Kinh nghiệm của thành phố Buôn Ma Thuột

Một phần của tài liệu Quản lý vốn các dự án đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước tại huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 57 - 60)

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học cơng nghệ và giáo dục của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời cũng đực xác định là trung tâm vùng Tây Nguyên. Trong hiện tại và tương lai, Buôn Ma Thuột có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tồn vùng và có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phịng. Thành phố Bn Ma Thuột là đầu mối giao thông trong vùng, tạo điều kiện phát triển thương mại và dịch vụ giữa các tỉnh Tây Nguyên với các vùng trong cả nước và quốc tế; có các Quốc lộ

49

14, 26, 27 nối liền với các tỉnh trong cả nước, nhất là với thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nằng và các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai và với nước bạn Campuchia. Hệ thống đường quốc lộ, liên tỉnh và hệ thống đường giao thông nội tỉnh được nối liền với trung tâm tất cả các huyện trong tỉnh Đắk Lắk. Đặc biệt thành phố Bn Ma Thuột có cảng hàng khơng nối liền với Thủ đơ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Nghệ An. Như vậy, hệ thống giao thông đường bộ và đường hàng không nêu trên rất thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và văn hóa với các vùng, miền trong cả nước.

Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội năm 2020 là 42.141 tỷ đồng, đạt 100,34% KH, tăng 24,95% so với năm 2019. Nguồn vốn XDCB do Nhà nước quản lý chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng vốn đầu tư và chủ yếu được sử dụng cho một số cơng trình trọng điểm như: Xây dựng cơ sở hạ tầng... và một số cơng trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. tổng số vốn xây dựng cơ bản năm 2019 kéo dài sang năm 2020 trên 691 tỷ đồng, tính đến hết tháng 8/2020 đã giải ngân được trên 269,4 tỷ đồng, đạt 39%. Trong đó, nguồn vốn ngân sách tỉnh đã giải ngân hơn 117 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu đã giải ngân trên 11,7 tỷ đồng; dự phòng ngân sách Trung ương đã giải ngân gần 41 tỷ đồng; nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia đã giải ngân trên 16,3 tỷ đồng; vốn ODA đã giải ngân trên 88,6 tỷ đồng. Năm 2020, tổng vốn xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước và vốn ODA đã giao kế hoạch gần 5.451 tỷ đồng, trong đó đã phân bổ chi tiết để thực hiện dự án ngân sách tỉnh quản lý 3.442,2 tỷ đồng. Trong quá trình thực hiện quản lý nguồn vốn ĐTXDCB, thành phố Buôn Ma Thuột đã đạt được một số những kết quả đáng chú ý sau:

50

Về công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư: Kế hoạch vốn đầu tư đã được phân bổ tương đối hợp lý, cơ bản tuân thủ theo đúng quy định hiện hành; cơ cấu vốn đầu tư bố trí cho các ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh; ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi; các lĩnh vực khác cũng được quan tâm đầu tư ở mức hợp lý để hài hịa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với đảm bảo quốc phịng an ninh.Tình trạng bố trí vốn đầu tư dàn trải, phân tán cơ bản đã được chấn chỉnh.

Về công tác lập, thẩm định dự án đầu tư: Các dự án đầu tư đã được lập, thẩm định, phê duyệt theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành; xác định rõ sự cần thiết phải đầu tư; quy mô, công năng sử dụng phù hợp với nhu cầu thực tế; đánh giá đầy đủ hiệu quả đầu tư, tính khả thi của dự án.

Về công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư: Vốn đầu tư đã được kiểm soát, thanh toán cho dự án một cách chặt chẽ theo đúng quy định; tất cả các dự án đầu tư đều được kiểm soát kỹ về thủ tục, hồ sơ trước khi thanh toán, đảm bảo chấp hành nghiêm túc tất cả các quy định của Nhà nước về QLDA đầu tư xây dựng cơng trình. Các dự án đầu tư đã được giải ngân, thanh toán kịp thời theo đúng kế hoạch vốn được giao. Vốn tạm ứng cho các nhà thầu theo hợp đồng từng bước đã được quản lý chặt chẽ hơn; tỷ trọng vốn tạm ứng trong số vốn giải ngân đã giảm đáng kể, thể hiện chất lượng giải ngân vốn đầu tư ngày càng được cải thiện. Về cơng tác quyết tốn vốn đầu tư: Quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành đã được thực hiện khá nghiêm túc theo đúng quy định; hầu hết các dự án hoàn thành đều được chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán các kịp thời. Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án hoàn thành ngày càng được nâng cao chất lượng, đảm bảo chấp hành đầy đủ các quy định hiện hành, góp phần quan trọng vào việc chống thất thốt, lãng phí vốn đầu tư NSNN. Quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng

51

năm từng bước đã đi vào nề nếp; tổng nguồn vốn đầu tư XDCB của ngân sách tỉnh hàng năm đã được quyết toán đầy đủ và tương đối kịp thời, đáp ứng yêu cầu cho công tác tổng quyết toán NSNN; các đơn vị chủ đầu tư bước đầu cũng đã chấp hành quy định về việc quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn các dự án đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước tại huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 57 - 60)