II. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
4. Cấu trúc vĩ mô của hoạt động
Tất cả các hoạt động cùng có một cấu trúc vĩ mô chung. Cấu trúc này bao gồm các thành phần sau đây:
- Hoạt động bao giờ cũng có động cơ. Động cơ là hình ảnh cùa đối tượng hoạt động. Hình ảnh đã được cá nhân phản
ánh trong nhận thức của mình, nó là cái kích thích, thúc đẩy cá nhân hoạt động. Động cơ là một cơ sở để xác định loại hay dạng hoạt động của con người. Khơng có động cơ thúc đẩy sẽ khơng có hoạt động thực sự tự giác của con người, ở đây ta có tương ứng với hoạt động nào là động cơ của hoạt động ấy.
Hoạt động - Động cơ
Mỗi hoạt động được thể hiện bằng nhiều hành động cụ thể. Hàrứi động diễn ra nhằm đạt một mục đích nào đấy. Mục đích là kết quả mà hành động nhằm đạt được, hành động nhằm vào mục đích. Ta lại có:
Hành động - Mục đích
Hành động là đơn vị của hoạt động và hoạt động chỉ tồn tại bời hành động. Cho nên, có thể nói, trung tâm của hoạt động là hành động. Nếu khơng có hành động diễn ra ở chủ thể thì cũng khơng có hoạt động. Hàiứi động vừa là đơn vị vừa là yếu tố hiện thực của hoạt động.
Những hành động lại là yếu tố động. Tính hai chiều trong hoạt động được thể hiện trong quá trình hiện thực hoá động cơ và lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội. Cho nên, hành động là một nơi nối liền chủ thể với khách thể; gắn tâm lý với hiện thực cuộc sống vì mục đích hướng dẫn và thúc đẩy hành động diễn ra.
Giữa động cơ hoạt động với mục đích có quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau. Động cơ là mục đích của hành động là động cơ gần hay động cơ bộ phận của hoạt động. Động cơ được tách ra thành các mục đích nên tổ hợp các mục đích được thực hiện thì động cơ cũng được hiện thực hố.
- Mỗi hành động thường bao gồm các thao tác. Thao tác làm việc, là cách thức để đạt mục đích của hành động.
Thao tác được quy định bởi những phương tiện cụ thể khi