2.1.1. Giới thiệu chung
Hình 2.1 Khu hiệu bộ trường Cao đẳng KT-KTKG
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang đã trải qua 50 năm hình thành và phát triển với một bề dày truyền thống trong công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển của tỉnh Kiên Giang và các tỉnh lân cận. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang tiền thân là trường Trung học Kỹ thuật Kiên Giang, được khởi công xây dựng từ năm 1964 trên lô đất rộng 3 ha nằm dọc đường Liên tỉnh số 8, Rạch Giá - Hà Tiên (nay là đường Mạc Cửu, Vĩnh Thanh, Rạch Giá) và trường được thành lập năm 1965 theo Nghị định số 1110/GD/PC/NĐ ngày 23 /7/1965 của Bộ Văn hóa
28
- Giáo dục. Trường hồn thành và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/1966, với 4 nghề: điện, mộc, cơ khí, cắt may; tổng số học sinh: 102; Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tháng 3/1976 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 101- TTg ngày 6/3/1976, giao trường cho Bộ Hải sản quản lý với tên gọi là trường Trunghọc Kỹ thuật Rạch Giá. Sau 3 tháng, tháng 9/1976 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 354-TTg giao trường Trung học Kỹ thuật Rạch Giá lại cho UBND tỉnh KG quản lý để tiếp tục đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương. Năm 1977, UBND tỉnh ban hành quyết định số 08 ngày 11/01/1977 giao trường Trung học Kỹ thuật Kiên Giang cho Ty Công nghiệp (nay là Sở Công thương Kiên Giang) quản lý, đồng thời đổi tên trường thành trường Công nhân Kỹ thuật tỉnh Kiên Giang.Ngày 21/3/1988, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 205/QĐ-UB về việc đổi tên trường Công nhân Kỹ thuật tỉnh Kiên Giang với tên gọi mới của trường là Trường Công nhân Kỹ thuật Cơ điện; Năm 1989, theo Quyết định số 479/QĐ-UB ngày 13/6/1989 của UBND tỉnh Kiên Giang, ba trường Giao thông Vận tải, Công nhân Kỹ thuật Xây dựng và Công nhân Kỹ thuật Cơ điện đã được sát nhập thành một với tên gọi trường Công nhân Kỹ thuật tỉnh Kiên Giang. Năm 1995, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành quyết định số 1360/QĐ-UB chuyển trường Công nhân Kỹ thuật thuộc Sở Công nghiệp về trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo từ ngày 01/01/1996. Diện tích nhà trường lúc này là 23.326 m2. Năm 1997, UBND tỉnh Kiên Giang có quyết định số 373/QĐ-UB về việc nâng cấp trường Công nhân Kỹ thuật Kiên Giang thành trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang. Ngày 28/2/1998, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 393/QĐ-UB về việc xếp hạng I đối với trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang và tháng 11/1998, Sở Giáo dục & Đào tạo làm thủ tục chuyển giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đào tạo nghề của trường về cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (theo Quyết định số 67/1998/QĐ-TTg ngày 26/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ).Ngày 16/3/2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định số 2951/QĐ-BGD&ĐT về việc thành lập trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang trên cơ sở trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang. Tổng số CB.VC là 241 người, trong đó giảng viên giảng dạy là: 207 người. Trình độ
29
trên đại học là 91 người; trình độ đại học, cao đẳng là 113 người; trình độ khác là 37 người; Cơ sở vật chất khang trang với tổng diện tích mặt bằng là 78.32 0 m2, gồm cơ sở 1: 22.035 m2; cơ sở 2 – Hòn Đất: 50.265 m2; KTX: 6.000 m2. Diện tích xây dựng khoảng 59.314 m2, trong đó có: 55 phịng học chun mơn (2.868 m2); 5 xưởng thực hành và 1 trại thực nghiệm (26.668 m2); Trung tâm sát hạch lái xe tự động loại II (26.961 m2).[22]
2.2. Giới Thiệu Về Khoa Điên-Điên Tử:
Hình 2.2 Giáo viên khoa Điện –Điện tử trường Cao đẳng KT-KTKG
Khoa Điện – Điện tử được thành lập vào năm 1989, với tiền thân là Ban Điện và Ban Điện tử. Đến tháng 3/2015 được sáp nhập từ hai khoa Điện, Điện tử và được đổi tên thành khoa Điện - Điện tử, có chức năng đào tạo các hệ: trung cấp chuyên nghiệp: ngành Lắp ráp sửa chữa máy tính, Cơng nghệ kỹ thuật nhiệt lạnh, Cơng nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông và Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử. Cao đẳng: ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông. Ngồi ra, cịn tham gia các hoạt động tư vấn, chuyển giao cơng nghệ; Bảo trì, sửa chữa; Huấn luyện an toàn lao động và đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyên mơn
30
của Khoa. Khoa Điện - Điện tử có diện tích 3200m2, có 04 văn phịng làm việc, 12 phịng học thực hành, 04 phịng thí nghiệm với các trang thiết bị mới, hiện đại về lĩnh vực Điện lạnh dân dụng & công nghiệp, Điện công nghiệp và Điện tử Viễn thông. Hiện nay đội ngũ giảng viên của khoa gồm: 20 người trong đó 10 giảng viên có trình độ thạc sĩ, 10 giảng viên có trình độ kỹ sư.
