Cấu trúc của hoạt động học

Một phần của tài liệu Thực trạng học tiếng anh của sinh viên dự bị trong chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại trường đại học sư phạm kỹ thuật TpHCM (Trang 48 - 49)

9. Kết cấu luận văn

1.3. Cấu trúc của hoạt động học

Theo Kirkpatrick thì việc học tập được sơ đồ hóa rất đơn giản và dễ hiểu như sau:

Hình 4: Đánh giá cấp độ đào tạo của Kirkpatrick (Đào tạo và phát triển)- Kirkpatrick’s Level of Training Evaluation (Training and Development)

Trong đó:

 Thái độ (Attitude): thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm

 Kỹ năng (Skills): kỹ năng thao tác

 Kiến thức (Knowledge): thuộc về năng lực tư duy

Kiến thức và kĩ năng là cơ sở cần thiết để hình thành năng lực. Tuy nhiên, nếu một người chỉ có kiến thức, kĩ năng trong một lĩnh vực nào đó thì người đó chưa được xem là có năng lực bởi vì cịn phải xét đến thái độ và trách nhiệm của bản thân để thực hiện thành cơng một nhiệm vụ nào đó hoặc giải quyết hậu quả nếu nó thất bại. Và theo UNESCO thì kiến thức chiếm 4%, kỹ năng chiếm 26 %, thái độ chiếm 70%. Như vậy, trong hoạt động học tập thì việc cần có kết hợp của ba yếu tố trên để đạt được mục tiêu học tập.

Bản chất của hoạt động học

Theo tác giả Võ Sỹ Lợi cũng cho rằng đối tượng của hoạt động học là tri thức và những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với nó nhằm hướng tới việc chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của xã hội thông qua sự tái tạo của bản thân. Và nó khơng theo một cơ chế cho nhận mà con người chiếm lĩnh tri thức thơng qua việc tích cực

Việc học diễn ra khi Kiến thức

tăng lên

Thái độ thay đổi

Kỹ năng được cải thiện

hoạt động một cách tự giác và bằng năng lực của mình. Vì vậy mà tác giả này đã đúc kết lại bản chất của hoạt động học là:

 Hoạt động học là hoạt động hướng vào làm thay đổi chính mình;

 Hoạt động học là hoạt động được điều khiển một cách có ý thức nhằm tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo;

 Hoạt động học còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động học (học cách học).

Đặc điểm của hoạt động học tập của sinh viên

 Hoạt động học tập của sinh viên nhằm tiếp thu các tri thức khoa học, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và phát triển nhân cách toàn diện.  Hoạt động học tập của sinh viên diễn ra có kế hoạch, có nội dung, có mục tiêu, có phương pháp.

 Hoạt động học tập của sinh viên có sử dụng phương tiện học tập như: thư viện, sách vở, máy tính, phịng lab...

 Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập, có ý thức rõ ràng về động cơ và mục đích học tập.

Một phần của tài liệu Thực trạng học tiếng anh của sinh viên dự bị trong chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại trường đại học sư phạm kỹ thuật TpHCM (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)