Các khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu Thực trạng học tiếng anh của sinh viên dự bị trong chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại trường đại học sư phạm kỹ thuật TpHCM (Trang 36 - 48)

9. Kết cấu luận văn

1.2. Các khái niệm cơ bản

Tiếng Anh

Theo Giáo sư Mats Deutsch Mann (Mid Sweden University) thì tiếng Anh (English) là một ngôn ngữ thuộc nhánh miền Tây của nhóm ngơn ngữ German (West Germanic) trong ngữ hệ Ấn-Âu. Ngôn ngữ này đến Anh cùng người Anglo- Saxon trong thế kỷ thứ V. Nó được sử dụng phổ biến nhờ vào ảnh hưởng của Mỹ và Anh trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học, tin học, chính trị, văn hóa và đặc biệt là giáo dục. So với các ngơn ngữ khác thì tiếng Anh được sử dụng ở nhiều quốc gia. Điều này cho thấy được sự phổ biến của nó trên tồn thế giới.

Hình 2: Số lượng quốc gia nói tiếng Anh trên thế giới

Căn cứ vào mục đích sử dụng, tiếng Anh được phân loại như sau:

Tiếng Anh tổng quát (General English) là tiếng Anh cơ sở, có tính nền tảng giúp người học có thể tự tin sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động giao tiếp xã hội cũng như sử dụng để nghiên cứu và học tập.

Tiếng Anh học thuật (Academic English) là tiếng Anh sử dụng trong việc học tập, nghiên cứu, trao đổi học thuật ở các cơ sở giáo dục như cao đẳng, đại học tại các nước nói tiếng Anh. Người học sử dụng tiếng Anh để nghe hiểu, trình bày ý kiến, ý tưởng, đọc các tài liệu học tập, và viết các bài viết, bài báo trong môi trường học thuật.

Tiếng Anh chuyên ngành (English for special purpose) là hệ thống từ ngữ chuyên dụng của một ngành nghề cụ thể nào đó.

Tiếng Anh giao tiếp (hay cịn gọi là tiếng Anh thơng dụng) chủ yếu dùng để có thể giao tiếp và trị chuyện hằng ngày bằng việc nói một cách rõ ràng để người khác có thể hiểu mà chưa cần quan tâm ngay đến các lỗi ngữ pháp và các lỗi khác. Tiếng Anh giao tiếp chú trọng đến phản xạ của người nói.

Tiếng Anh được đào tạo tại chương trình LKĐT quốc tế của trường ĐHSPKT TPHCM là tiếng Anh tổng quát và tiếng Anh học thuật.

Hoạt động học

Có nhiều quan niệm khác nhau về hoạt động học nói chung.

Theo Carl Rogers thì “Nó có tính chất dấn thân, nhập cuộc toàn bộ con

người của người học, cả tình cảm lẫn nhận thức. Nó có tính chất tự động. Nó phải tạo ra sự thay đổi. Nó được đánh giá bởi chính người học”. [15; tr. 10]

Dưới góc nhìn của Tâm lý học thì “Hoạt động học là hoạt động đặc thù của

con người, được điều khiển bởi mục đích tự giác, là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định.”

[9; tr. 136]

“Hoạt động học tập là nhằm vào tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… để biết, hiểu,

tiếp thu và đưa vào vốn kinh nghiệm của bản thân, tức là lĩnh hội các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo ấy.” [17; tr. 50]

“Hoạt động học có hai chức năng thống nhất với nhau là: lĩnh hội thông tin

và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm của mình một cách tự giác, tích cực, tự lực”. [2; tr. 176]

Hầu hết các tác giả của những định nghĩa trên đều có điểm chung là hoạt động học là hoạt động gắn liền với hoạt động chiếm lĩnh nền tri thức và đồng thời đề cao tinh thần chủ động của người học trong việc tích cực và tự giác tiếp thu kiến thức. Như vậy có thể tổng kết định nghĩa hoạt động học nói chung như sau: Hoạt động học là quá trình lĩnh hội nền tri thức của nhân loại; tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo và biến chúng thành năng lực và phẩm chất của riêng mình rồi vận dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống để tồn tại và phát triển trong xã hội loài người.

Hoạt động học tiếng Anh

Học ngoại ngữ có thể được hiểu ở cấp độ đơn giản nhất là giống như “một đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ”. Khi mà cha mẹ, người chăm sóc bé hoặc những người xung quanh như bạn bè, hàng xóm, họ hàng, thầy cơ… gần gũi trong sinh hoạt hằng

ngày, tiếp xúc, trò chuyện, kể chuyện... đứa trẻ tiếp thu và vận dụng vào trong các tình huống giao tiếp và dần dần trở thành kỹ năng giao tiếp để giúp cho đứa trẻ hòa nhập với cuộc sống. Học ngoại ngữ diễn ra một cách tự nhiên, tự phát theo hình thức tương tự như vậy nhưng chỉ khác ở chỗ là nó học một ngơn ngữ khác ngồi tiếng mẹ đẻ.

