Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học dựa theo vấn đề (problem based learning PBL) cho môn thực hành sửa chữa tivi tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 25 - 27)

1.1 .Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1.2. Tại Việt Nam

Ở Việt Nam (Problem Based Learning) chưa được áp dụng rộng rãi và trong khối các trường đại học Y Dược chỉ được biết đến từ năm 2004 do khoa Y tế công cộng (Đại học Y Hà Nội) áp dụng. Trong khn khổ Dự án “Chương trình nâng cao nguồn nhân lực y tế” thuộc Vụ Khoa học và Đào tạo (Bộ Y tế) sáng ngày 25/12/2008 tại Hà Nội đã khai mạc “Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phương pháp học tập dựa trên vấn đề” với sự tham gia của đại diện 10 trường Đại học Y, Điều dưỡng và Kỹ thuật y học trên cả nước. Mục tiêu của Hội thảo nhằm giới thiệu tổng quan về phương pháp học tập dựa trên vấn đề và giới thiệu quá trình chuẩn bị, triển khai, đánh giá việc áp dụng thí điểm phương pháp học tập dựa trên vấn đề của trường Đại Học Y Tế Công Cộng và Đại học Y Hà Nội. Cũng tại Hội thảo lần này, trường Đại Học Y Tế Công Cộng và trường Đại học Y Hà Nội là hai cơ sở đào tạo chính chia sẻ những kinh

9

nghiệm áp dụng phương pháp học tập dựa trên vấn đề với một số trường Đại học Y, Điều dưỡng và Kỹ thuật y học của Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo trong các trường Đại học. 16

Trường đại học Hoa Sen, phối hợp với trường đại học An Giang tổ chức hội thảo quốc tế “Nhận thức về nhu cầu bảo vệ mơi trường: Vai trị của giáo dục đại học “diễn ra vào ngày 21 và ngày 23 tháng 7 năm 2010 tại TP.HCM và An Giang.[16] Trong tham luận của tác giả Vũ Hải Yến đã khẳng định áp dụng phương pháp (Problem Based Learning) đã giúp sinh viên biết cách tổ chức việc học của mình tốt hơn, chủ động hơn trong tìm kiếm tài liệu để nghiên cứu và thảo luận hiệu quả hơn.

Trong quyển A Study of the Implementationof a Problem–Based- Learning Aroach in University Classes in Vietnam của tác giả Nguyễn Danh Đức[1] phương pháp dựa trên kết quả khảo sát đã khẳng định rằng phần lớn giảng viên và học viên Việt Nam sẳn sàng chấp nhận dạy và học bằng phương pháp dạy học dựa theo vấn đề mặc dù họ phải đối mặt với nhiều khó khăn. 1

Trong luận văn thạc sĩ ngành giáo dục học của trường đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Thu Thủy bảo vệ năm 2009 đã nghiên cứu về đề tài “Phương pháp dạy học dựa trên vền đề (Problem Based Lreaning PBL) và vận dụng vào thiết kế giảng dạy chương VII “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lý 11-nâng cao” tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy đã nhận định “dạy học dựa trên vấn đề Problem based learning” đã góp phần “khơi dậy và phát huy tối đa năng lực tự học, sáng tạo của người học”, đáp ứng các mục tiêu trong thời kỳ đổi mới với chất lượng và hiệu quả quả tốt hơn”. [26]

Trong luận văn thạc sĩ ngành giáo dục học của Trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh. Trần Thị Thanh Tịnh bảo vệ tháng 10 năm 2012 đã nghiên cứu về đề tài “Áp dụng phương pháp học tập dựa trên vấn đề (Problem Based Lreaning) cho môn gây mê gây tê cơ bản 1 tại đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.” Tác giả Trần Thị Thanh Tịnh đã nhận định việc học tập bằng phương pháp PBL là một lựa chọn tốt để nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề cho học sinh.[27]

10

Tóm lại các nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học dựa theo vấn đề trên thế giới và ở Việt Nam đều cho rằng nó là một phương pháp dạy học tích cực giúp sinh viên biết cách tổ chức việc học của mình tốt hơn, chủ động hơn trong tìm kiếm tài liệu để nghiên cứu và thảo luận hiệu quả hơn và được nhiều trường đại học có tiếng trên thế giới áp dụng giảng dạy cho một số môn học. Trong tương lai “cần có những nghiên cứu sâu hơn về lý thuyết và nội và phạm vi ứng dụng của phương pháp (Problem-Based Learning”. [2]

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học dựa theo vấn đề (problem based learning PBL) cho môn thực hành sửa chữa tivi tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật kiên giang (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)