II. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
3. Các loại hoạt động
a) . Cách phân loại tổng quát nhất
Loài người có hai loại hoạt động: Hoạt động lao động và hoạt động giao lưu. Cách phân loại này dựa vào quan hệ giữa con người và vật thể (giữa chủ thể và khách thể) và quan hệ giữa người với người (giữa chủ thể với chủ).
b) . Căn cứ vào sự phát triển của từng cá nhân thì người
ta có ba loại hoạt động là: Hoạt động vui chơi, hoạt động học tập và hoạt động lao động.
Trong cuộc đời mình, mỗi người đều phải trải qua ba loại hoạt động này. Tuy nhiên, tuỳ theo độ tuổi mà một trong ba loại hoạt động này nổi bật lên là hoạt động chính. Tâm lý học gọi loại hoạt động chính này là hoạt động chủ đạo. Hoạt động chủ đạo chiếm phần lớn thời gian, sức lực của cá nhân và là hoạt động có vai trò chủ yếu, quyết định sự nảy sinh, phát triển những nét tâm lý mới cơ bản trong nhân cách cá nhân. Ví dụ: Hoạt động học tập ở độ tuổi đi học quyết định sự phát triển về tri thức, năng lực, về các phẩm chất trí tuệ, tình cảm,v.v... của mỗi học sinh.
Với tâm lý học, cách phân loại này có nhiều ý nghĩa thực tiễn to lớn.
c) . Căn cứ vào sản phẩm của hoạt động thì con người có: - Hoạt động thực tiễn (hoạt động bên ngoài)
- Hoạt động lý luận (hoạt động tinh thần, hoạt động bên trong). Hoạt động thực tiễn tạo ra những vật thể, những quan hệ có thể cảm tính được. Loại hoạt động thứ hai diễn ra trong bình diện biểu tượng, khái niệm.
d). Căn cứ vào tính chất cùa hoạt động thì con người có các
loại hoạt động như: Hoạt động lao động sản xuất; hoạt động học tập; hoạt động văn hoá, văn nghệ; hoạt động thể dục, thể thao.
đ). Một cách phân loại khác, người ta chia hoạt động
của con người thành bốn loại:
- Hoạt động biến đổi: Đây là hoạt động tạo nên sự biến đổi ở đối tượng, như: Hoạt động lao động, hoạt động giáo dục, hoạt động chính trị - xã hội.
- Hoạt động nhận thức: Đây là loại hoạt động không làm biến đổi đổi tượng, nó chỉ phản ánh các đối tượng, các quan hệ (những nhận thức làm biến đổi đối tượng trong biểu tượng). Có nhận thức ở trình độ thực tiễn và nhận thức ở trình độ lý luận.
- Hoạt động định hướng giá trị: Đây là một loại hoạt động tinh thần nhằm xác định và lựa chọn ý nghĩa của thực tại, của tác động đối với bản thân và tạo ra phưorng hướng hoạt động của chủ thể trong môi trường.
Loại hoạt động này rất quan trọng, nó có tác dụng hướng dẫn cá nhân hoạt động ữong xã hội. Nó quyết địiứi sự lựa chọn cả nội dung, phưong hướng của mọi hoạt động khác, quyết định cả sự tích cực và sự tiến bộ của cá nhân trong cuộc sống.
- Hoạt động giao lưu: Đây là loại hoạt động đặc biệt của con người, là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người và ngưịd, qua đó người ta thực hiện sự tiếp xúc về tâm lý, trao đổi thông tin, ảnh hưởng lẫn nhau và hiểu biết lẫn nhau.