Học tiếng Anh nói riêng và học ngoại ngữ nói chung là một dạng của hoạt động học nên dựa vào nhận định của chúng tôi về hoạt động học nói trên để suy ra định nghĩa hoạt động tiếng Anh. Như vậy có thể hiểu hoạt động tiếng Anh là một q trình lĩnh hội ngơn ngữ tiếng Anh, tích lũy nó theo thời gian rồi biến nó thành năng lực của bản thân và sử dụng nó vào mục đích cá nhân như giao tiếp, học tập, nghiên cứu hoặc làm việc…

Theo tác giả Ngô Mạnh Linh trên Giáo dục online thì ngoại ngữ và ngơn ngữ thứ hai có sự khác nhau như sau [35]:

STT

Ngôn ngữ thứ 2 Ngoại ngữ

1 Thời

gian

Hầu hết thời gian sử dụng để tiếp nhận ngôn ngữ.

Thời gian học ngôn ngữ phụ thuộc vào phân bổ tại thời khóa biểu của lớp học. 2 Đầu vào Rộng, khơng/ít có sự lựa chọn

hay bắt buộc.

Có sự lựa chọn, phân loại.

3 Vai trị của người dạy Hướng dẫn người học tự khám phá thông qua bổ trợ tại lớp học.

Hướng dẫn cụ thể/chi tiết.

4 Kỹ năng

Giao tiếp (nghe-nói) là quan trọng nhất, quyết định sự thành công/thất bại của người học.

Phụ thuộc vào nhu cầu người học/định hướng của khóa học để xác định kỹ

năng cần học. 5 Động lực người học

Rất mong muốn tiếp nhận/bắt buộc tiếp nhận do ngôn ngữ mang yếu tố then chốt/sống còn trong đời sống hàng ngày.

Mong muốn sử dụng với những mục tiêu ngắn hạn/dài hạn.

6 Độ tuổi

bắt đầu

Từ bé Thông thường với lứa tuổi cấp 1, phụ thuộc vào chương trình học. 7 Quá trình tiếp nhận/kết quả

Tương tự quá trình tiếp nhận tiếng mẹ đẻ (Tiếp nhận ngôn ngữ thơng qua q trình vơ thức, khơng bị ràng buộc bởi các khái niệm ngữ pháp - đúng - sai).

Liên tục tăng cường vốn từ vựng cho những tình huống cụ thể.

Hướng đến khả năng giao tiếp trong những tình huống thực của đời sống.

Thành công hay thất bại của việc tiếp nhận ảnh hưởng trực tiếp đến đời thực của người sử dụng.

Học ngôn ngữ thông qua hướng dẫn trực tiếp về các quy tắc, khái niệm, đúng - sai.

Coi trọng năng lực về ngôn ngữ học hơn là kỹ năng giao tiếp. Khả năng ngữ pháp tốt hơn giao tiếp.

Hiệu quả giao tiếp đạt được sau nhiều năm học không đồng đều, sự thành công hay thất bại trong việc học ít/khơng ảnh hưởng đến đời sống của người học.

8

Tính cách người

Thoải mái, tự nhiên, luôn mong muốn và sẵn sàng giao tiếp.

Thông minh, kiên nhẫn và kỹ năng học thuộc, ghi nhớ tốt.

học Thước đo thành cơng tính bằng

sự trôi chảy trong khả năng giao tiếp.

Thước đo thành công được tính bằng điểm học tập thơng qua các bài kiểm tra/chứng chỉ.

9 Môi

trường

Sử dụng phổ thông, được coi là ngơn ngữ chính thức thứ 2 sau tiếng mẹ đẻ (trong các văn bản pháp quy, trong đời sống xã hội, sử dụng để giảng dạy các môn học trong nền giáo dục…)

Chủ yếu trong phạm vi nhà trường, được coi là một mơn học trong chương trình.

Bảng 1: Bảng so sánh một vài yếu tố giữa ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ

Và cũng theo nghiên cứu của tác giả này thì có sự khác nhau giữa q trình tiếp nhận ngơn ngữ và học ngôn ngữ. Tiếp nhận ngôn ngữ là q trình vơ thức,

khơng chủ động giống như một đứa trẻ tiếp nhận tiếng mẹ đẻ, người lao động tiếp nhận tiếng nước khác trong quá trình sinh sống và làm việc tại đất nước đó. Q trình tiếp thu tồn bộ, khơng có sự lựa chọn. Học ngơn ngữ là q trình tiếp thu có ý thức và chủ động của người học thông qua các bài học (lessons), tập trung vào các nội dung đã được định hướng từ ban đầu.

