Cơ sở đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng học tiếng anh của sinh viên dự bị trong chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại trường đại học sư phạm kỹ thuật TpHCM (Trang 137)

9. Kết cấu luận văn

3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp

 Dự đoán yêu cầu tiếng Anh của đối tác

Yêu cầu tiếng Anh dành cho sinh viên quốc tế hiện nay của các trường trên thế giới như sau :

- Các trường đại học tại Mỹ yêu cầu bằng IELTS 5.5-6.5 (đây là mức tối thiểu).

- Tại Úc thông thường tiếng Anh được yêu cầu IELTS 5.5-6.5 tùy theo từng bậc học, cụ thể như sau:

 Đại học: IELTS 6.0-6.5 (khơng có kỹ năng nào dưới 6.0)

 Thạc sĩ, nghiên cứu và tiến sĩ: IELTS 6.5-7.5 (khơng có kỹ năng nào dưới 6.5)

- Đối với Canada thì:

 Đại học: IELTS 6.0-6.5 (khơng có kỹ năng nào dưới 6.0)

 Thạc sĩ, nghiên cứu và tiến sĩ: IELTS 6.5-7.5 (khơng có kỹ năng nào dưới 6.5)

- Ở Anh, mặc dù Cục Biên giới Anh (UK Border) yêu cầu sinh viên có trình độ tiếng Anh cho các khóa học dự bị tối thiểu là IELTS 4.5, Cao đẳng – Đại học – Sau đại học tối thiểu là IETLS 5.5. Nhưng yêu cầu tiếng Anh chung của các trường như sau:

 Đại học: IELTS 6.0-6.5  Thạc sĩ: IELTS 6.5-7.0  Tiến sĩ: IELTS 6.5-7.0

Nhìn chung thì yêu cầu tiếng Anh tối thiểu dành cho sinh viên quốc tế ở cấp bậc đại học của các trường đại học trên thế giới hiện nay là IELTS 6.0, dự báo trong tương lai có thể sẽ tăng lên IELTS 6.5 . Do đó, u cầu trình độ tiếng Anh dành cho sinh viên học các chương trình liên kết quốc tế cũng sẽ có khuynh hướng tăng theo. Chính vì vậy mà sinh viên cần phải nâng cao năng lực ngoại ngữ nhằm đáp ứng được u cầu của chương trình đồng thời có nhiều cơ hội để xin học bổng khi học chuyển tiếp tại nước ngoài hoặc tiếp tục theo đuổi các bậc học cao hơn trong tương lai.

 Mục tiêu đào tạo của chương trình

Mục tiêu đào tạo của chương trình tiếng Anh dành cho sinh viên dự bị trong chương trình LKĐT quốc tế của trường Đại học SPKT Tp. HCM cụ thể như sau:

- Cấp độ 1: Hiểu và sử dụng được ngữ pháp và các cấu trúc cơ bản, tạo nền

tảng vững chắc cho việc học tập các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở cấp độ tiếp theo. - Cấp độ 2: Nhận biết và sử dụng được các cấu trúc ngôn ngữ ở cấp độ trung

cấp. Sử dụng kỹ năng Nói và Viết tiếng Anh trôi chảy trong các ngữ cảnh quen thuộc. Giao tiếp bằng tiếng Anh thành công trong các tình huống có thể dự đoán hàng ngày.

- Cấp độ 3: Sử dụng tiếng Anh ở mức độ còn hạn chế trong những ngữ cảnh

học thuật thông thường. Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày. Tạo dựng các kỹ năng học tiếng Anh cốt lõi cần thiết để bắt đầu một khóa học bậc đại học khơng đòi hỏi nhiều kỹ năng.

- Cấp độ 4: Sử dụng tốt tiếng Anh trong các ngữ cảnh học thuật thông thường.

Giao tiếp bằng tiếng Anh trôi chảy trong cuộc sống hàng ngày. Tạo dựng được các

kỹ năng học tiếng Anh cần thiết để bắt đầu một khóa học bậc đại học có sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy.

 Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu kết hợp các cơ sở lý luận và tham khảo thêm thông tin liên quan khác từ phía các giảng viên sẽ là cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện pháp góp phần cải thiện hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng học tiếng Anh của sinh viên dự bị trong chương trình LKĐT quốc tế tại trường Đại học SPKT TP. HCM. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy một số mặt hạn chế chủ yếu ảnh hưởng tới việc học tiếng Anh của sinh viên như sau:

- Trình độ tiếng Anh đầu vào còn thấp: 91.5% sinh viên có trình độ tiếng Anh ở mức THPT.

