Bồi dưỡng tiếng Anh đầu vào cho sinh viên còn yếu trước khi học chính thức

Một phần của tài liệu Thực trạng học tiếng anh của sinh viên dự bị trong chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại trường đại học sư phạm kỹ thuật TpHCM (Trang 140)

9. Kết cấu luận văn

3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng học tiếng Anh

3.2.1. Bồi dưỡng tiếng Anh đầu vào cho sinh viên còn yếu trước khi học chính thức

- Mục đích của biện pháp: Hạn chế tình trạng chênh lệch quá lớn về trình độ tiếng Anh giữa các sinh viên trong cùng một lớp.

- Nội dung của biện pháp:

+ Nâng trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên từ Anh văn Trung học phổ thông ở mức Trung bình Khá lên IELTS 4.5.

+ Kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào để phân loại và có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời.

+ Trình độ tiếng Anh nền tảng ở bậc Trung học phổ thông của sinh viên rất quan trọng. Nó có thể thúc đẩy nhanh hoặc làm chậm quá trình học tiếng Anh của chương trình quốc tế. Sinh viên có thể sẽ khá bỡ ngỡ khi mới bắt đầu chương trình nhưng nếu trình độ tiếng Anh nền tảng tốt thì sinh viên sẽ có cơ hội phát huy trong mơi trường học tập quốc tế.

+ Những sinh viên đạt trình độ tiếng Anh IELTS 4.5 thì bắt đầu học chương trình tiếng Anh dành cho sinh viên quốc tế. Dựa vào kết quả thi, nhà trường phân loại lớp khá và lớp trung bình để giáo viên có phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Lớp có trình độ khá thì giáo viên sẽ tăng

cường giáo trình nâng cao, lớp có trình độ trung bình thì giáo viên sẽ tăng cường bài tập để củng cố kiến thức.

+ Sinh viên khơng đủ trình độ tiếng Anh đầu vào thì phải trải qua lớp học bổ sung kiến thức. Sinh viên yếu kỹ năng nào thì phải được tăng cường bổ sung kiến thức của kỹ năng đó cho đến khi nào đạt được yêu cầu chất lượng đầu vào.

- Cách thực hiện:

+ Tổ chức thi tiếng Anh đầu vào theo tiêu chuẩn quốc tế giống như thi IELTS (thi đầy đủ các kỹ năng).

+ Dựa trên kết quả thi để xếp lớp hoặc tổ chức lớp bổ sung kiến thức. 3.2.2. Tạo mơi trường giao tiếp hồn tồn bằng tiếng Anh trong nhà trường

- Mục đích của biện pháp: Giúp cho sinh viên có mơi trường thực hành giao tiếp tiếng Anh.

- Nội dung của biện pháp:

+ Mơi trường giao tiếp hồn toàn tiếng Anh trong nhà trường sẽ khuyến khích cho sinh viên nói tiếng Anh để giao tiếp với giáo viên, với bạn bè trong những ngữ cảnh thực tế, gần gũi. Đồng thời, đây cũng là nơi để sinh viên luyện tập để khi có cơ hội tiếp xúc với người nước ngồi thì có thể tự tin giao tiếp.

+ Giảng viên, chuyên viên và sinh viên được yêu cầu nói tiếng Anh trong tất cả các hoạt động của nhà trường kể cả giờ học, giờ ra chơi. Giao tiếp với thầy cơ, bộ phận học vụ, bộ phận hành chính, tất cả các kênh liên lạc giữa sinh viên và nhà trường như: Thông báo, quy định, email… đều phải được sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh 100%.

- Cách thực hiện

+ Làm công tác tư tưởng cho sinh viên hiểu được mục đích và tầm quan trọng của của biện pháp này là nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ của sinh viên để các em có ý thức chấp hành nghiêm túc.

+ Yêu cầu giảng viên và chuyên viên nhà trường thực hiện nghiêm túc để làm gương cho sinh viên.

+ Nhà trường kết hợp với Ban cán sự lớp thường xuyên kiểm tra nhắc nhở sinh viên vi phạm và động viên kịp thời đối với sinh viên mà khả năng giao tiếp tiếng Anh còn hạn chế, tránh trường hợp sinh viên trêu chọc khi bạn nói sai.

+ Có biện pháp nhắc nhở kịp nếu sinh viên khơng theo quy định, chủ yếu là khuyến khích, động viên và nâng cao tinh thân thần tự giác chứ không phải để trách phạt.

+ Tạo điều kiện cho sinh viên thường xuyên được giao lưu với những đoàn sinh viên nước ngoài đến thăm trường.

+ Tiếp nhận sinh viên từ các nước trong khu vực đến học tập.

