Các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên

Một phần của tài liệu Quản lý vốn các dự án đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước tại huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 94 - 99)

- Hỗ trợ có mục tiêu từ Ngân sách

2.4.3. Các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên

Phần trên luận văn đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong quản lý vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước do huyện Ea Súp quản lý. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế xuất phát từ cả bên trong và bên ngoài bộ máy quản lý vốn NSNN của huyện.

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do những khó khăn về điều kiện tự nhiên của huyện. Là địa

phương vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, đông thành phần dân tộc, huyện Ea Súp luôn gặp nhiều bất lợi về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội. Diễn biến thời tiết mưa nắng thất thường, hạn hán, lốc tố, ngập lụt diễn ra trên diện rộng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của nhân dân và thiệt hại nhiều về tài sản của nhân dân và Nhà nước. Huyện có diện tích đất đai lớn, chủ yếu là đất lâm nghiệp, trong khi đó nhân dân sản xuất đất khơng tập trung, đặc biệt là dân di cư ngồi kế hoạch vào địa bàn huyện dẫn đến việc phá rừng làm nương rẫy, nhà ở, chuyển nhượng đất trái phép, làm biến động lớn về đất đai, phá vỡ quy hoạch và các dự án được phê duyệt và dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện về đất đai.

Thứ hai, Do huyện Ea Súp là một huyện có diện tích đất cần phải giải

phóng mặt bằng lớn để phục vụ xây dựng các cơng trình trọng điểm của Trung ương, Tỉnh. Từ việc thu hồi đất kéo theo cơ cấu lao động thay đổi, hạ

86

tầng kỹ thuật phục vụ dân sinh bị phá vỡ dẫn đến nhu cầu đầu tư là rất lớn. Mặt khác, do suy thoái kinh tế bởi dịch bệnh Covid-19 nên nguồn thu ngân sách huyện giảm, dẫn đến nguồn vốn cân đối cho đầu tư giảm, từ đó dự án vẫn phải thực hiện và nợ xây dựng cơ bản kéo dài.

Việc giải quyết các các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản tại các Sở ngành của tỉnh Đắk Lắk thường chậm trễ, không đáp ứng được yêu cầu thực tế công việc của huyện (đặc biệt các dự án liên quan đến công tác thu hồi đất, các dự án chưa nằm trong quy hoạch xây dựng, hoặc khi có sự điều chỉnh dự án mà thẩm quyền thẩm định và duyệt điều chỉnh không phải của huyện, theo quy định của Nhà nước thuộc thẩm quyền của Thành phố).

Thứ ba, Phân cấp quản lý vốn đầu tư của thành phố cho huyện cịn thấp

khơng đủ để thực hiện các dự án dân sinh bức xúc, nên khơng có khả năng thực hiện các dự án mang tính đột phát thúc đẩy phát triển kinh tế. Tỉnh khơng có cơ chế hỗ trợ vốn đầu tư riêng cho huyện, trong khi huyện phải thực hiện nhiệm vụ lớn là giải phóng mặt bằng cho các dự án của Trung ương và thành phố.

Thứ tư, Do sự biến động của giá cả thị trường nên dẫn đến chi phí đầu

vào của dự án tăng, giá trị điều chỉnh vượt ra khỏi dự kiến của chủ đầu tư nên việc cân đối nguồn vốn bổ sung là rất khó khăn.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Một là, về cơ chế quản lý, hiện nay huyện quản lý toàn bộ các dự án đầu tư xây dựng, không phân cấp cho các xã, thị trấn dẫn đến mất tính chủ động của các xã, thị trấn. Cơ chế quản lý vốn đầu tư chưa phù hợp, thiếu tính linh hoạt, sử dụng vốn NSNN cho đầu tư là chủ yếu, khơng có cơ chế cụ thể huy động được các nguồn vốn bên ngoài vào đầu tư cung cấp dịch vụ công. Chưa xây dựng cơ chế điều tiết tiền thu từ đấu giá và cấp quyền sử

87

dụng đất cho các xã, thị trấn, nên nguồn thu từ đất cho đầu tư còn hạn chế do các xã, thị trấn khơng được hưởng lợi. Chưa có cơ chế riêng để đào tạo nghề cho người dân địa phương bị thu hồi đất nông nghiệp nên quá trình giải phóng mặt bằng gặp khó khăn.

Thứ hai, công tác qui hoạch của huyện chưa đồng bộ: Qui hoạch kinh

tế xã hội, qui hoạch xây dựng, qui hoạch ngành chưa đầy đủ, chưa ăn khớp, dẫn đến việc lập kế hoạch đầu tư là rất khó khăn.

Thứ ba, nhận thức của cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm chuyên môn tham gia công tác quản lý vốn các dự án ĐTXD cịn hạn chế, chưa có cái nhìn tổng thể, bao quát toàn bộ bức tranh đầu tư trên địa bàn huyện.

Thứ tư, nguyên nhân dẫn đến công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư

XDCB còn nhiều hạn chế: (1) Các cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch sử dụng vốn đầu tư XDCB chưa quan tâm đúng mức tới kế hoạch trung và dài hạn, chưa quán triệt đầy đủ tầm quan trọng của các loại kế hoạch này, đặc biệt là kế hoạch 5 năm là cơ sở pháp lý, là căn cứ để xây dựng kế hoạch hàng năm. Điều đó thể hiện năng lực, tầm nhìn của nhà quản lý trong chỉ đạo điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. (2) Trong quá trình tổng hợp kế hoạch đầu tư các đơn vị chưa huy động hết tiềm năng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, chủ yếu trông chờ vào nguồn NSNN nên đã hạn chế quy mơ đầu tư, khơng có cơ chế để khai thác nguồn vốn ngoài ngân sách, nên tạo áp lực cho ngân sách rất lớn. Cơ cấu đầu tư tuy đã có sự tập trung cho trọng tâm trọng điểm nhưng vẫn còn mất cân bằng, một số nội dung chưa được chú ý như cơ cấu đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cho phát triển dịch vụ, công nghiệp, chỉ tập trung vào đầu tư cho hạ tầng xã hội.

