Quản lý con nợười cịn có nghĩa là đào tợn hồ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản lý (In lần thứ 4): Phần 1 (Trang 45 - 48)

dưỡng con người; hướng dẫn, giúp đỡ họ thực hiện vai trò xã hội, những chức năng, nghĩa vụ và quyển hạn của họ với tư cách là một người cóng dân và tư cách là một chủ thể hoạt động ở vị trí cùa họ trong hệ thong tổ chức, ở đây vai trò của

cơng tác giáo dục, đào tạo có ý nghĩa vơ cùng quan trọng được Đảng ta coi là quốc sách hàng đầu.

c) Quản lý con người còn có nghĩa là tạo ra cho mọi cá nhãn (trước hết là trong công việc và sinh hoạt) những điều kiện thuận lợi nhất để họ thực hiện tot nhất vai trò xã hội của mình; gắn sự nghiệp của mỗi cả nhân với sự nghiệp, lợi ích cùa tập thể, của dân tộc.

Muốn tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân trong tổ chức thực hiện vai trị xã hội của mình, người lãrứi đạo cần giúp họ thích nghi, hịa hợp với nhau, với tập thể nhằm tạo cho cá nhân vừa có tính độc lập, sáng tạo vừa có mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa họ và các thành viên khác. Thực tế cho thấy, có một số yếu tố của sự thích ứng, hịa nhập sau:

- Thích ứng về mặt thể chất, sinh lý, về những điều kiện của hoạt động: trình độ chuyên môn, kỹ thuật; mức độ căng thẳng, thời gian làm việc v.v...

- Sự thích ứng với nhau về mặt tâm lý: Khí chất, tính cách, xu hướng, định hướng giá trị, hứng thú, quan niệm, thói quen v.v... nhằm tạo ra bầu khơng khí tâm lý tốt trong tập thể.

- Sự thích ứng (thích nghi) về mặt xã hội - tâm lý: sự thích ứng giữa cá nhân và tập thể, đồng nghiệp với lãnh đạo... giúp mọi người có nhận thức và chấp nhận tự giác các quy tắc, các giá trị, tiêu chuẩn và hành vi đã được quy định bởi tập thể và xã hội.

d) Quản lý con người cịn có nghĩa là thường xuyên kiểm tra xem mỗi người có thực hiện đúng vai trị xã hội của mình hay không? Muốn làm được điều đó, cần thường xuyên

tác động, uốn nắn và đánh-giá đúng về kết quả hoạt động của mỗi người, ở đây, sự khen - chê có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Mặt khác, để có sự quan tâm đúng đắn, trong quá trình

quàn lý, lãnh đạo, người lãnh đạo cũng phải hiểu rằng tập thể những người bị lãnh đạo thường có những đặc trưng tâm lý chung lứiư sau:

- Họ muốn có người lãnh đạo giỏi, công bàng, thẳng thắn và hiểu họ, thông cảm với họ.

- Mọi người đều muốn có cơng việc ổn định, phát triển; muốn lãnh đạo thấy rõ vị trí, vai trị cơng việc của họ đang làm.

- Được lãnh đạo quan tâm, tin tưỏng, tôn trọng những ý kiến và đề nghị của họ.

- Lãnh đạo đánh giá đúng, thưởng, phạt công minh. - Nơi làm việc được trang bị đầy đủ tiện nghi

- Cơ quan có những tiêu chuẩn, chế độ đãi ngộ nhất định cả về vật chất và tinh thần v.v...

Những đặc trưng tâm lý chung trên đây là khách quan và có quan hệ trực tiếp tới ba nhân tố rất cơ bản trong quản lý: giá trị tổ chức, tương quan nhân sự trong tổ chức và nhiệm vụ của mồi người trong tổ chức.

Yêu tổ giá trị của tổ chức thể hiện ở mục tiêu chung của

hệ thống quản lý xã hội và mục tiêu riêng của cơ quan, của tổ chức. Chính hai mục tiêu này tạo nên cơ sờ để thành lập những cơ quan, xí nghiệp v.v... cũng như để thúc đẩy và chỉ đạo hoạt động của con người trong các tổ chức. Để đạt được mục tiêu này, yêu cầu các thành viên phải có trách nhiệm thực hiện các quy định về chế độ và hiệu suất làm việc, tôn trọng mọi quy chế của cơ quan, pháp luật của Nhà nước. Yếu tố giá trị của tổ chức có tác dụng hạn chế việc tự do hành động của cá nhân, giới hạn về xu hướng, nguyện vọng cá nhân quá cao có thể dẫn đến chỗ

vi phạm nội quy, kỷ luật của cơ quan hay pháp luật của Nhà nước.

Yeu tổ tương quan nhân sự quy định thái độ và sự tác

động qua lại lẫn nhau của mọi người trong cơ quan, tổ chức. Đây là yếu tổ quy định về cách cư xừ, thái độ của các thành viên trong tổ chức; tinh thần làm việc; sự tác động của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp đối với từng cá lửiân để phong cách làm việc của từng người phù hợp với phong cách cùa tập thể.

Yeu tổ nhiệm vụ của mỗi người trong tổ chức quy định

vị trí, quyền hạn, nhiệm vụ cũng như lợi ích của từng cá nhân trong các cơ quan, xí nghiệp. Ba nhân tổ: Chức vụ, lứiiệm vụ, quyền lợi có liên quan chặt chẽ, thống nhất với nhau sẽ tạo ra được sự cơng bằng, tính tích cực hoạt động của mỗi cá nhân trong tổ chức. Thực tế cho thấy, nếu quyền lợi không tương xứng và bất công sẽ dẫn đến sự chán nản, bất mãn hay chống đối ngầm, tạo ra sự mâu thuẫn trong tổ chức.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản lý (In lần thứ 4): Phần 1 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)