3.2.3. Trao đổi, giao lưu sinh viên trong cùng một hệ thống giữa các trường (Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Đà Nẵng, Đại học SPKT Tp. HCM)

- Mục đích của biện pháp: Thay đổi mơi trường học tập để khơi dậy sự hứng thú và học hỏi lẫn nhau của sinh viên giữa các trường.

- Nội dung của biện pháp:

+ Trao đổi, giao lưu sinh viên giữa các trường là việc một số sinh viên của trường này muốn sang trường khác học để thay đổi môi trường học tập. Vì chương trình đào tạo là giống nhau nên việc trao đổi sinh sẽ không

ảnh hưởng đến hoạt động dạy của các trường miễn sao đảm bảo cân bằng giữa số lượng đi và đến.

+ Mỗi một khu vực, mỗi vùng miền sẽ có những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc học ngoại ngữ. Thơng qua việc trao đổi và giao lưu, sinh viên sẽ chia sẻ với nhau kinh nghiệm học tập.

+ Thay đổi môi trường học tập sẽ giúp sinh viên giảm bớt sức ỳ trong học tập, kích thích sự tị mị, muốn khám phá và hịa nhập vào mơi trường học tập mới.

+ Thay đổi mơi trường học tập mới cịn giúp cho một số sinh viên vượt qua được trở ngại khi gặp khó khăn về vấn đề tâm lý, tình cảm, gia đình… - Cách thực hiện

+ Lãnh đạo của các trường tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi sinh viên cũng như tiếp nhận lại sinh viên sau thời gian trao đổi.

+ Trong thời gian trao đổi sinh viên, các trường cần phối hợp với nhau trong việc quản lý sinh viên và theo dõi kết quả học tập cũng như thường xuyên thơng báo cho gia đình.

3.2.4. Tăng thời lượng học của Cấp độ 3 và Cấp độ 4

- Mục đích của biện pháp: Tăng tỷ lệ sinh viên hồn thành chương trình tiếng Anh theo đúng tiến độ.

Theo quy định của chương trình thì sinh viên khơng đạt đủ trình độ tiếng Anh theo quy định thì sẽ khơng được vào học chun ngành. Chính vì vậy mà sinh viên thi rớt ở cấp độ nào thì phải học lại cấp độ đó. Việc học phải học đi học lại một cấp độ nào đó vừa mất thời gian, vừa gây ra sự chán nản hoặc tâm lý muốn bỏ học của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên sẽ rớt nhiều nhất ở Cấp độ 3 vì đây là giai đoạn chuyển giao từ tiếng Anh tổng quát sang tiếng Anh học thuật. Tỷ lệ này có giảm dần ở cấp độ 4.

- Nội dung của biện pháp:

+ Tiếng Anh Tổng quát là sự phối hợp tổng thể và cẩn trọng các đặc điểm của ngôn ngữ, bao gồm ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm, văn bản, chức năng và ngữ cảnh. Nội dung chương trình tăng cường tính phức tạp của bài tập cùng với chiến lược lấy người học làm trọng tâm sẽ giúp sinh viên tiếp cận tiếng Anh Học thuật.

+ Trong khi đó, tiếng Anh học thuật bao gồm một loạt các kỹ năng ngôn ngữ và các hoạt động cụ thể trong bối cảnh học thuật: đọc hiểu, tóm tắt, nghe giảng, viết tiểu luận và báo cáo, làm bài tập dự án, và thuyết trình. Các kỹ năng học tập bao gồm ghi chú, nhận và chuyển tải thông tin từ văn bản, bảng biểu và sơ đồ; tóm tắt các bài nghị luận, trình bày bài vở và luận văn, và các kỹ năng công nghệ thông tin.

+ Và sự chuyển tiếp giữa hai trình độ trên cần một sức bật lớn nên việc tăng thời gian học để giúp cho sinh viên đủ thời gian chuẩn bị tốt về mặt tâm lý và tiêu hóa kiến thức. Khi thời lượng học tăng lên và khối lượng bài học khơng thay đổi thì giáo viên sẽ có nhiều thời gian để chăm chút cho bài giảng của mình, có nhiều thời gian để sửa bài, ôn tập, củng cố kiến thức thông qua việc tổ chức thêm các hoạt động trên lớp cho sinh viên hơn.

- Cách thực hiện:

+ Trường Cao đẳng Quốc tế TEG phân bố lại kế hoạch giảng dạy trải đều trong 15 tuần thay vì 10 tuần như trước đây.

+ Trường Đại học SPKT Tp. HCM phân bố lại thời khóa biểu và kiểm sốt lịch trình của giảng viên để đảm bảo kế hoạch giảng dạy mới được thực hiện nghiêm túc.

