.Hướng phát triển đề tài

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học dựa theo vấn đề (problem based learning PBL) cho môn thực hành sửa chữa tivi tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 106 - 108)

87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Tóm tắt cơng trình nghiên cứu.

Trong đề tài này người nghiên cứu đã thực hiện được những kết quả sau:  Người nghiên cứu đã tổng hợp được các cơ sở lý luận của đề tài như các khái niệm về phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học, các đặc điểm về phương pháp dạy và các ưu nhược điểm của từng phương pháp dạy học và đặc biệt đề tài đã đưa ra được các khái niệm, đặc điểm và cách thực thực hiện phương pháp dạy học dựa theo vấn đề (Problem Based Learning).

 Người nghiên cứu đã khảo sát thực trạng dạy và học môn thực thành sửa chữa tivi tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang kết quả thể hiện ở chương 2 của đề tài.

 Người nghiên cứu đã tiến hành kết cấu lại từ 16 bài trong chương trình sửa chữa tivi tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang thành 12 vấn đề sau đó chọn ra 6 vấn đề để dạy thực nghiệm trên 2 nhóm sinh viên lớp Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử Truyền Thơng hệ cao đẳng khóa 9 với kết quả thu được thể hiện ở chương 3.

2. Tự nhận xét đánh giá đề tài.

Đề tài chỉ vận dụng phương pháp dạy học dựa theo vấn đề (problem based learning) cho môn thực hành sửa chữa tivi tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang nên không đưa ra được những lý thuyết mới cho lĩnh vực phương pháp dạy học. Tuy vậy, đề tài được người nghiên cứu tổng hợp lý thuyết của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề cùng với một số mơ hình thực hiện và những hướng dẫn liên quan đến quá trình thực hiện hết sức cụ thể. Quan trọng hơn là phương pháp này được nhiều trường đại học có tiếng trong nước và trên thế giới đang nghiên cứu và vận dụng.

Đây là lần đầu tiên phương pháp dạy học dựa theo vấn đề được vận dụng vào môn thực hành sửa chữa tivi nên khơng thể tránh được các sai sót nhưng nó cũng là một nguồn tài liệu tham khảo cho những ai có mong muốn vận dung phương pháp dạy học này vào những môn thực hành khác.

88

Từ những kết quả thu được từ nhóm thực nghiệm chứng minh rằng phương pháp dạy học dựa theo vấn đề đã mang lại cho sinh viên rất nhiều thuận lợi như: Phương pháp dạy học này mang lại cho sinh viên biết cách tự chủ trong học tập, truy tìm tài liệu, thảo luận nhóm, chia sẻ thơng tin và đặc biệt là giải quyết các vấn đề trong học tập và trong thực tiễn nhờ nhớ bài tốt. Từ đó giúp sinh viên nâng cao được thành tích học tập.

3. Hướng phát triển đề tài.

Trong giới hạn của thời gian và quy mô thực hiện đề tài, người nghiên cứu chỉ thực nghiệm 6/12 vấn đề trong môn thực hành sửa chữa tivi cho nhóm 2 nhóm của lớp Điện Tử Truyền Thơng hệ cao đẳng khóa 9 tại trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang. Kết quả thực nghiệm được đánh giá qua các phiếu khảo sát và bảng điểm dành cho sinh viên. Nếu có thời gian và điều kiện, đề tài sẽ được phát triển theo hướng sau: tồn bộ nội dung chương trình mơn học thực hành sửa chữa tivi sẽ được thiết kế lại theo hướng sửa dụng phương pháp dạy học dựa theo vấn đề (Problem Based Learning), muốn làm được điều đó cần phải có giảng viên hiểu biết về phương pháp dạy học này để cộng tác với người nghiên cứu. Một điều đáng mừng là hiện nay trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang có quy định là mỗi nhóm sinh viên học thực hành chỉ có tối đa là 20 sinh viên, nếu khơng có quy định này thì số sinh viên học thực hành quá cao sẽ khó vận dụng phương pháp này. Sau khi thiết kế lại nội chương trình mơn học theo hướng mới xong cịn phải thiết kế lại phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên sau cho phù hợp. Từ những kết quả trên ta có thể nói rằng đề tài này có thể nhân rộng ra cho các mơn học khác và nhiều đối tượng học nghề khác.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học dựa theo vấn đề (problem based learning PBL) cho môn thực hành sửa chữa tivi tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)