Chuỗi giá trị chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức độ hợp tác của các hộ nông dân đối với công ty trong chuỗi cung ứng gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ quế lâm (Trang 25 - 27)

( Nguồn: Ths Nguyễn Cơng Bình (2008), Quản trị chuỗi cung ứng, NXB Thống Kê )

+ Hậu cần đến ( inbound logistics ): Những hoạt động này liên quan đến việc nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên vật liệu, kho bãi,kiểm sốt tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp.

+ Sản xuất: Các họat động tương ứng với việc chuyển đổi đầu vào thành sản phẩm hồn thành, chẳng hạn như gia cơng cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn và quản lý cơ sở vật chất.

+ Hậu cần ra ngoài (outbound logistics): Đây là những hoạt động kết hợp với việc thu thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua, chẳng hạn như quản lý kho bãi cho sản phẩm hoàn thành, quản trị nguyên vật liệu, quản lý phương tiện vận tải, xử lý đơn hàng và lên lịch trình-kế hoạch.

+ Marketing và bán hàng: Những hoạt động này liên quan đến việc quảng cáo, khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh và định giá.

+ Dịch vụ khách hàng: Các hoạt động liên quan đến việc cung câp dịch vụ nhằm gia tăng hoặc duy trì giá trị của sản phẩm, chẳng hạn như cài đặt, sửa chữa và bảo trì, đào tạo, cung cấp thiết bị thay thế và điều chỉnh sản phẩm.

Các hoạt động bổ trợ được nhóm thành bốn loại:

+ Thu mua: Thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng trong chuỗi giá trị của công ty. Việc này bao gồm nguyên vật liệu, nhà cung

cấp và các thiết bị khác cũng như tài sản chẳng hạn như máy móc, thiết bị thí nghiệm, các dụng cụ văn phòng và nhà xưởng.

+ Phát triển cơng nghệ: “Cơng nghệ” có ý nghĩa rất rộng trong bối cảnh này, vì theo quan điểm của Porter thì mọi họat động đều gắn liền với cơng nghệ, có thể là bí quyết, các quy trình thủ tục hoặc cơng nghệđược sử dụng trong tiến trình hoặc thiết kế sản phẩm.

+ Quản trị nguồn nhân lực: Đây chính là những hoạt động liên quan đến việc chiêu mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho tồn thể nhân viên trong tổ chức, có hiệu lực cho cả các họat động chính và hoạt động bổ trợ.

+ Cơ sở hạ tầng cơng ty: Cơng ty nhìn nhận ở góc độ tổng qt chính là khách hàng của những hoạt động này. Chúng không hổ trợ chỉ cho một hoặc nhiều các hoạt động chính- mà thay vào đó chúng hỗ trợ cho cả tổ chức. Các ví dụ của những hoạt động này chính là việc quản trị, lập kế hoạch, tài chính, kế tốn, tn thủ quy định của luật pháp, quản trị chất lượng và quản trị cơ sở vật chất.

1.1.5 Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng và vai trị của nó

1.1.5.1 Sự hợp tác trong chuỗi cung ứng

Khi nghiên cứu về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, các cơng trình nghiên cứu trên thế giới sử dụng rất nhiều thuật ngữ nhằm lột tả bản chất hợp tác giữa các thực thể trong chuỗi cung ứng như hợp tác, tương tác hay quan hệ. Thảo luận về các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng, thuật ngữ chuỗi cung ứng hợp tác (collaborative supply chain) thường được sử dụng hơn. Tuy nhiên khi dùng cụm từ “hợp tác” (collaboration) thường mang nghĩa tích cực và như vậy tất cả các mối quan hệ trong chuỗi ln ln có lợi, tuy nhiên trên thực tế đôi lúc sự hợp tác không mang lại ý nghĩa tích cực như vậy.

Theo Backstrand cụm từ “quan hệ” (relation) hay “mối quan hệ” (relationship) được sử dụng với nghĩa rộng hơn để chỉ ra bất kỳ liên kết nào giữa các doanh nghiệp có liên quan hay khơng liên quan đến các đối thủ đều là sự tương tác cạnh tranh hay hợp tác, chính vì vậy mối quan hệ luôn tồn tại. Thuật ngữ “tương tác” (interaction) được sử dụng khi muốn nói đến mối quan hệ song phương và các doanh nghiệp đó có vài hình thức liên lạc, chính vì vậy thuật ngữ “tương tác” được dùng để mơ tả nội dung

của quan hệ vừa tích cực (quan hệ hợp tác), vừa tiêu cực (quan hệ đối thủ). Trong khi đó thuật ngữ “hợp tác” (collaboration) ở đây được sử dụng đơn thuần chỉ một trong các mức độ tương tác. Các thuật ngữ “tương tác”, “hợp tác” và “quan hệ” sẽ được đặt trong mối quan hệ với nhau theo sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức độ hợp tác của các hộ nông dân đối với công ty trong chuỗi cung ứng gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV nông sản hữu cơ quế lâm (Trang 25 - 27)