Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn dự án đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý vốn các dự án đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước tại huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 54 - 57)

xây dựng bằng ngân sách nhà nước

1.2.4.1. Nhân tố về cơ chế chính sách quản lý đầu tư xây dựng

Cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng là các quy định của Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng. Nếu cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng

46

mang tính đồng bộ cao sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tư xây dựng, tiết kiệm trong việc quản lý vốn ĐTXD, ngược lại nếu cơ chế chính sách đầu tư thường xuyên bị thay đổi sẽ gây ra những lãng phí to lớn đối với ĐTXD.

Mặc dù Chính phủ và các Bộ, ngành đã có nhiều cố gắng nghiên cứu sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách cho phù hợp hơn trong điều kiện nền kinh tế thị trường; song cơ chế, chính sách quản lý kinh tế nói chung, quản lý đầu tư và xây dựng nói riêng vẫn chưa theo kịp thực tế cuộc sống.

1.2.4.2. Trách nhiệm của các cấp, các ngành có liên quan

Việc phân cấp quản lý vốn dự án ĐTXD tương đối cụ thể, rõ ràng và toàn diện từ khâu quy hoạch, quyết định đầu tư, bố trí nguồn vốn, thẩm định, đấu thầu, quản lý thực hiện các dự án đầu tư; do vậy trách nhiệm của các cấp, các ngành có liên quan trong quản lý vốn dự án ĐTXD bằng NSNN là hết sức nặng nề, nếu không vươn lên quản lý tồn diện sẽ khơng thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao.

Trong quy hoạch, phải có sự phối hợp giữa quy hoạch ngành và địa phương, quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết, quan tâm đúng mức đến công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, nhằm chủ động trong việc chủ trương đầu tư, quyết định các dự án. Trong điều hành kế hoạch vốn dự án ĐTXD cần quan tâm chú trọng đến chương trình đầu tư dài hạn và tính cân đối trong kế hoạch đầu tư; cho phép các địa phương quyết định đầu tư một số trường hợp theo khả năng huy động nguồn lực.

Việc quyết định đầu tư một số dự án thiếu căn cứ khả thi, mang tính cục bộ, địa phương, chưa gắn với trách nhiệm huy động vốn thực hiện; phê duyệt dự án có tổng mức đầu tư vượt khả năng nguồn vốn và trông chờ quá nhiều đến nguồn vốn của NSNN mà chưa quan tâm đầy đủ đến việc huy động các nguồn vốn khác; chưa kiên quyết cắt giảm các dự án đầu tư khi không đáp

47

ứng đủ vốn; công tác quản lý đầu tư khơng được chú ý, gần như khốn gọn cho các ban quản lý dự án, thiếu kiểm tra, giám sát thường xuyên; chậm xử lý hoặc xử lý không nghiêm các sai phạm sẽ gây lãng phí thất thốt vốn dự án ĐTXD bằng NSNN.

1.2.4.3. Năng lực tổ chức thực hiện dự án của chủ đầu tư và các ban quản

Do năng lực tổ chức thực hiện của một số chủ đầu tư và ban quản lý dự án còn yếu kém nên gây ra sự lãng phí vốn của Nhà nước. Chẳng hạn như đối với tình hình biến động giá cả ngun vật liệu địi hỏi chủ đầu tư phải xem xét lại dự toán hoặc xin điều chỉnh tổng mức đầu tư. Việc điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng phải dựa vào thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Việc ban hành thông tư này thường chậm và vẫn còn một số nội dung chưa rõ, gây khó khăn vướng mắc nếu chủ đầu tư và các ban quản lý dự án khơng tích cực hoặc thiếu năng lực trong quá trình thực hiện. Vì vậy nếu năng lực khơng tốt sẽ khiến cho quá trình này kéo dài dẫn đến chậm tiến độ của dự án đầu tư.

1.2.4.4. Nguồn nhân lực làm công tác quản lý vốn dự án đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước

Chất lượng nguồn cán bộ làm công tác quản lý vốn dự án ĐTXD là nhân tố rất quan trọng đối với công tác quản lý vốn dự án đầu tư xây dựng, bởi vì cho dù khi đã có cơ chế chính sách đúng, mơi trường đầu tư thuận lợi nhưng năng lực quản lý đầu tư xây dựng yếu kém, ln có xu hướng tìm kẽ hở trong chính sách để tham nhũng thì cơng tác quản lý vốn đầu tư sẽ khơng đạt được kết quả mong muốn; đáng chú ý là trách nhiệm và biểu hiện tiêu cực trong một bộ phận khơng ít cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp còn rất nghiêm trọng.

48

Một số biểu hiện của những hạn chế trong nhân tố con người đối với quản lý vốn dự án đầu tư xây dựng: Quyết định đầu tư vội vàng thiếu chính xác, chất lượng cơng tác quy hoạch thấp; bố trí kế hoạch vốn đầu tư quá phân tán, số dự án, cơng trình đưa vào kế hoạch đầu tư hàng năm quá nhiều làm lu mờ mục tiêu chiến lược đầu tư; kế hoạch vốn không tương xứng với khối lượng thực hiện làm thời gian thi công bị kéo dài nhiều năm; coi vốn đầu tư của nhà nước là "của chùa" cho nên có tư tưởng tranh thủ càng nhiều thì chiếm đoạt vốn nhà nước càng lớn.

Tóm lại, có thể nói thất thốt, lãng phí trong vốn dự án ĐTXD bằng NSNN chủ yếu do cơ chế chính sách chưa đồng bộ; do trách nhiệm của các cấp các ngành có liên quan; do năng lực quản lý của cấp thẩm quyền quyết định đầu tư, của chủ đầu tư, của các ban quản lý dự án; năng lực chuyên môn của đơn vị tư vấn, đơn vị thi công và các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư tạo nên những vụ lợi cá nhân. Ngồi ra do trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm thực hiện công việc của những người tham gia hoạt động đầu tư và quản lý vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn các dự án đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước tại huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 54 - 57)