9. Kết cấu luận văn
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu
Trong lịch sử phát triển của giáo dục Việt Nam thì đã có rất nhiều ngoại ngữ được đưa vào giảng dạy ở nhiều cấp bậc học như tiếng Hán, Pháp, Nga, Anh… có thể khẳng định rằng người Việt Nam đã bắt đầu học ngoại ngữ từ rất lâu và nó gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của nước nhà. Người nghiên cứu chưa tìm thấy những tài liệu chính thống nào về bối cảnh du nhập của tiếng Anh vào Việt Nam. Nhưng theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong bài viết “Chính sách ngơn ngữ ở Việt Nam qua các thời kì lịch sử” thì sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhà nước ta vẫn duy trì việc dạy và học tiếng Pháp và tiếng Anh. Trước năm 1973, nhà nước đã cho thành lập hai trường đại học để dạy ngoại ngữ và một trung tâm nghiên cứu việc dạy ngoại ngữ” [5]. Hiện nay, với thời đại mở cửa và xu hướng hội nhập và hòa nhập quốc tế cũng như khẳng định ngoại ngữ là chìa khóa của thành cơng, nhà nước cho phép nhiều trung tâm ngoại ngữ đào tạo tiếng nước ngoài hoặc liên kết với nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Dạy ngoại ngữ ở cấp phổ thông được chia thành hai giai đoạn như sau: Từ năm 1956-1975 ở Miền Bắc chủ yếu là dạy tiếng Nga và tiếng Trung Quốc còn trong miền Nam chủ yếu là dạy tiếng Anh và tiếng Pháp; Từ năm 1975 đến nay thì cả bốn ngoại ngữ trên được dạy thống nhất trên cả nước. Nhưng do vị thế của tiếng Anh ngày càng được khẳng định trên thế giới và do nhu cầu hội nhập quốc tế nên từ năm 1985 phong trào học tiếng Anh đã phát triển rầm rộ. Theo tác giả Lê Thanh Sơn thì nhờ chính sách mở cửa và nhu cầu hội nhập mà từ năm 1986 tiếng Anh đã được lựa chọn rộng rãi thay cho các ngoại ngữ khác. Thơng qua chính sách này mà kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Nắm bắt những thay đổi đó, năm 1993, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chính sách cải cách giáo dục để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường, trong đó có việc tăng cường tuyển sinh cho các chương
trình đào tạo Anh ngữ vì người Việt Nam cần phải giao tiếp bằng tiếng Anh tại nơi làm việc. [31]
Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Tác giả Nicola Galloway (2011) với luận án tiến sĩ “Nghiên cứu về thái độ của sinh viên Nhật Bản hướng tới mục tiêu học tiếng Anh” (An investigation of Japanese university students' attitudes towards English). Từ mục tiêu học đã giúp sinh viên nâng cao nhận thức và tính tự chủ trong việc học của mình và có quyền kỳ vọng về kết quả học tập. Tác giả nhận định rằng thái độ không đơn giản và bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, bao gồm cả văn hóa, hiểu biết, sức sống và uy tín, bối cảnh sư phạm, chủng tộc, trình độ và động lực. [27]
Hai tác giả Nakhon Kitjaroonchai và Tantip Kitjaroonchai (2012) với Cơng trình khảo sát “Động lực học của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại Đại học Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương, tỉnh Saraburi, Thái Lan” (Motivation toward English language learning of Thai students – Majoring in English at Asia Pacific Internation University) . Nghiên cứu này cho rằng có mối tương quan giữa động cơ học tập và thành tích học tập của sinh viên. Ngồi ra, sinh viên trường này có cơ hội học tập và giao tiếp với sinh viên của 20 quốc gia có ngơn ngữ cũng là một điều kiện để giao tiếp và thực hành tiếng Anh. [30]
Tác giả Chayakul, C. (2007) nghiên cứu về “Điều tra những ảnh hưởng tới việc dạy và học tiếng Anh tại Học viện Air Force của Hoàng Gia Thái Lan” (Investigation of the influence on the teaching and learning of English in the Royal Thai Air Force Academy). Tác giả cho rằng chương trình giảng dạy, nội dung giáo trình, nhận thức, động lực học, phương pháp và kỹ thuật giảng dạy khơng hiện đại đã ảnh hưởng đến trình độ của sinh viên. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp như cải tiến nội dung dạy, nhấn mạnh kỹ năng nghe-nói-đàm thoại, số lượng học sinh trong lớp nhỏ, cập nhật phương pháp giảng dạy mới cho giáo viên.[23]
Tác giả Sunny Gavran (2013), “Tầm quan trọng của việc dạy và học tiếng Anh tại miền Nam Hàn Quốc” (The importance of English language learning and
teaching in South Korea). Tác giả tập trung nghiên cứu về sự ảnh hưởng của cách học học vẹt (rote learning), ý nghĩa của các kỳ thi, và các loại động lực để học tiếng Anh của sinh viên Hàn Quốc.[28]