+ Giáo viên tham gia giảng dạy sử dụng thời gian kéo dài để tăng cường thêm các hoạt động trên lớp nhằm giúp cho sinh viên củng cố kiến thức

và ghi nhớ bài học lâu hơn. Sinh viên có thêm nhiều thời gian để thực hành thông qua các việc thực hiện cái bài tập dự án, thuyết trình, tổ chức hội thảo.

+ Thường xuyên tổ chức dự giờ và trao đổi giữa các giáo viên để theo dõi tình hình học tập của sinh viên.

3.2.5. Đa dạng hóa đội ngũ giáo viên nước ngồi đến từ nhiều quốc gia khác nhau - Mục đích của biện pháp: Giúp cho sinh viên học cách phát âm chuẩn, hoặc cách sử dụng từ ngữ chuẩn ngữ cảnh như người bản ngữ.

- Nội dung của biện pháp:

+ Thay đổi luân phiên giáo viên nước ngoài để tránh sự nhàm chán nếu sinh viên cả một năm học chỉ học với một hoặc hai giáo viên bản xứ. Mỗi giáo viên bản xứ khác nhau sẽ có cách phát âm, văn hóa, tác phong làm việc và phương pháp giảng dạy khác nhau. Từ đó, mỗi sinh viên sẽ tiếp thu và chọn lọc những cái hay và phù hợp cho bản thân.

+ Đa dạng hóa giáo viên nước ngồi tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội làm quen nhiều cách phát âm tiếng Anh của nhiều quốc gia khác nhau vì khi tốt nghiệp đi làm, đối tượng mà sinh viên tiếp xúc không chỉ những người đến từ đất nước có tiếng Anh là ngơn ngữ mẹ đẻ mà cịn phải tiếp xúc với những người đến từ những quốc gia mà tiếng Anh là ngôn ngữ hai hoặc chỉ là ngoại ngữ.

- Cách thực hiện

+ Tổ chức tuyển chọn giáo viên bản xứ có đủ trình độ và năng lực để tham gia giảng dạy chương trình.

+ Nhà trường có chế độ phụ cấp tốt nhằm thu hút được giáo viên nhiều nước tham gia giảng dạy.

+ TTHTĐTQT tuyển chọn theo đúng quy trình tuyển dụng của nhà trường và đúng tiêu chuẩn theo quy định của trường đối tác.

+ Kiểm tra, thanh tra, dự giờ thường xuyên để đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên nước ngoài.

+ Thường xuyên tổ chức buổi tập huấn, rút kinh nghiệm sau mỗi kỳ thi cho giáo viên.

3.2.6. Tạo sân chơi tiếng Anh cho sinh viên

- Mục đích của biện pháp: Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội vừa học vừa chơi sau những ngày học tập và thi cử căng thẳng.

- Nội dung và cách thực hiện biện pháp:

+ Thành lập các Câu lạc bộ tiếng Anh, tổ chức các cuộc thi bằng tiếng Anh (Hát, đánh vần, thuyết trình, hùng biện, sinh hoạt ngoại khóa, viết cảm nhận các tác phẩm văn học…) để sinh viên phát huy được năng khiếu của bản thân và tăng sự u thích mơn tiếng Anh. Các câu lạc bộ và các cuộc thi được lên kế hoạch và tổ chức định kỳ và có thể mời sinh viên từ những khoa khác tham gia.

+ Khuyến khích sinh viên tham đầy đủ các Câu lạc bộ và các cuộc thi bằng tiếng Anh đồng thời có giải thưởng xứng tầm các cuộc thi để khích lệ tinh thần của sinh viên.

+ Tổ chức các buổi hội thảo để giao lưu, chia sẻ và thuyết trình theo chủ đề lớn trong năm học. Những buổi giao lưu trên khơng những giúp ích cho sinh viên trong vấn đề học ngoại ngữ mà cịn là nơi chia sẻ thơng tin thời sự, một kỹ năng nào đó hay đơn giản là những buổi chia sẻ kinh nghiệm tập với nhau hoặc là hoạt động xã hội. Những hoạt động thú vị và thực tiễn sẽ thu hút nhiều sinh viên tham gia.

+ Tổ chức giao lưu với Câu lạc bộ tiếng Anh của các khoa để chia sẻ tài liệu nội dung hoạt động, cách để thu hút và duy trì sinh hoạt của Câu lạc bộ.

+ Mỗi sinh viên tham gia đều được điểm danh và cấp chứng nhận tham gia phong trào khi tích lũy đủ điểm rèn luyện.

3.3. Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao chất lượng học tiếng Anh của sinh viên dự bị trong chương trình LKĐT quốc tế. lượng học tiếng Anh của sinh viên dự bị trong chương trình LKĐT quốc tế.