ThS Đoàn Quốc Hưng Trưởng khoa
ThS Đoàn Nguyễn Khắc Trúc Phó Trưởng khoa
ThS Nguyễn Đặng Phúc Nguyên Phó Trưởng khoa
Tổng số học sinh, sinh viên của khoa hiện nay: hơn 350 người Chức năng, nhiệm vụ: chức năng :
Giúp hiệu trưởng trong các công việc: xây dựng chương trình đào tạo, thực hiện kế hoạch đào tạo, kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy thuộc chuyên ngành điện, điện tử và điện lạnh; Tổ chức, triển khai quá trình đào tạo, đánh giá chất lượng và quản lý công tác đào tạo theo mục tiêu đào tạo của nhà trường; Giới thiệu giải quyết việc làm, thường xuyên liên hệ với các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp; Tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, quản lý sử dụng và bảo quản tài sản, trang thiết bị phục vụ giảng dạy tại khoa. Kiểm tra, theo dõi và đánh giá kết quả công tác giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên.
Nhiệm vụ: tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo, quản lý và sử dụng tài sản:lập kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình đào tạo; Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quý, năm; Quản lý, sắp xếp, bố trí và triển khai việc khai thác, sử dụng trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập của khoa; Tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học; Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo, giáo trình mơn học, tài liệu giảng dạy. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; Lập kế hoạch mua sắm,bảo trì trang thiết bị của khoa; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, sư phạm nhằm nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho giảng viên thuộc khoa; Cung cấp thông tin, số liệu, nhận định, đánh giá kết quả thực hiện công
31
tác được giao, đồng thời thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng và phòng, khoa liên quan.[22]
2.3. Giới thiệu chương trình mơn thực hành sửa chữa tivi 2.3.1. Vị trí mơn thực hành sửa chữa tivi 2.3.1. Vị trí mơn thực hành sửa chữa tivi
2.3.1.1. Đối với xã hội:
Từ sau giải phóng đất nước, nước ta cịn nghèo nàn lạc hậu, địi hỏi cần phải có một lực lượng lao động kỹ thuật cho đất nước.Với mong muốn cung cấp kiến thức cho người dân có được kiến thức cơ bản trong lao động kỹ thuật nên từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, giáo dục lao động kỹ thuật đã đưa bộ mơn Cơng nghệ vào chương trình giáo dục phổ thơng và tính đến nay nó đã trải qua nhiều lần đổi mới như môn thực hành sửa chữa tivi.
2.3.1.2 Đối với nhà trường:
Môn thực hành sửa chữa tivi là mơn học bắt buộc trong chương trình cao đẳng ngành công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông, được giảng dạy vào học kỳ 2 năm thứ 2 và cùng với các mơn học khác trong chương trình với thời lượng 10 tiết/tuần và được tính cộng điểm như các mơn học khác trong chương trình cao đẳng.
Thực hành sửa chữa tivi thuộc bộ môn chuyên ngành liên quan đến các môn học khác như điện tử cơ bản, kỹ thuật số, kỹ thuật truyền thanh, kỹ thuật truyền hình, điện tử hang hải. Do đó, mơn học sẽ vừa có vai trị là nền tảng và vừa mang tính định hướng cho nghề nghiệp tương lai như các ngành.
2.3.2. Mục tiêu chung của môn thực hành sửa chữa tivi 2.3.2.1 Về kiến thức: 2.3.2.1 Về kiến thức:
- Trình bày đúng cấu tạo, nguyên lý làm việc và chức năng của các khối tivi - Phân biệt được các khối chức năng tivi.
2.3.2.2 Về kỹ năng:
Điều chỉnh được máy, phân loại được các khối trong tivi.