Có nhiều ý kiến cho rằng để có thể nói viết tiếng Anh một cách thơng thạo thì hãy xem nó như là ngơn ngữ thứ hai chứ khơng phải là ngoại ngữ.

Đánh giá

Để tìm hiểu việc học đã diễn ra thật sự như thế nào, trong tình trạng ra sao và phản ánh được điều gì thì người ta đi tìm hiểu thực trạng của nó thơng qua việc đánh giá tồn thể trên khóa học.

Theo đó, đánh giá (Evaluation) là việc căn cứ vào kết quả của quá trình đo lường và đánh giá năng lực và phẩm chất của sản phẩm đào tạo để đưa ra những

nhận định, kết luận và đề xuất các quyết định nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. [3]

Theo Từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng 1997, đánh giá được hiểu là nhận định giá trị. Trong giáo dục học, đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đốn về kết quả cơng việc, dựa vào sự phân tích những thơng tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục. [37]

Ellis (2008) đã đưa ra mơ hình các thành phần khóa học. Mơ hình này khơng những giúp cho giáo viên chuẩn bị tốt cho việc giảng dạy của mình mà cịn giúp cho nhà trường đánh giá được sự thành cơng của khóa học. [26]

Hình 3: Mơ hình các thành phần khóa học – Ellis (2008)

Trên đây là mơ hình được xem xét khi thiết kế một khóa học, nó liên quan đến 5 yếu tố như sau: Kết quả học tập dự kiến (Intended learning outcome), bối cảnh (context), nội dung (content), phương pháp giảng dạy (methods), phương pháp đánh giá (assessment). Năm yếu tố này có liên quan mật thiết với nhau như sơ đồ ở trên. Và để đánh giá khóa học thì người ta đánh giá trên tồn thể sơ đồ vì bất

kỳ một sự thay đổi của một yếu tố nào đều kéo theo sự thay đổi của những yếu tố khác. Trong đề tài này, tác giả cũng sử dụng 5 yếu tố trên để đánh giá thực trạng

Nội dung

Mục đích

Ngữ cảnh Phương pháp

Kiểm tra, đánh giá

Đánh giá khóa học

học tiếng Anh của sinh viên dự bị trong chương trình LKĐT tại trường ĐHSPKT TPHCM.

Kết quả học tập dự kiến (Intended learning outcomes): Đây là một bước

quan trọng để lập kế hoạch thành công. Việc xác định và nói rõ kết quả học tập là chìa khóa dẫn đến thành cơng trong việc lập kế hoạch cho khóa học.

 Kết quả học dự kiến đưa ra có phù hợp hợp với vấn đề ngữ cảnh hay không?  Làm cách nào để nội dung và phương pháp đưa ra có đảm bảo sinh viên đạt

được kết quả như mong muốn?  Thay đổi gì để sinh viên cải thiện?

 Kết quả học tập ngồi chương trình mà sinh viên đạt được là gì? (kỹ năng viết, kỹ năng thuyết trình…)

 Kết quả đạt được dựa trên lý thuyết hoặc kỹ năng?

 Kết quả đạt được có cụ thể, có đạt tới được hoặc đo lường được không?  Bối cảnh (Contexual Issues)

Bối cảnh sẽ ảnh hưởng tồn bộ khóa học nên phải dành nhiều thời gian để suy nghĩ về đặc điểm người học, sự phù hợp của khóa học, nguồn lực, cơ sở vật chất.

Đối với người học:

 Người học là ai? (Tuổi, chương trình học, năm học, kinh nghiệm)  Sở thích là gì? Nhu cầu là gì? Mục đích là gì?

 Mong đợi điều gì ở khóa học này? Mong đợi điều gì ở người dạy?

 Mục tiêu của người học là gì? Làm cách nào để kết hợp mục tiêu học tập của sinh viên vào trong nội dung của khóa học?

 Làm cách nào để đánh giá năng lực và nhu cầu khác nhau của người học (ví dụ như sự khác nhau về ngơn ngữ, văn hóa, cách học…)?

 Phương pháp dạy nào để người học dấn thân vào việc học?

 Giáo viên có cần phải đánh giá kỹ năng vừa mới có hay khơng? Nếu có thì bằng cách nào?

 Mục tiêu của người dạy là gì? Người dạy và người học có biết mục tiêu của nhau hay khơng?