3.3.1. Đối tượng thăm dị

Người nghiên cứu thực hiện tổ chức thăm dò với 11 giáo viên tham gia giảng dạy chương trình và 1 cán bộ quản lý chương trình. Danh sách CBVC quản lý và giáo viên tham gia đánh giá (xem phụ lục 2).

3.3.2. Nội dung thăm dò

Nội dung của các biện pháp nâng cao chất lượng học tiếng Anh của sinh viên trong chương trình LKĐT quốc tế được đề xuất và các mức độ khả thi, mức độ cần thiết của các biện pháp.

3.3.3. Kết quả thăm dò

Kết quả khảo sát đánh giá được tổng hợp thống kê như sau:

Bảng 19: Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp nâng cao chất lượng học tiếng Anh của sinh viên dự bị trong chương trình LKĐT quốc tế

TT BIỆN PHÁP

Ý kiến chuyên gia Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL TL% SL TL% SL TL% 1

Bồi dưỡng tiếng Anh đầu vào cho sinh viên cịn yếu trước khi học chính thức

9 75 3 25 0 0

2 Tạo mơi trường giao tiếp hồn tồn

3

Trao đổi, giao lưu sinh viên trong cùng một hệ thống giữa các trường (Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Đà Nẵng, Đại học SPKT Tp. HCM)

2 16.7 7 58.3 3 25

4 Tăng thời lượng học của Cấp độ 3

và Cấp độ 4 7 58.3 5 41.7 0 0

5

Đa dạng hóa đội ngũ giảng viên nước ngoài đến từ nhiều quốc gia khác nhau

1 8.3 11 91.7 0 0

6 Tạo sân chơi tiếng Anh cho sinh

viên 7 58.3 5 41.7 0 0

Đối với biện pháp thứ nhất, số liệu của bảng 19 cho thấy có khoảng 75% giáo viên nhận xét biện pháp “Bồi dưỡng tiếng Anh đầu vào cho sinh viên còn yếu

trước khi học chính thức” là “Rất cần thiết”, 25% giáo viên nhận xét là “Cần thiết”.

Theo GVC.ThS. Lê Phương Anh thì “Để đảm bảo sinh viên có kiến thức nền

về tiếng Anh vững chắc để có thể học tốt ở các học phần tiếng Anh trong chương trình, bài kiểm tra đầu vào nên bổ sung phần kiểm tra về cấu trúc và ngữ pháp. Dựa vào kết quả phân loại nên có biện pháp hỗ trợ các em yếu trang bị lại những kiến thức bị hổng qua các hình thức như: lớp học tăng cường, học phụ đạo, học một kèm một hoặc học cùng với các bạn giỏi. Bằng cách này, các em sẽ không phải học đi học lại các học phần tiếng Anh trong chương trình. Quan trọng hơn cả là các em khơng rơi vào tình trạng nản chí, lười biếng khi phải thi đi thi lại một cấp độ”.

Có cùng ý kiến trên, ThS. Huỳnh Trọng Luân có ý kiến “Xét đầu vào, học

thêm lớp dưới mức Level 1, không cho lên lớp level cao hơn khi không đủ điểm”.

Ơng Tzachi Eil Gil – giáo viên nước ngồi cũng có quan điểm “Chúng ta nên

thêm một cấp độ cơ bản cho sinh viên” (We should add an elementary level for

Như vậy 100% giáo viên đồng ý với biện pháp này.

Đối với biện pháp thứ hai “Tạo mơi trường giao tiếp hồn tồn bằng tiếng

Anh trong nhà trường” thì 50% giáo viên cho rằng “Rất cần thiết” và 50% giáo viên

cho rằng “Cần thiết”. ThS. Trương Linh Trang đóng góp thêm ý kiến cho biện pháp này như sau: “Sinh viên cũng cần có những buổi gặp gỡ với sinh viên nước ngoài

để nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh giúp các bạn tự tin hơn”.

Với biện pháp “Trao đổi, giao lưu sinh viên trong cùng một hệ thống giữa

các trường” thì được đánh giá như sau: có 16.7% ý kiến của chuyên gia cho rằng

“Rất cần thiết”, 58.3% chuyên gia cho rằng “Cần thiết” và cũng có 25% chuyên gia cho rằng “Không cần thiết”. “Tăng thời lượng học của Cấp độ 3 và Cấp độ 4” được 100% giáo viên ủng hộ, trong đó 53.8% giáo viên nhận định là “Rất cần thiết” và

Một phần của tài liệu Thực trạng học tiếng anh của sinh viên dự bị trong chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại trường đại học sư phạm kỹ thuật TpHCM (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)