II. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
2. Cơ cấu hoạt động của ngưòi quản lý
Khi nghiên cứu cơ cấu hoạt động quản lý, người ta thường phân chia các yếu tố cấu thành của nó theo các cách thức sau:
a. Dựa vào cơ sở lỷ thuyết thông tin, người ta đã xây dựng
khái niệm "chu trinh quản lý" để mô tả cơ cấu hoạt động của ngưòd lãnh đạo. Khái niệm "chu trình quản lý ở đây được hiểu là một tổng thể các hành động được tiến hành có trật tự, liên tục và đảm bảo để người lãnh đạo đạt được mục đích đề ra. Theo quan điểm này, trong chu trình quản lý tập hợp các hành động khác nhau và được thực hiện trong những khoảng thời gian khác nhau nhưng chúng đều hướng vào việc đạt mục đích nhất định. Nếu xem xét hoạt động quản lý theo các giai đoạn thì chúng ta nhận thấy rằng, về thực chất khái niệm "chu trình quản lý" đồng dạng với khái niệm "hoạt động cùa ngưòd lãnh đạo".
+ CHU TRÌNH QUẢN LÝ + HOẠT ĐỘNG CỦA NGUỜI LÃNH ĐẠO LÃNH ĐẠO
b. Tiến hành qua việc mô tả các hình thức cơng việc của người lãnh đạo diễn ra theo thời gian
Theo cách này, người ta phân chia hoạt động của người lãnh đạo ra thành các kinh nghiệm của hoạt động như: tổ chức hội nghị, tiếp khách, xây dựng kế hoạch, giao tiếp với mọi người, kiểm tra hoạt động của các bộ phận giúp việc và những người dưới quyền v.v... Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học thì tất cả các đon vị kinh nghiệm hoạt động của người lãnh đạo như đã nêu ra ở trên đều bao gồm ba đon vị lý thuyết có liên quan với nhau và được gọi là: hoạt động nhận thức, hoạt động ra quyết định và hoạt động tổ chức thực hiện quyết định. Có thế nói rằng, cả ba đơn vị lý thuyết này ln ln có mặt trong các giai đoạn của các chu trình quản lý cũng như trong tùng đon vị kinh nghiệm của hoạt động quản lý, lãnh đạo.
Chẳng hạn, khi ta xét một trong các giai đoạn của một chu trình quản lý của người chủ tịch huyện - khâu chuẩn bị ra quyết định thực hiện việc đưa một giống lúa mới vào gieo trồng đại trà ở một xã thí điểm, ở đây, người chủ tịch huyện phải thu thập thông tin qua báo cáo, qua tài liệu V.V.... về tình huống này (hoạt động nhận thức). Tiếp theo đó phải tiến hành dự kiến lựa chọn người để tiến hành công việc đề ra (quyết định sơ bộ của quyết định chính thức). Sau đó chính thức giao nhiệm vụ cho từng người và xem xét họ chuẩn bị tiến hành công việc như thế nào (tổ chức thực hiện quyết định).
Khi xem xét một đơn vị kinh nghiệm của hoạt động cũng vậy, ví dụ cơng việc tổ chức hội nghị: Trước hết, người chủ trì hội nghị phải giao nhiệm vụ cho người dưới quyền
chuân bị các mặt, CQC c ô n g v iệc nliat địiili (hoạt đ ộn g tố chức
thực hiện). Sau đó, người chủ trì phải nghe những người dự hội nghị (hoạt động nhận thức). Tiếp theo là cùng với những người cộng sự và dựa trên ý kiến phát biểu của mọi người để kết luận hội nghị (hoạt động ra quyết định).
Qua phân tích những vấn đề cụ thể trên, chúng ta thấy răng, bây kỳ tình hng nào xảy ra đòi hỏi sự can thiệp của người lãnh đạo thì đồng thời có cả ba đơn vị lý thuyết của hoạt động của người lãnh đạo nói chung và lãrủi đạo chù chốt nói riêng diễn ra.