- Sinh viên thiếu tính chủ động, tích cực trong hoạt động học tiếng Anh: chỉ có 23.9% sử dụng tiếng Anh thường xun ngồi giờ học trên lớp, 78.6% cho rằng hoạt động giảng bài là hiệu quả nhất.

- Kết quả kiểm tra, đánh giá: Tỷ lệ sinh viên rớt ở cấp độ 3 là khá đông, tỷ lệ sinh viên hồn tất chương trình theo đúng tiến độ cịn thấp. Ngồi ra, sinh viên cịn hạn chế ở kỹ năng “nghe”, “nói”, “viết” nên cần tăng cường giáo viên bản xứ.

 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp:

- Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn: Trên cơ sở thực tiễn là tình hình tiếng Anh trở nên rất thông dụng, các trường đại học trên thế giới đều có xu hướng yêu cầu cao hơn và trên cơ sở mục tiêu đào tạo của chương trình là đào tạo ra những sinh viên có đủ năng lực tiếng Anh tốt để được vào học chuyên ngành. Các biện pháp nâng cao chất lượng tiếng Anh của chương trình LKĐT quốc tế cần dựa trên cơ sở thực tiễn đó là: thực trạng điều kiện học tập, thực trạng thái độ và động cơ học tập, thực trạng phương pháp dạy và học, thực trạng nội dung học tập, thực trạng kiểm tra, đánh giá. Và để nâng cao chất lượng chương trình địi hỏi sinh viên không ngừng nâng cao năng lực tiếng Anh của mình.

- Ngun tắc bảo đảm tính khách quan: Trong q trình nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phải đảm bảo tính trung thực, khoa học và chính xác, các biện pháp đề ra phải được chứng minh tính khách quan thơng qua đánh giá và kiểm chứng.

- Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi: Các biện pháp đề ra phải mang tính khả thi, có khả năng thực hiện trong điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường và được những cá nhân liên quan ủng hộ. Nếu thực hiện được các biện pháp đề ra sẽ làm thay đổi hiện trạng, cải thiện và nâng cao chất lượng.

3.2 Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng học tiếng Anh

3.2.1. Bồi dưỡng tiếng Anh đầu vào cho sinh viên cịn yếu trước khi học chính thức - Mục đích của biện pháp: Hạn chế tình trạng chênh lệch quá lớn về trình độ - Mục đích của biện pháp: Hạn chế tình trạng chênh lệch quá lớn về trình độ tiếng Anh giữa các sinh viên trong cùng một lớp.

- Nội dung của biện pháp:

+ Nâng trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên từ Anh văn Trung học phổ thơng ở mức Trung bình Khá lên IELTS 4.5.

+ Kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào để phân loại và có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời.

+ Trình độ tiếng Anh nền tảng ở bậc Trung học phổ thông của sinh viên rất quan trọng. Nó có thể thúc đẩy nhanh hoặc làm chậm quá trình học tiếng Anh của chương trình quốc tế. Sinh viên có thể sẽ khá bỡ ngỡ khi mới bắt đầu chương trình nhưng nếu trình độ tiếng Anh nền tảng tốt thì sinh viên sẽ có cơ hội phát huy trong môi trường học tập quốc tế.

+ Những sinh viên đạt trình độ tiếng Anh IELTS 4.5 thì bắt đầu học chương trình tiếng Anh dành cho sinh viên quốc tế. Dựa vào kết quả thi, nhà trường phân loại lớp khá và lớp trung bình để giáo viên có phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Lớp có trình độ khá thì giáo viên sẽ tăng

cường giáo trình nâng cao, lớp có trình độ trung bình thì giáo viên sẽ tăng cường bài tập để củng cố kiến thức.

+ Sinh viên khơng đủ trình độ tiếng Anh đầu vào thì phải trải qua lớp học bổ sung kiến thức. Sinh viên yếu kỹ năng nào thì phải được tăng cường bổ sung kiến thức của kỹ năng đó cho đến khi nào đạt được yêu cầu chất lượng đầu vào.

- Cách thực hiện:

+ Tổ chức thi tiếng Anh đầu vào theo tiêu chuẩn quốc tế giống như thi IELTS (thi đầy đủ các kỹ năng).

+ Dựa trên kết quả thi để xếp lớp hoặc tổ chức lớp bổ sung kiến thức. 3.2.2. Tạo mơi trường giao tiếp hồn tồn bằng tiếng Anh trong nhà trường

- Mục đích của biện pháp: Giúp cho sinh viên có mơi trường thực hành giao tiếp tiếng Anh.

