a) Hoạt động quản lý có đối tượng là con người, là tập thể những con ngưịd có những đặc điểm tâm lý cá lứiân, tâm lý xã hội đa dạng, khác biệt nhau và chính những đặc điểm tâm lý đó lại ảnh hường đến hiệu quả quá trình quản lý. Những kiến thức của tâm lý học nói chung và của chuyên ngàiứi tâm lý học quản lý nói riêng có ý nghĩa thực tiễn và lý luận to lớn trong công tác quản lý, lãnh đạo. Vai trị của nó thể hiện ở chỗ:
+ Giúp người lãiứi đạo biết cách chẩn đoán để hiểu tâm lý đối tượng bị lãnh đạo, giải thích được những hàrửi vi cùa mọi ngưòd và dự đoán trước được những hành vi của cấp dưới để đánh giá, sắp xếp cán bộ một cách hợp lý.
+ Tâm lý học quản lý giúp cho nhà quản lý có cách thức lứiận xét, đánh giá cán bộ một cách đúng đắn, khách quan; tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có hiệu quả.
+ Những tri thức Tâm lý học quản lý còn giúp cho người lãnh đạo biết cách tác động mềm dẻo nhưng kiên quyết đến cấp dưới v à chỉ đạo được hành vi của họ; đoàn kết, thống nhất tập thể những con người dưới quyền.
+ Giúp cho bản thân nhà lãnh đạo hiểu rõ bản thân, có phưcmg hướng, biện pháp tự bồi dưỡng để hồn thiện mình; hình thành uy tín cho bản thân.
+ Những kiến thức của tâm lý học quản lý còn là cơ sở lý luận cho việc xây dựng nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ sở đào tạo khác.
b) Như vậy, nếu xét về mặt nhận thức, tâm lý học quản lý giúp cho người làm công tác quản lý, lãnh đạo các cấp, các
ngành am hiểu những đặc điểm, quy luật chung của tâm lý cá nhân, tâm lý nhóm, cộng đồng để biết cách đánh giá, tác động đến con người, biết cách đối nhân xử thế cũng như tập hợp, thu hút được mọi người thực hiện mục tiêu quản lý. Ngoài ra, lứiững tri thức tâm lý học quản lý còn giúp cho nhà lãnh đạo tránh được những sai lầm của bản thân trong công tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, trong việc giao tiếp, ra quyết định quản lý v.v...