Lý do chọn đề tài

Một phần của tài liệu Thực trạng học tiếng anh của sinh viên dự bị trong chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại trường đại học sư phạm kỹ thuật TpHCM (Trang 26 - 28)

1.1 Về mặt lý luận:

Theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg, ký ngày 30 tháng 9 năm 2008 về việc phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” đã nêu rõ việc tăng cường hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ như sau: “Khuyến khích các cơ sở giáo dục mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hợp tác quốc tế với các tổ chức ở các quốc gia có bản ngữ hoặc ngơn ngữ quốc gia phù hợp với việc dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam; thực hiện các chương trình hợp tác, trao đổi giáo viên với nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên người nước ngoài tham gia đào tạo ngoại ngữ trong các trường cao đẳng, đại học của Việt Nam”.

1.2 Về mặt thực tiễn:

Hiện nay có rất nhiều thống kê khác nhau về số lượng quốc gia sử dụng tiếng Anh. Nhưng nhìn chung ước tính có khoảng 60 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngơn ngữ chính và hơn 100 quốc gia sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai. Tiếng Anh cịn là ngơn ngữ chính thức của nhiều tổ chức quốc tế như Liên hiệp quốc, Liên minh châu Âu, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Khối Thịnh vượng chung Anh (The Commonwealth of Nations), Nhóm G8, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức Bưu chính Quốc tế... Như vậy, ước tính số lượng người nói tiếng Anh trên thế giới khoảng hơn 1.5 tỷ người và là ngôn ngữ được nhiều người học nhất.

Hình 1: Số lượng người học các ngơn ngữ trên thế giới

Ngày nay, khơng ai phủ nhận vai trị của tiếng Anh trong tất cả các hoạt động như: giáo dục, kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, du lịch…. Nó là cơng cụ để con người tiếp cận nền tri thức khổng lồ của nhân loại, là phương tiện kết nối những con người trên thế giới gần nhau hơn để giao lưu, học hỏi, hợp tác kinh doanh hay đơn giản chỉ là để giúp đỡ nhau như các tổ chức nhân đạo phi chính phủ…

Năm 2015, khi cộng đồng kinh tế Asean (gọi tắt là AEC) chính thức thành lập thì sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội làm việc và định cư tại các nước thành viên. Lao động Việt Nam tuy có đặc điểm là cần cù, chịu khó học hỏi và nhân công giá rẻ… nhưng những yếu tố đó thì vẫn chưa đủ để được chấp nhận trong môi trường hội nhập. Cho nên để có thể tham gia và cạnh tranh trong thị trường lao động ASEAN thì bắt buộc sinh viên ngồi việc trang bị kiến thức chuyên môn, các kỹ năng mềm, tinh thần kỷ luật, tác phong làm việc công nghiệp… thì cịn phải chuẩn bị tiếng Anh thật tốt. Trong bối cảnh đó, tiếng Anh khơng chỉ cần thiết cho lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài mà còn quan trọng đối với lao động trong nước vì chúng ta cịn phải cạnh tranh với các nguồn lao động từ các nước

trong khu vực đến Việt Nam để làm việc trong đó có Singapore, Malaysia, Philipine… là những quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Nhận thức được nguy cơ và thách thức đó, nhiều phụ huynh đã có xu hướng cho con em theo học các chương trình liên kết đào tạo quốc tế để nhận bằng cấp quốc tế và xem nó như là một tấm vé thông hành của người lao động Việt Nam khi làm việc ở các nước ASEAN khác.

Sinh viên dự bị trong chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM sẽ có thời gian 1 năm để chuẩn bị tiếng Anh theo đúng quy định của chương trình. Nhưng khơng phải sinh viên nào cũng đạt được mục tiêu này theo đúng tiến độ. Do điểm xuất phát từ trình độ tiếng Anh ở cấp trung học phổ thông chưa được chú trọng đầy đủ 5 kỹ năng nên sinh viên gặp nhiều khó khăn khi vào học chương trình tiếng Anh trong mơi trường học tập quốc tế. Thậm chí, nhiều sinh viên học rất tốt ở cấp độ 1 và 2 là cấp độ tiếng Anh tổng quát nhưng khi vào cấp độ 3 và 4 là cấp độ tiếng Anh học thuật vẫn gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Thực trạng học tiếng Anh của sinh viên dự bị trong chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM” góp phần đánh giá những khó khăn và hạn chế để từ đó đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tiếng Anh của sinh viên.

Một phần của tài liệu Thực trạng học tiếng anh của sinh viên dự bị trong chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại trường đại học sư phạm kỹ thuật TpHCM (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)