- Nội dung của biện pháp:

+ Mơi trường giao tiếp hồn toàn tiếng Anh trong nhà trường sẽ khuyến khích cho sinh viên nói tiếng Anh để giao tiếp với giáo viên, với bạn bè trong những ngữ cảnh thực tế, gần gũi. Đồng thời, đây cũng là nơi để sinh viên luyện tập để khi có cơ hội tiếp xúc với người nước ngồi thì có thể tự tin giao tiếp.

+ Giảng viên, chuyên viên và sinh viên được yêu cầu nói tiếng Anh trong tất cả các hoạt động của nhà trường kể cả giờ học, giờ ra chơi. Giao tiếp với thầy cô, bộ phận học vụ, bộ phận hành chính, tất cả các kênh liên lạc giữa sinh viên và nhà trường như: Thông báo, quy định, email… đều phải được sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh 100%.

- Cách thực hiện

+ Làm công tác tư tưởng cho sinh viên hiểu được mục đích và tầm quan trọng của của biện pháp này là nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ của sinh viên để các em có ý thức chấp hành nghiêm túc.

+ Yêu cầu giảng viên và chuyên viên nhà trường thực hiện nghiêm túc để làm gương cho sinh viên.

+ Nhà trường kết hợp với Ban cán sự lớp thường xuyên kiểm tra nhắc nhở sinh viên vi phạm và động viên kịp thời đối với sinh viên mà khả năng giao tiếp tiếng Anh còn hạn chế, tránh trường hợp sinh viên trêu chọc khi bạn nói sai.

+ Có biện pháp nhắc nhở kịp nếu sinh viên khơng theo quy định, chủ yếu là khuyến khích, động viên và nâng cao tinh thân thần tự giác chứ không phải để trách phạt.

+ Tạo điều kiện cho sinh viên thường xuyên được giao lưu với những đoàn sinh viên nước ngoài đến thăm trường.

+ Tiếp nhận sinh viên từ các nước trong khu vực đến học tập.

3.2.3. Trao đổi, giao lưu sinh viên trong cùng một hệ thống giữa các trường (Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Đà Nẵng, Đại học SPKT Tp. HCM)

- Mục đích của biện pháp: Thay đổi môi trường học tập để khơi dậy sự hứng thú và học hỏi lẫn nhau của sinh viên giữa các trường.

- Nội dung của biện pháp:

+ Trao đổi, giao lưu sinh viên giữa các trường là việc một số sinh viên của trường này muốn sang trường khác học để thay đổi mơi trường học tập. Vì chương trình đào tạo là giống nhau nên việc trao đổi sinh sẽ không

ảnh hưởng đến hoạt động dạy của các trường miễn sao đảm bảo cân bằng giữa số lượng đi và đến.

+ Mỗi một khu vực, mỗi vùng miền sẽ có những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc học ngoại ngữ. Thông qua việc trao đổi và giao lưu, sinh viên sẽ chia sẻ với nhau kinh nghiệm học tập.

+ Thay đổi môi trường học tập sẽ giúp sinh viên giảm bớt sức ỳ trong học tập, kích thích sự tò mò, muốn khám phá và hịa nhập vào mơi trường học tập mới.

+ Thay đổi mơi trường học tập mới cịn giúp cho một số sinh viên vượt qua được trở ngại khi gặp khó khăn về vấn đề tâm lý, tình cảm, gia đình… - Cách thực hiện

+ Lãnh đạo của các trường tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi sinh viên cũng như tiếp nhận lại sinh viên sau thời gian trao đổi.

+ Trong thời gian trao đổi sinh viên, các trường cần phối hợp với nhau trong việc quản lý sinh viên và theo dõi kết quả học tập cũng như thường xuyên thơng báo cho gia đình.

3.2.4. Tăng thời lượng học của Cấp độ 3 và Cấp độ 4

- Mục đích của biện pháp: Tăng tỷ lệ sinh viên hồn thành chương trình tiếng Anh theo đúng tiến độ.

Theo quy định của chương trình thì sinh viên khơng đạt đủ trình độ tiếng Anh theo quy định thì sẽ khơng được vào học chun ngành. Chính vì vậy mà sinh viên thi rớt ở cấp độ nào thì phải học lại cấp độ đó. Việc học phải học đi học lại một cấp độ nào đó vừa mất thời gian, vừa gây ra sự chán nản hoặc tâm lý muốn bỏ học của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên sẽ rớt nhiều nhất ở Cấp độ 3 vì đây là giai đoạn chuyển giao từ tiếng Anh tổng quát sang tiếng Anh học thuật. Tỷ lệ này có giảm dần ở cấp độ 4.

