Các thành tố tạo thành uy tín người cán bộ lãnh đạo

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản lý (In lần thứ 4): Phần 1 (Trang 132 - 134)

III. NHỮNG CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH NGƯỜI LÃNH ĐẠO

2. Các thành tố tạo thành uy tín người cán bộ lãnh đạo

Trong các tài liệu tâm lý học xã hội, người ta hiểu uy tín bao gồm quyền uy và sự tín nhiệm. Nó là sự kết hợp hài hoà giữa hai thành tố này, nếu thiếu một trong hai thành tố đó khơng thể có uy tín. Với cách hiểu như vậy, uy tín của người lãnh đạo bao gồm các thành tốt cụ thể như sau:

Thứ nhất, muốn có uy tín trước tiên người lãnh đạo phải

có quyền lực của chức vụ được giao có tính chất pháp quy (do được bổ nhiệm hay bầu cừ).

Yểu tổ quyền lực hay được gọi là uy tín chức vụ quy

địrứi vị trí của cá nhân ừong tổ chức. Bất cứ ai khi được đặt vào vị trí đó đều có quyền lực của vị trí đó vì việc phục tùng tổ chức, phục tùng quyền lực của Nhà nước, của Đảng hay các tổ chức khác.

Thông thường, vị trí càng cao, chức vụ càng cao thì càng có rứiiều quyền lực và có điều kiện thuận lợi để yêu cầu mọi ngưòd phải phục tùng quyết địiứi của mình. Thực tế đã cho thấy, có nhiều trường hợp, những người dưới quyền phục tùng quyền lực của Nhà nước, của tổ chức chứ chưa chắc đã là phục tùng bản thân người lãnh đạo.

Với ý nghĩa đó, muốn có quyền lực thực sự, bản thân người cán bộ lãnh đạo dù ở cấp nào cũng phải có đủ những phẩm chất và năng lực tưorng xứng với chức vụ được giao. Khổng Tử đã nói "Danh có chính thì ngơn mới thuận"; song cái danh đó địi hỏi phải có phẩm chất và năng lực tưorng xứng. Neu không tương xứng, cái danh đó có cao bao lứiiêu thì cũng sẽ rơi vào tình trạng "hữu danh vơ thực", khơng có sự tín lửiiệm, khâm phục của mọi ngưòd.

Thứ hai, muốn có uy tín thực sự phải có sự tín nhiệm,

phục tùng tự giác của mọi người cấp dưới. Người lãrửi đạo có uy tín khơng chi có sự tín nhiệm của những ngưcri dưới quyền

mà còn được cả những người đồng cấp, cấp trên tín nhiệm. Sự tín nhiệm này được gọi là uy tín cá nhân của người lãnh đạo.

Uy tín cả nhân (mặt chủ quan) khác với uy tín chức vụ (mặt khách quan) của người lãnh đạo. Cơ sở căn bản để có uy

tín cá nhân chính là những phẩm chất nhân cách của người đó mà được mọi người thừa nhận là phù hợp, đáp ứng chức vụ được giao. Nếu hiểu theo cách nói đó thì uy tín là do mặt Đức và Tài của người đó hợp thành; nó được thể hiện qua cách ứng xừ, hình vi của cá nhân đó với cơng việc, với người khác và đối với bản thân mình.

Trong thực tiễn, uy tín cá nhân của người lãnh đạo được biểu hiện ở sự tôn trọng, tin tưởng hầu như tuyệt đổi của mọi người đối với ngưòd lãnh đạo. c ấ p dưới nghe và làm theo người lãnh đạo vì sức cảm hố của ngưịd đó hay sự kính phục người đó vì họ là người có Đức, có Tài chứ khơng phải vì sợ họ là người có chức, có quyền. Công cuộc đổi mới hiện nay cho thấy, mong muốn, nguyện vọng của người dân đối với người lãnh đạo là phải có uy tín cá nhân.

Từ việc phân tích hai thành tố trên chúng ta thấy, người lãnh đạo có uy tín thực sự sẽ ảnh hường tới người khác, được người khác tín lứiiệm, kính phục và làm theo. Cũng qua đó chúng ta thấy được sự thống nhất giữa hai mặt khách quan và mặt chù quan về uy tín của người lãnh đạo.

Thứ ba, trong uy tín có chứa đựng sức mạnh ám thị với

mọi người, nó được coi như là một chuẩn mực để mọi người noi theo. Chính vì thế, những người lao động, dưới quyền cũng

mang sắc thái riêng của người lãnh đạo đó. Mọi người ln tự hào về người lãnh đạo của mình.

Ngồi ra, chúng ta cịn có thể xem xét uy tín của ngưịd lãnh đạo qua mặt số lượng và chất lượng. Mặt số lượng được xác định trên cơ sở xem xét sự tác động của uy tín đến người

khác mạnh hay yếu ở mức độ nào; mặt chất lượng được xem xét trên cơ sở hiện thực mức độ tài năng, đạo đức của người lãnh đạo trong mối tương quan với chức vụ, quyền lực được giao? Trong q trình tạo dựng uy tín, người lãnh đạo cần chủ ý đến việc mở rộng cả hai mặt số lượng và chất lượng vì chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau.

Từ những phân tích trên chúng ta có thể nhìn nhận uy tín của người lãnh đạo ở nước ta hiện nay qua ba mặt: Sự tin cậy về mặt chính trị, sự tin cậy về mặt chuyên môn và sự tin cậy về mặt đạo đức.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản lý (In lần thứ 4): Phần 1 (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)