1.3.2. Phân loại phương pháp dạy học:
Theo tài liệu bài giảng Lý Luận dạy học (trang 48-49) của PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ chí Minh thì “phương pháp dạy học rất đa dạng vì hoạt động dạy và hoạt động học chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố, mục tiêu, nội dung. Hơn nữa bản chất, cấu trúc của phương pháp dạy học cũng rất phức tạp, việc phân loại phương pháp dạy học còn nhiều tranh luận, còn nhiều quan điểm chưa thống nhất. Nhìn chung mỗi cách phân loại đều dựa vào những quan điểm sau đây:
1.
Những hướng thong tin ban đầu:
nhiệm vụ thực hành… Nhóm học 2. sinh tự lập kế hoạch, qui trình làm việc 6.
Cái gì phải được làm tốt hơn ở lần sau?
Trao đổi chuyên môn với giáo viên
3.
Nhóm trao đổi chun mơn với giáo viên để đi đến quyết định kế hoạch qui trình 5. Kết hợp với phiếu kiểm tra 1 Thông tin 2 Kế hoạch 3 Quyết định 4 Thực hiện 5 Kiểm tra 6 Đánh giá 4.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch
16
Căn cứ vào mục đích của lý luận dạy học: M.A Đanhilốp và B.P Exipốt... đã đưa ra các nhóm sau:
1) Nghiên cứu tài liệu mới, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. 2) Củng cố hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. 3) Ứng dụng kiến thứ, kỹ năng, kỹ xảo.
4) Kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Căn cứ đặc trưng hoạt động nhận thức của học sinh: I.A Lerơne M.N. Skatkin đã chia như sau: phương pháp giải thích, minh họa, tái hiện. Phương pháp trình bày, nêu vấn đề. Phương pháp tìm tịi từng thành phần. Phương pháp nghiên cứu.
Căn cứ vào nguồn kiến thức và tính đặc trưng của sự tri giác thơng tin: Với quan điểm này E.I Prôpxki, E.I. Golant…đã phân ra các nhóm phương pháp sau: Phương pháp dùng ngơn ngữ. Phương pháp trực quan. Phương pháp thực hành.
Căn cứ vào mức độ tích cực, sáng tạo của học sinh. R.C.Sarmar đã phân loại phương pháp dạy học ra làm 2 loại:
1) Dạy học lấy giảng viên làm trung tâm (teacher centred) tức là vai trò hoạt động của giảng viên là chủ yếu, vai trò của học sinh là thụ động. Thầy thuyết trình, giảng giải, giải thích cặn kẽ nội dung bài học, tranh thủ truyền thụ vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình cho học sinh. Giáo án được thiết kế theo đường thẳng chung cho mọi học sinh. Giảng viên chủ động thực hiện theo các bước chuẩn bị sẳn. Học sinh thụ động tiếp thu như nghe, ghi chép, cố hiểu, cố nhớ những điều giảng viên đã dạy đôi lúc học sinh trả lời những câu hỏi do giảng viên nêu ra về những vấn đề đơn giản. 2) Dạy học lấy học sinh làm trung tâm (pupil centred) ở đây dạy học hướng vào nhu cầu, khả năng hứng thú của học sinh. Nhằm phát triển năng lực tự nhận thức, năng lực độc lập, phát triển tư duy. Giảng viên cùng khảo sát một vấn đề, từng khía cạnh của vấn đề. Giảng viên đóng vai trị chỉ dẫn, học sinh tích cực chủ động tự lực nắm tri thức.
Phân loại theo mặt trong và mặt ngồi. Một hệ thống phân loại có giá trị cố gắng xây dựng chặc chẽ về mặt logic xét từ nhiều phương diện khác nhau giúp giảng viên nắm được tổng thể phương pháp dạy học. Klingberg nhà lý luận dạy học Cộng Hòa
17
Dân Chủ Đức và Nguyễn Bá Kim đã đưa ra mơ hình phân loại phương pháp dạy học xét về phương diện mặt ngoài và phương pháp xét về phương diện mặt trong. Phương pháp xét theo phương diện mặt ngồi đó là các phương pháp có thể nhận thấy xảy ra trong quá trình dạy học bằng cách quan sát hình thức tổ chức giao tiếp giữa thầy – trò - nội dung. Ví dụ như nhóm phương pháp:
Hình thức tổ chức dạy học (học theo bài lớp, tham quan, học trong quá trình lao động…).
Hình thức tổ chức cộng đồng học tập (dạy học tồn lớp, dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân-phân hóa).
Các hình thức hoạt động của thầy và trị: thuyết trình, trình bày trực quan, diễn trình làm mẫu, đàm thoại, thảo luận.
Cịn nhóm phương pháp dạy học xét theo phương diện mặt trong là dựa theo sự vận động của nội dung và tiến trình thực hiện trong q trình dạy học nó gồm bốn nhóm sau:
Các chức năng lý luận của quá trình dạy học (các chức năng điều hành quá trình dạy học)
1) Các phương pháp giới thiệu tài liệu mới: phương pháp củng cố tài liệu mới. 2) Các phương pháp vận dụng kỹ năng kỹ xảo.
3) Các phương pháp hệ thống hóa và khái quát hóa.
4) Các phương pháp kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Đường lĩnh hội tri thức đơn giản (phương pháp logic): các bước tiến hành theo thứ tự của cấu trúc con đường lĩnh hội tri thức đơn giản của con người như theo quy nạp, diễn dịch, phân tích hay tổng hợp, kế thừa-phát triển.
Đường lĩnh hội tri thức phức hợp, chuyên biệt: gồm các phương pháp như dạy học chương trình hóa, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo Algorit”.
1.4. Kỹ thuật dạy học:
Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giảng viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy
18
học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặc câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “ động não” ”tia chóp” “ bể cᔓXYZ”, bản đồ tư duy…Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào q trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh.[17]
[17]