II. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
Hoạt động Hành động
tiện. Phương tiện thay đổi thì thao thác cũng phải thay đổi.
Muốn thực hiện được mục đích thì thao tác phải đúng kỹ thuật. Thao tác bị chi phối bởi các yếu tố tâm lý cá nhân như vốn tri thức, vốn kỹ năng, kỹ xảo và các phẩm chất ý chí, hứng thú, tình cảm... Những yếu tố này là những điều kiện, phương tiện mà chủ thể dùng để thực hiện mục đích, từ đó hiện thực hố động cơ. Ta lại có;
Thao tác - Phưong tiện
Trên đây là những thành phần tạo nên cấu trúc của hoạt động. Có thể biểu diễn cấu trúc đó bằng sơ đồ sau:
Hoạt độngHành động Hành động Thao tác Động cơ Mục đích Phương tiện
Người ta'gọi đây là cấu trúc vĩ mô của hoạt động.
Cấu trúc này bao gồm các thành phần bên ngoài (những vận động cơ bắp, chân tay...) như; Hoạt động, hành động, thao tác. Tương ứng với những thành phần bên ngoài là những thành phần thuộc yếu tố bên trong - Yếu tố tâm lý, yếu tố tinh thần trong hoạt động như động cơ, mục đích, phương tiện.
Như vậy là, cấu trúc vĩ mô của hoạt động bao gồm sáu thành tố có mối quan hệ mật thiết giữa các thành tố là sản phẩm
nảy sinh trong sự vận động của hoạt động ở từng con người và toàn bộ sự vận động này diễn ra trong bối cảnh của các mối quan hệ xã hội cụ thể và trong điều kiện của hoạt động giao lưu.
Trong cấu trúc vĩ mô của hoạt động thì hành động là đơn vị cơ bản vì nó do các thao tác hợp thành và hướng vào đạt một mục đích nhất định. Nếu khơng có hành động diễn ra thì khơng thể có hoạt động. Một hành động có thể tham gia vào nhiều hoạt động. Mặt khác, trong điều kiện ít biến đổi, mỗi hàiứi động được lặp đi lặp lại nhiều lần như nhau có thể biến thàrứi thao tác để thực hiện một hành động khác.
Cấu trúc vĩ mô của hoạt động có ý nghĩa phương pháp luận cho việc nghiên cứu tâm lý, nghiên cứu bất cứ hiện tượng tâm lý nào cũng phải đặt nó vào cấu trúc chung của hoạt động và phải thây được sự quan hệ găn bó giữa mục đích - điêu kiện, mục đích - hành động, hoạt động - động cơ .v.v... Từ cấu trúc vĩ mô của hoạt động cũng cho thấy hình thái hoạt động bên trong (phần nội dung của hoạt động) và hình thái hoạt động bên ngoài (phần đơn vị cơ bản của hoạt động) là thống nhất về mặt cơ chế. Đây là thành tựu to lớn nhất mà tâm lý học thế kỷ XX đạt được.