Thongma Souriyavongsa, Sam Rany & Mohamad Jafre Zainol Abidin (2013), “Các yếu tố làm giảm sút việc học tiếng Anh: Trường hợp nghiên cứu tại Đại học quốc gia Lào” (Factors causes students low English language leaning: A case study in the National University of Laos). Theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì có những ngun nhân như sau: Thứ nhất, đa số sinh viên nói rằng các giáo viên tiếng Anh khơng được đào tạo cho nên họ sử dụng tiếng Lào để dạy học nên không thu hút sự quan tâm của các học sinh. Thứ hai, sinh viên thiếu tiếng Anh nền tảng. Thứ ba, sinh viên thiếu tự tin để sử dụng tiếng Anh vì họ sợ sai và cảm giác xấu hổ. Thứ tư, các chương trình giảng dạy khơng phù hợp đối với việc giúp học sinh nâng cao trình độ tiếng Anh của họ. Cuối cùng nhưng khơng kém quan trọng, ngơn ngữ tiếng Anh là khó học do học sinh khơng có động cơ tốt, khơng được khuyến khích học và khơng đạt được học chiến lược học tập. Hơn nữa, học sinh không được thực hành nói tiếng Anh với người bản ngữ, lớp học đông đúc và ồn ào và không đáp ứng được phương pháp sư phạm.[34]
Tác giả Lei, Z. (2012), “Nghiên cứu các loại động cơ học và những ảnh hưởng tới động cơ: trường hợp tiếng Anh không chuyên của sinh viên Trung Quốc và việc dạy tiếng Anh” (Investigation into motivation types and influences on
motivation: the case of Chinese non-English majors. English Language Teaching).
Mục đích của nghiên cứu này là giúp cho giáo viên hiểu biết về các loại động cơ học tập ban đầu của sinh viên và những yếu tố ảnh hưởng tới việc duy trì động cơ học tập trong suốt quá trình học tiếng Anh. [32]
Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Hoàng Văn Vân (2008) với nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên”. Tác giả đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng
học đại học khác nhau, tiếng Anh không phải là môn thi tuyển đầu vào, chất lượng đầu vào không đồng đều nhưng khơng được phân loại để dạy theo nhóm trình độ, chưa có đích mơn học, mơi trường chưa khuyến khích người học thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh, chưa xử lí đúng mối quan hệ giữa mục đích, động cơ, nhu cầu và mong muốn học tiếng Anh của sinh viên, học tiếng Anh chưa có nhiều liên hệ với phát triển và nâng cao kiến thức chuyên môn của sinh viên…. Tác đã kết luận rằng những nguyên nhân này có liên hệ với nhiều khía cạnh của q trình dạy học: nhu cầu xã hội, nhu cầu nghề nghiệp, nhu cầu cá nhân, trang thiết bị, tổ chức dạy học. [20]
Tác giả Lâm Quang Long (2008) nghiên cứu “Đào tạo Ngoại ngữ tại trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn” đã khái lược thực trạng và đề xuất một số
giải pháp cho công tác đào tạo ngoại ngữ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. [11]
Nguyễn Văn Lợi và Chung Thị Thanh Hằng (2014) nghiên cứu “Các yếu tố
ảnh hưởng năng lực tiếng Anh của sinh viên Sư phạm Tiếng Anh, trường Đại học Cần Thơ”. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy những yếu tố tác động đến sự phát
triển năng lực tiếng Anh của người họ đó là việc quản lý thời gian học, trình độ đầu vào, phương pháp tự học có định hướng rõ ràng, động cơ và thái độ học tập và thời gian tiếp xúc với ngôn ngữ trong ngữ cảnh giao tiếp. [7]
Tác giả Nguyễn Lân Trung (2015) với bài báo khoa học “Nhận thức về
người học và phương pháp học ngoại ngữ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” có
đề cập đến những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến người học, người học cần có những điều kiện, phẩm chất nào và phương pháp học ngoại ngữ. [19]
GS. TS. Nguyễn Văn Khang (2015) với nghiên cứu “Giáo dục ngôn ngữ ở
Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu” thì vai trị tiếng Anh vừa là môn học ngoại ngữ
vừa là môn học công cụ. Tác giả cho rằng vốn tiếng Anh ở bậc phổ thông đã ảnh hưởng tới khả năng sử dụng tiếng Anh ở bậc đại học. Và học chuyên môn bằng
tiếng Anh sẽ giúp người học nhanh chóng thâm nhập và hịa nhập vào chun mơn quốc tế. Nó là cơng cụ để giao tiếp chun mơn và giao tiếp đời sống xã hội. [8]
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước chủ yếu tập trung nghiên cứu những thuận lợi, hạn chế và những giải pháp nhằm nâng cao năng lực học ngoại ngữ của sinh viên chuyên tiếng Anh hoặc không chuyên tiếng Anh tại khu vực Đơng Nam Á và chưa có cơng trình nghiên cứu nào về thực trạng học tiếng Anh của sinh viên chuẩn bị học chương trình quốc tế. Thừa kế những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, người nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu thực trạng học tiếng Anh của sinh viên dự bị trong chương trình liên kết tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.