhiệm

Đây là một điều quan trọng trong bất kì một mối quan hệ nào, mức độ tín nhiệm càng cao thì khả năng hợp tác càng phát triển và mối quan hệ giữa các bên càng bền chặt.

Chính sách của cơng ty

Chính sách là một trong các chiến lược hoạt động của cơng ty, nó giúp cơng ty duy trì và phát triển mối quan hệ với các nhà cung ứng. Có thể đề cập đến các chính sách như: chính sách mua các sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 10-15%, các chính sách khuyến khích, khen thưởng…

1.2.3.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Mơ hình nghiên cứu đề xuất của bài dựa trên mơ hình nghiên cứu của Handfield và Bechtel ( 2002 ).

Sơ đồ 1.1: So sánh mơ hình nghiên cứu

( Nguồn: Nghiên cứu lặp lại dựa vào việc tổng hợp và kế thừa từ các cơng trình đã cơng bố )

Sự đáp ứng Mức độ tín nhiệm Sự phụ thuộc người mua Hợp đồng Niềm tin Nguồn nhân lực Cơ sở vật chất Mức độ hợp tác của các nơng hộ Chính sách của cơng ty Sự tín nhiệm Sự phụ thuộc người mua Hợp đồng Nguồn nhân lực

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỢP TÁC CỦA CÁC NHÀ CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÔNG TY TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

GẠO HỮU CƠ

2.1 Tổng quan về công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tập Đồn Quế Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức độ hợp tác của các hộ nông dân đối với công ty trong chuỗi cung ứng gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ quế lâm (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)