9. Kết cấu luận văn
1.6. Đặc điểm sinh viên chương trình LKĐT quốc tế tại trường ĐHSPKT
pháp (Use of English), đọc hiểu (reading), viết (writing), nói (speaking).
1.6. Đặc điểm sinh viên chương trình LKĐT quốc tế tại trường ĐHSPKT TPHCM TPHCM
Cũng giống như sinh viên học chương trình trong nước, sinh viên chương trình quốc tế có độ tuổi từ 18 đến 23 tuổi, đây là giai đoạn giữa thanh niên. Ở lứa tuổi này, sinh viên có những đặc điểm như sau [16 – tr. 38 ]:
Về mặt thể chất thì lứa tuổi này có sự tăng trưởng cơ thể vừa phải, không nhanh và không nhiều biến động. Cơ thể phát triển gần giống người lớn nên cần phải biết cách ăn, ngủ, nghỉ ngơi, luyện tập để phát triển hoàn thiện hơn.
Về mặt xã hội thì lứa tuổi này bắt đầu coi trọng các mối quan hệ với những người cùng lứa tuổi, thích giao tiếp và được thừa nhận là người lớn. Trong gia đình thì vai trị người lớn được tăng cường thể hiện qua việc được trao đổi với ba mẹ những vấn đề quan trọng, thay thế ba mẹ khi vắng nhà hoặc tự lao động kiếm tiền nếu cần thiết. Mặc dù ở lứa tuổi này được nói lên suy nghĩ, bày tỏ quan điểm của mình nhưng vẫn chưa được độc lập trong quyết định của mình. Chính vì vậy mà ba mẹ nên con cho hoàn toàn tự quyết định những việc vừa sức, cho con tham gia bàn bạc, góp ý kiến những vấn đề của gia đình để tạo điều kiện cho con phát triển về mặt tâm lý của giai đoạn này. Ở trường, các em được thầy cô thừa nhận là người lớn, các em có thể tự chủ một số hoạt động của lớp hoặc thảo luận và đóng góp ý kiến với giáo viên về quá trình học tập như là nội dung học tập, phương pháp học, trang thiết bị học tập, đánh giá việc dạy và học. Điều này sẽ giúp các em trưởng thành về mặt tâm lý.
Thái độ học tập của các em có ý thức và mục đích. Các em biết đánh giá mơn học nào quan trọng hoặc không quan trọng theo suy nghĩ của mình. Vì vậy, các em cần có sự giúp đỡ của giáo viên và ba mẹ để hình thành thái độ học tập đứng đắn.
Hoạt động học tập hướng nghiệp ở giai đoạn này là chủ đạo và chi phí phối mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em.
Đặc điểm về hoạt động nhận thức:
+ Tri giác là tri giác có mục đích, có suy xét và hệ thống nên các em biết thắc mắc và đặt câu hỏi đối với hiện tượng xung quanh. Việc quan sát tốt sẽ giúp giáo viên hướng dẫn và khích thích sinh viên tìm ra kiến thức quan trọng và chủ yếu cho bài học.
+ Trí nhớ có thể ghi nhớ chủ định và phát triển mạnh hơn và có vai trị chủ đạo hơn là ghi nhớ không chủ định. Điều này tạo nên tính logic, hệ thống và nhận thức… và tránh được việc ghi nhớ nhòi nhét kiến thức. Ghi nhớ còn giúp các em dễ dàng tái hiện lại thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình giải bài tập, bài kiểm tra, bài thi…nhằm đạt kết quả cao trong học tập. Giáo viên sẽ hướng dẫn phương pháp ghi nhớ đối với từng môn học cụ thể. Ở lứa tuổi này, trí nhớ phát triển mạnh như: trí nhớ hình ảnh, trí nhớ ngơn ngữ, trí nhớ số học, trí nhớ vận động, trí nhớ logic. Cha mẹ và giáo viên có thể dựa vào từng loại trí nhớ để định hướng nghề nghiệp cho các em.
Qua q trình quan sát, người nghiên cứu có những nhận định riêng về đặc điểm của sinh viên chương trình quốc tế như sau:
- Thứ nhất, đa số sinh viên của chương trình xuất thân từ gia đình khá giả nên có điều kiện học tập, đồng thời cũng có điều kiện vui chơi và giải trí.
- Thứ hai, một số sinh viên xa nhà nên gặp khó khăn trong việc tự kiểm soát việc học và sinh hoạt cá nhân.