- Nội dung của biện pháp:

+ Tiếng Anh Tổng quát là sự phối hợp tổng thể và cẩn trọng các đặc điểm của ngôn ngữ, bao gồm ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm, văn bản, chức năng và ngữ cảnh. Nội dung chương trình tăng cường tính phức tạp của bài tập cùng với chiến lược lấy người học làm trọng tâm sẽ giúp sinh viên tiếp cận tiếng Anh Học thuật.

+ Trong khi đó, tiếng Anh học thuật bao gồm một loạt các kỹ năng ngôn ngữ và các hoạt động cụ thể trong bối cảnh học thuật: đọc hiểu, tóm tắt, nghe giảng, viết tiểu luận và báo cáo, làm bài tập dự án, và thuyết trình. Các kỹ năng học tập bao gồm ghi chú, nhận và chuyển tải thông tin từ văn bản, bảng biểu và sơ đồ; tóm tắt các bài nghị luận, trình bày bài vở và luận văn, và các kỹ năng công nghệ thông tin.

+ Và sự chuyển tiếp giữa hai trình độ trên cần một sức bật lớn nên việc tăng thời gian học để giúp cho sinh viên đủ thời gian chuẩn bị tốt về mặt tâm lý và tiêu hóa kiến thức. Khi thời lượng học tăng lên và khối lượng bài học khơng thay đổi thì giáo viên sẽ có nhiều thời gian để chăm chút cho bài giảng của mình, có nhiều thời gian để sửa bài, ôn tập, củng cố kiến thức thông qua việc tổ chức thêm các hoạt động trên lớp cho sinh viên hơn.

- Cách thực hiện:

+ Trường Cao đẳng Quốc tế TEG phân bố lại kế hoạch giảng dạy trải đều trong 15 tuần thay vì 10 tuần như trước đây.

+ Trường Đại học SPKT Tp. HCM phân bố lại thời khóa biểu và kiểm sốt lịch trình của giảng viên để đảm bảo kế hoạch giảng dạy mới được thực hiện nghiêm túc.

+ Giáo viên tham gia giảng dạy sử dụng thời gian kéo dài để tăng cường thêm các hoạt động trên lớp nhằm giúp cho sinh viên củng cố kiến thức

và ghi nhớ bài học lâu hơn. Sinh viên có thêm nhiều thời gian để thực hành thông qua các việc thực hiện cái bài tập dự án, thuyết trình, tổ chức hội thảo.

+ Thường xuyên tổ chức dự giờ và trao đổi giữa các giáo viên để theo dõi tình hình học tập của sinh viên.

3.2.5. Đa dạng hóa đội ngũ giáo viên nước ngồi đến từ nhiều quốc gia khác nhau - Mục đích của biện pháp: Giúp cho sinh viên học cách phát âm chuẩn, hoặc cách sử dụng từ ngữ chuẩn ngữ cảnh như người bản ngữ.

- Nội dung của biện pháp:

+ Thay đổi luân phiên giáo viên nước ngoài để tránh sự nhàm chán nếu sinh viên cả một năm học chỉ học với một hoặc hai giáo viên bản xứ. Mỗi giáo viên bản xứ khác nhau sẽ có cách phát âm, văn hóa, tác phong làm việc và phương pháp giảng dạy khác nhau. Từ đó, mỗi sinh viên sẽ tiếp thu và chọn lọc những cái hay và phù hợp cho bản thân.

+ Đa dạng hóa giáo viên nước ngồi tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội làm quen nhiều cách phát âm tiếng Anh của nhiều quốc gia khác nhau vì khi tốt nghiệp đi làm, đối tượng mà sinh viên tiếp xúc khơng chỉ những người đến từ đất nước có tiếng Anh là ngơn ngữ mẹ đẻ mà cịn phải tiếp xúc với những người đến từ những quốc gia mà tiếng Anh là ngôn ngữ hai hoặc chỉ là ngoại ngữ.

- Cách thực hiện

+ Tổ chức tuyển chọn giáo viên bản xứ có đủ trình độ và năng lực để tham gia giảng dạy chương trình.

+ Nhà trường có chế độ phụ cấp tốt nhằm thu hút được giáo viên nhiều nước tham gia giảng dạy.

+ TTHTĐTQT tuyển chọn theo đúng quy trình tuyển dụng của nhà trường và đúng tiêu chuẩn theo quy định của trường đối tác.

Một phần của tài liệu Thực trạng học tiếng anh của sinh viên dự bị trong chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại trường đại học sư phạm kỹ thuật TpHCM (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)