Chương trình khóa học:

 Khóa học của tôi phù hợp với chương trình đào tạo ở đâu (Điều kiện tiên quyết là gì? Nó thuộc năm học nào? Nó bắt buộc hay tự chọn)?

 Mục tiêu đào tạo của Khoa là gì? Làm thế nào người dạy có thể kết hợp mục tiêu của mình vào chương trình đào tạo của Khoa?

 Khóa học nào tơi nên chuẩn bị cho sinh viên (nếu có)?

 Khóa học thực hành hay lý thuyết? Liệu khóa học của tơi dựa trên kỹ năng, dựa trên lý thuyết, hoặc kết hợp cả hai?

 Có thêm nguồn lực nào cho sinh viên (nghĩa là trợ giảng, nhân viên hỗ trợ kỹ thuật, v.v ...)?

Mơ tả khóa học:

 Bảng mô tả lịch học cho tôi biết về những gì tơi cần làm trong khóa học?  Nếu khơng có bảng mơ tả thì làm cách nào để mơ tả chính xác khóa học của

tơi?

Địa điểm khóa học:

 Khóa học sẽ diễn ra ở đâu và vào thời gian nào? Cơ sở vật chất nào có sẵn?  Các sinh viên có thể truy cập vào máy tính khơng?

 Tơi có thể sử dụng thiết bị nghe nhìn nào?

Chương trình đào tạo: Chọn nội dung gì cho khóa học là một điều rất lưu ý

vì có nhiều quan điểm và nhiều ý tưởng trong việc lựa chọn chủ đề. Đây là những câu hỏi gợi ý giúp cho người dạy thu hẹp chủ đề.

Sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu khác

 Sử dụng tài liệu nào? Tìm chúng ở đâu? (tạp chí, thư viện, thư mục của sinh viên, tài liệu trực tuyến).

 Trước đây đã sử dụng tài liệu gì? (Sách giáo khoa, nguồn tài liệu đọc, nguồn tài liệu ghi chép, máy tính…).

 Tài liệu chuẩn bị cho người học bây giờ có giống tài liệu của người học trước đó hay khơng? Người học bây giờ có giống người học trước đây – những người học đã được chuẩn bị tài liệu?

 Có nên thay đổi tài liệu để phù hợp với các phong cách học tập khác nhau.  Có nguồn tài liệu nào mà giáo viên cần đưa thêm vào hay khơng? Giáo viên

có muốn đưa thêm vào máy chủ của thư viện hay không? Thời hạn của giáo viên trong việc lựa chọn và biên soạn những tài liệu để dành tham khảo.

Tổ chức lớp học theo kế hoạch

 Giáo viên sẽ dạy gì? Có những quy định nào về chương trình giảng dạy của khoa hay khơng?

 Sinh viên cần có những kiến thức nền tảng (tiên quyết) hay cần giáo viên ôn tập kiến thức cũ.

 Giáo viên cần dạy gì cho lớp, cần dạy bao nhiêu? Bao lâu?  Giáo viên cần dành bao nhiêu thời gian cho mỗi chủ đề?

 Có những khái niệm nào đặc biệt quan trọng, khó khăn hay phức tạp?

 Giả sử rằng thời gian tập trung kéo dài từ 15-20 phút, làm cách nào để phân chia bài giảng của chương trình?

 Giáo viên nên chỉ định đọc thêm hoặc các hoạt động khác bao nhiêu là vừa?  Giả sử người học dành khoảng 10h/tuần vào việc học ở nhà, làm cách nào để

kế hoạch giảng dạy phù hợp với nó là tốt nhất?  Vấn đề kiểm tra, đánh giá (Assessment Issues)

Có nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau được thiết kế để sử dụng trong các trường đại học. Vấn đề then chốt là lựa chọn loại đánh giá nào mà cho phép người dạy đánh giá được sinh viên đạt được kết quả mà bạn đặt ra.

 Công cụ mà người dạy sử dụng để đánh giá là gì? (Bài tập, bài kiểm tra, bài đồ án, làm việc nhóm, đánh giá của những người tương đương trình độ).  Người dạy đang cố gắng đạt được điều gì bằng cách sử dụng công cụ này?

 Mong muốn tạo ra môi trường lớp học như thế nào? Phương pháp đánh giá có làm việc tốt trong mơi trường này hay khơng? (Người dạy có thể thay đổi gì để cải tiến nó).

 Làm cách nào để phương pháp đánh giá của người dạy giúp cho sinh viên

Một phần của tài liệu Thực trạng học tiếng anh của sinh viên dự bị trong chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại trường đại học sư phạm kỹ thuật TpHCM (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)