- Thứ ba, nhiều sinh viên có tâm lý ỷ lại, nếu khơng học được trường này sẽ học trường khác nên khi gặp khó khăn trong học tập thì dễ nản lịng và bng xi.
- Thứ tư, nhiều sinh viên thiếu sự hăng hái, nhiệt tình tham gia các hoạt động của nhà trường nếu hoạt động đó khơng được tính điểm trong mơn học.
- Thư năm, nhiều sinh viên thiếu kỹ năng mềm nên gặp khó khăn trong việc giao tiếp, truyền đạt thông tin, thể hiện mong muốn cá nhân… nên thường nhờ sự can thiệp của phụ huynh.
- Thứ sáu, một số ít sinh viên thiếu tính kỷ luật, thiếu tơn trọng giáo viên, thiếu sự hợp tác và không tuân thủ quy định của nhà trường.
- Thứ bảy, một số sinh viên có tâm lý cục bộ, thiếu hịa đồng, tinh thần tập thể thấp....
Tóm lại, ở lứa tuổi này, các em đã phát triển hoàn thiện về mặt thể chất. Về mặt tâm lý, sự phát triển về mặt trí tuệ được nâng cao, có sự tiến bộ rõ ràng trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức tạp, trong việc lĩnh hội tri thức cùng với bộ óc quan sát tích cực và nghiêm túc. Ở lứa tuổi này, sinh viên vẫn còn rất nhạy cảm và chưa kiểm sốt tốt cảm xúc của mình vì cịn thiếu kinh nghiệm cho nên các em hoặc là thiếu tự tin hoặc là mơ mộng hão huyền nên có nhiều hạn chế trong việc chọn lọc và tiếp thu cái mới. Vì vậy mà các em cần sự quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ từ thầy cơ và gia đình. Điểm nhấn của lứa tuổi là sự xuất hiện “tự ý thức”. Về mặt xã hội, sinh viên đã có thể xác định con đường tương lai, có ý thức nghề nghiệp và muốn thể hiện bản thân. Hoạt động chủ yếu ở lứa tuổi này là vẫn hoạt động học tập để chuẩn bị cho tương lai.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hiện nay, khơng ai phủ nhận vai trị quan trọng của tiếng Anh, nó là ngơn ngữ được học nhiều nhất trên thế giới, bằng chứng là có khoảng 1.5 tỷ người học và có mặt trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội… cho đến giáo dục. Chính vì vậy mà tiếng Anh càng có vai trị quan trọng đối với học sinh, sinh viên. Vì nó là cơng cụ để sinh viên có thể tiếp cận nền tri thức khổng lồ của nhân loại, là phương tiện để kết nối, để giao lưu, học hỏi…
Hầu hết mỗi quốc gia đều có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề học tiếng Anh của sinh viên nước mình. Tác giả tập trung tìm hiểu những cơng trình nghiên cứu ở những quốc gia lân cận, trong đó có một số quốc gia sử dụng tiếng
Anh là ngôn ngữ hai nhưng cũng có quốc gia sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ. Vì mang đặc điểm riêng về ngơn ngữ mẹ đẻ, văn hóa, mục đích học tiếng Anh khác nhau nên mỗi quốc gia có những thuận lợi và khó khăn riêng. Dù kết quả nghiên cứu khác nhau, nhưng nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu đều có một điểm chung là tìm hiểu thực trạng nhằm tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng học tiếng Anh của sinh viên nước mình.
Từ việc nghiên cứu các khái niệm cơ bản về tiếng Anh, học tiếng Anh, mô hình đánh giá các thành phần của một khóa học, mơ hình học ngoại ngữ hai, các lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ… tác giả nhận thấy rằng các yếu tố liên quan đến thực trạng học tiếng Anh bao gồm: môi trường học tập (bao gồm môi trường vật chất – điều kiện học tập và môi trường tinh thần), thái độ và động cơ học tiếng Anh, phương pháp dạy và học, nội dung học tập, kiểm tra và đánh giá.
Ngoài ra, học tiếng Anh cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.
Như vậy, tất cả các nội dung được trình bày ở trên là cơ sở khoa học để tác giả nghiên cứu về thực trạng học tiếng Anh của sinh viên. Đồng thời, nó là cơ sở để tác giả thiết kế bảng hỏi để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tiếng Anh của sinh viên chuẩn bị học chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN DỰ BỊ TRONG CHƯƠNG TRÌNH LKĐT QUỐC TẾ TẠI TRƯỜNG ĐHSPKT TPHCM