Sửa chữa được tivi được sử dụng trong lĩnh vực dân dụng. Thay thế, thay tương đương được linh kiện hư hỏng trong tivi
32
2.3.2.3 Về thái độ:
Tuân thủ các quy định trong giờ thực hành. Rèn luyện tư duy logic để phân tích, tổng hợp. + Thao tác cẩn thận, tỉ mỉ.
+ Làm việc theo nhóm tăng tính chia sẻ và làm việc cộng đồng.
2.3.3. Đặc điểm đối tượng sinh viên học môn thực hành sửa chữa tivi. 2.3.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý sinh viên cao đẳng. 2.3.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý sinh viên cao đẳng.
Sinh viên là những người có hoạt động chủ đạo là học tập để tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ở các trường cao đẳng, đại học. Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên - sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Chẳng hạn sinh viên đang học ở các trường cao đẳng, đại học, họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ. Ở sinh viên đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Sinh viên là những trí thức tương lai, ở các em sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Học tập ở đại học là cơ hội tốt để sinh viên được trải nghiệm bản thân, vì thế, sinh viên rất thích khám phá, tìm tịi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình. Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinh viên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn. Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người. Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu
33
ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khác nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng được phát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động còn hạn chế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của sinh viên. Bên cạnh những mặt tích cực trên đây, mặc dù là những người có trình độ nhất định, sinh viên không tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi thanh niên. Đó là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin, nền văn hố của chúng ta có nhiều điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hoá trên thế giới, kể cả văn hố phương Đơng và phương Tây. Việc học tập, tiếp thu những tinh hoa, văn hóa của các nền văn hoá khác là cần thiết. Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó, sinh viên dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hóa khơng phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và khơng có lợi cho bản thân họ. Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của sinh viên so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tịi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viên cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới. Những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của sinh viên.[14]
2.3.4. Đặc điểm môn thực hành sửa chữa tivi
Môn thực hành sửa chữa tivi là môn học được tổng hợp của nhiều môn trong chuyên ngành điện tử truyền thông như: các môn thực hành:
Điện tử cơ bản; Kỹ thuật nguồn; Kỹ thuật xung số. Các môn lý thuyết như: Kỹ thuật điện tử; kỹ thuật truyền thanh; kỹ thuật truyền hình; giảng dạy sau khi sinh viên
34
đã học qua các mơn như trên. Do đó nếu sinh viên học xong được mơn học này có thể thực hành được nghề sửa chữa tivi.
2.3.5 Tính cụ thể và tính trừu tượng. 2.3.5.1 Tính cụ thể: 2.3.5.1 Tính cụ thể:
Tính cụ thể của mơn học thể hiện ở chỗ nội dung môn học đề cập đến vật phẩm kỹ thuật (dụng cụ cầm tay, chi tiết máy, các linh kiện điện tử, hiện tượng kỹ thuật, v.v). Những kiến thức cụ thể này có thể trực tiếp tri giác được trên đối tượng nghiên cứu. Do vậy, khi trang bị cho sinh viên những hiểu biết này cần tăng cường cho sinh viên quan sát các vật thật, các triệu chứng hư hỏng của tivi, thao tác sửa chữa, hoặc các quy trình kỹ thuật xác định hư hỏng; coi đối tượng trực quan như điều kiện, phương tiện, điểm tựa cho quá trình lĩnh hội tri thức kỹ năng, kỹ xão.
2.3.5.2 Tính trừu tượng:
Tính trừu tượng được thể hiện dưới dạng những nguyên lý kỹ thuật mà sinh viên không thể quan sát trực tiếp. Chẳng hạn nguyên lý làm việc của máy biến thế một pha, nguyên lý làm việc của các linh kiện điện tử. Lĩnh hội được tri thức này đòi hỏi học sinh phải có óc tưởng tượng, tư duy kỹ thuật (nhận thức lý tính). Để có được tư duy phải trải qua giai đoạn nhận thức trực quan. Vì thế, ta cần trực quan hóa những nội dung trên bằng những phương tiện trực quan (hình vẽ, đồ thị, sơ đồ, mơ hình).
2.3.5.3 Tính tổng hợp.
Tính chất này thể hiện trước hết ở chỗ kiến thức được trình bày dưới dạng đại cương, cơ bản nhất làm cơ sở cho nhiều môn học liên quan. Đây cũng là yêu cầu cơ bản đối với người biên soạn nội dung chương trình và nội dung mơn học. Nhờ đặc điểm này mà môn học mang kỹ thuật tổng hợp. Từ đặc điểm này, người dạy môn thực hành sửa chữa tivi cần phải dựa vào những tri thức của các mơn khác để sinh viên có thể hiểu được ngun