Thứ năm: Vấn đề kỷ luật hành chính trong thực thi các chỉ tiêu kế

88

ngành và chủ đầu tư trong việc khơng hồn thành nhiệm vụ được giao chưa được xem xét thỏa đáng; công tác thi đua khen thưởng cịn nặng về hình thức, khơng đi kèm với xử lý, kỷ luật và chưa thực sự là động lực thi đua của các ngành. Điều đó đã hạn chế tính pháp lệnh của chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, tạo tâm lý cho các ngành và chủ đầu tư việc dễ thì làm, việc khó bỏ đấy, khi có vấn đề nổi cộm thì là trách nhiệm chung phải giải quyết thì mới vào cuộc, điều này thực sự gây tốn kém NSNN.

Thứ sáu, Năng lực chuyên môn của đơn vị tư vấn thiết kế, lập dự án, tư

vấn thẩm tra, các nhà thầu tham gia thi cơng và của phịng chun mơn thẩm định dự án còn chưa cao, dẫn đến mất nhiều thời gian cho việc điều chỉnh dự án nhiều lần trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình, làm chậm tiến độ xây dựng, tiến độ giải ngân vốn đầu tư cơng trình.

Năng lực của nhà thầu thi cơng xây dựng cơng trình thấp: Năng lực của nhà thầu thi công về quản lý đầu tư xây dựng cơng trình khơng cao, biện pháp thi công không tốt sẽ dẫn đến chậm tiến độ dự án. Bên cạnh đó cịn do ngun nhân việc chậm hoàn thiện thủ tục, khối lượng đề nghị thanh toán cho chủ đầu tư; chậm hồn thiện hồ sơ quyết tốn các dự án hoàn thành.

Thứ bảy, việc đôn đốc, chỉ đạo của UBND huyện Ea Súp, phịng Tài

chính - Kế hoạch huyện về thực hiện quy định về quyết toán vốn đầu tư hoàn thành của chủ đầu tư đôi lúc chưa triệt để. Tình trạng dự án hồn thành bàn giao nhiều năm hoặc đang triển khai nhưng chưa hồn thành do có nhiều vướng mắc đã khơng thực hiện quyết tốn (quyết tốn hồn thành hoặc quyết toán theo điểm dừng kỹ thuật) đã ảnh hưởng và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Chưa áp dụng chế tài xử phạt hành chính trong quyết tốn vốn đầu tư XDCB, nên các chủ đầu tư không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.

Thứ tám, Nguyên nhân dẫn đến cơng tác quyết tốn, kiểm sốt sử dụng

89

trung đôn đốc, giám sát các nhà thầu trong việc hoàn thiện hồ sơ hồn cơng, hồ sơ quyết tốn khi dự án hồn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Phịng Tài chính - Kế hoạch là đơn vị đầu mối thẩm định quyết tốn dự án hồn thành đơi khi có kết quả thẩm định chậm so với quy định. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng đội ngũ cán bộ làm cơng tác này cịn thiếu, chưa đáp ứng được tiến độ nhiệm vụ được giao và do chất lượng hồ sơ thấp phải sửa đổi, bổ sung nhiều khi quyết toán. Chế tài xử phạt các đơn vị như chủ đầu tư, nhà thầu, các phịng chức năng thuộc huyện liên quan đơi lúc chưa thực hiện theo quy định.

- Thứ chín, Công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn cho các cán bộ làm

công tác quản lý dự án, quản lý vốn đầu tư đơi lúc cịn thiếu, chưa kịp thời.

Tiểu kết Chƣơng 2

Huyện Ea Súp là một trong những địa bàn nghèo nhất của tỉnh Đắk Lắk, với thu nhập bình quân đầu người hàng năm chỉ bằng ½ so với mức chung của cả nước. Hàng năm, thu ngân sách theo phân cấp của huyện thấp, chỉ đáp ứng chưa đến 1/3 nhu cầu vốn đầu tư cho công tác xây dựng hạ tầng của huyện. Hiện nay, phần lớn vốn cho các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện là do cấp trên cấp ngân sách theo những hình thức: bổ sung ngân sách có mục tiêu; chương trình nơng thơn mới, chương trình 135, chương trình giảm nghèo bền vững…

Chương 2 luận văn đã phân tích thực trạng quản lý vốn các dự án đầu tư xây dựng từ NSNN cho các cơng trình XDCB của UBND huyện Ea Súp giai đoạn 2016-2020. Qua các nội dung phân tích cho thấy cơng tác quản lý sử dụng vốn trong các dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước của huyện Ea Sup còn nhiều hạn chế. Bên cạnh những kết quả tích cực đáng ghi nhận, những hạn chế này có thể do yếu tố khách quan hoặc yếu tố chủ quan của chính quyền huyện nhưng hệ quả là đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020 của huyện, từ

90

đó làm ảnh hưởng khơng tốt tới q trình phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương và nhiều hệ lụy xã hội khác. Đây sẽ là tiền đề, là cơ sở để luận văn đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý vốn ĐTXH, nhằm khắc phục được những hạn chế trên, đồng thời tiếp tục phát huy những mặt tích cực đã làm được trong giai đoạn 2016 - 2020.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý vốn các dự án đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước tại huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 94 - 99)