- Năng lực: bất cập nhất là trình độ, tuổi thọ của chính quyền địa phương, nhất là ở
2.3.3Nguyên nhân chủ quan dẫn đến đói nghèo
3.4.3 Phát triển nguồn nhân lực
Thứ nhất, theo quan điểm của Nguyễn Thị Hằng: “Chìa khóa để giải quyết
đói nghèo là sản xuất, khoa học kỹ thuật, công nghệ giáo dục, đào tạo và mấu chốt là tạo nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, lấy nguồn lực con người làm cốt lõi, tiết kiệm, chống tham ơ lãng phí, chống tham nhũng và mọi tệ nạn xã hội khác vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và phát triển con người, để xóa đói giảm nghèo, tăng giàu chúng ta phải đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế - sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đối với nơng thơn, đó là cơng nghiệp hóa nơng thơn, chuyển đổi kinh tế thuần nơng sang kinh tế hàng hóa, kết hợp sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo thêm nghề, tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho hộ nơng dân”.(7,tr….)
- Cần có chính sách thích hợp để tiếp tục phát triển quy mơ, xây dựng mạng lưới trường học, lớp thích hợp. Đặc biệt chú ý đầu tư ở cơ sở, hệ thống trường lớp phải được tới bản. Bản xa thành thị cần có lớp học 1-2; cụm bản cần có đến lớp học 5 trở lên, cần có chính sách phù hợp với các thầy, cô giáo lên miền núi để cho con
em các dân tộc dần dần xóa mù chữ. Cần có chính sách thiết thực hơn nữa đối với việc xây dựng trường lớp ở vùng nông thôn, vùng xa. Thực hiện chế độ miễn học phí và trợ cấp sách giáo khoa cho học sinh. Cần có sự tham gia tuyên truyền, vận động của tồn xã hội vào cơng tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Có chính sách hỗ trợ kinh tế cho những gia đình học sinh có hồn cảnh khó khăn, đối với học sinh dân tộc thiểu số ở vùng xa, nếu học lên phổ thông trung học xa nhà Nhà nước và địa phương cũng nên có chế độ học bổng giúp các em giảm bớt một phần khó khăn, yên tâm học tập. Học sinh nào học giỏi nên gửi đi học chuyên môn nghề nghiệp cao, đối với học sinh nào học yếu khi học hết trường phổ thơng nên đào tạo nghề mà địa phương đó cần thiết, rồi gửi về quê hương để họ tự giáo dục dân tộc mình vươn lên sống ấm no hơn. Hơn nữa sở giáo dục tỉnh thực hiện nghiêm chính sách ưu tiên cho giáo viên đi dạy học ở miền núi, đặc biệt là có chính sách khuyến khích riêng như là dạy đến 3 năm có tiêu chuẩn, đi học nâng cấp, hay là thầy hợp đồng sau khi dạy học ở miền núi 1-3 năm, có tiêu chuẩn vào cán bộ giáo viên chính thức để họ có tư tưởng phấn đấu theo nhiệm vụ được giao phó.
Cần có chính sách thích đáng đầu tư và thu hút đầu tư của tư nhân xây dựng
trường, lớp đào tạo nghề cho lứa tuổi lao động chưa có việc làm ổn định hay là người nghèo, bằng chi phí của Nhà nước và học sinh đào tạo cùng đóng góp để cho các lứa tuổi thanh niên có việc làm ổn định, giảm bớt được cả nghiện thuốc lắc, ma túy, ăn cắp mà làm cho xã hội mất ổn định.
Xã hội hóa cơng tác xóa đói giảm nghèo tạo mơi trường tốt nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng hỗ trợ trong nước và quốc tế. Vì vậy vấn đề thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bolikhamxay bền vững, lâu dài cần phải đi từng bước như sau:
Là cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước thành kế hoạch hành động từng giai đoạn cụ thể, tiến hành tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân các dân tộc, vùng cao, vùng sâu, vùng xa quán triệt chủ trương đường lối và kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách đó, vì nhân dân là người tổ chức thực hiện trực tiếp. Nếu nhân dân quán triệt họ sẽ bắt tay
với Đảng và Nhà nước tổ chức thực hiện ngay và có tính tự giác vươn lên. Nếu họ khơng hiểu thì gây lúng túng khi thực hiện chính sách.
Thứ hai, Phát triển nguồn vốn:
Là chính sách về vốn sản xuất để tăng trưởng kinh tế nhanh, đồng thời thực hiện tốt công tác công bằng xã hội và bảo vệ mơi trường sinh thái vùng dân tộc, vùng cao địi hỏi một nguồn vốn rất lớn. Vì vậy, tăng cường các nguồn vốn xóa đói giảm nghèo có ý nghĩa hết sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước.
Ở tỉnh Bolikhamxay: sớm tổ chức thực hiện chính sách vốn ngân hàng giành cho người nghèo 47 huyện đang nghèo cả nước, huy động vốn cho 3 huyện còn nghèo trong tỉnh và cần có các biện pháp nhằm phát huy nội lực tự tích lũy trong các hộ gia đình. Đó là coi trọng nguồn vốn tại chỗ, từ ở người khá, người giàu, các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế... tại địa phương với các hình thức cho mượn hoặc vay với lãi suất phù hợp. Đó cịn là tun truyền vận động các dân tộc thiểu số khó khăn về kinh tế, xây dựng phong trào tiết kiệm trong tiêu dùng trong các lễ hội để tích lũy vốn cho sản xuất.
Đa dạng hóa các loại hình tín dụng mà khơng trái với pháp luật quy định, tăng dần vốn vay dài hạn và trung hạn, lập các chi nhánh đại diện ngân hàng chính sách, các quỹ hỗ trợ phát triển nơng thôn, tạo cơ chế thuận lợi cho các đồng bào miền núi, vùng cao tiếp cận được vốn vay của hệ thống ngân hàng các quỹ phát triển.
Các cơ quan liên quan, cần được tăng cường kiểm soát, kiểm tra, hướng dẫn và sử dụng vốn của người nghèo vùng nông thôn thiếu cơ hội kinh doanh và khả năng lựa chọn hướng dẫn đầu tư, do đó bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay.
Ngân hàng chính sách cần điều chỉnh lãi suất tiền vay thời hạn vay không phù hợp với từng nghề sản xuất kinh doanh như dịch vụ, trồng cây ngắn hạn, dài hạn, vật nuôi đảm bảo đúng chu kỳ sản xuất với vốn vay để khuyến khích người nghèo khơng hoang mang, sợ hãi vay tiền làm nợ nần cho mình, và cũng hạn chế khơng cho tiền đó bị mất đi, ít hiệu quả.
Thứ ba, Phát triển khoa học công nghệ.
Là về chính sách phát triển khoa học cơng nghệ phục vụ sản xuất để xóa đói giảm nghèo, phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất là một trong những yếu tố quyết định bảo đảm sự thành cơng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp là q trình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ; Việc chuyển từ nền nông nghiệp độc canh cây lúa, tự cung tự cấp thành một nền nông nghiệp đa dạng, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, có một đóng góp rất quan trọng của việc phát triển khoa học cơng nghệ trên địa bàn tỉnh. Vì vậy trong những năm tới, tỉnh cần đầu tư mạnh hơn cho các cơng trình nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, nhất là về giống cây, giống lúa, giống rau, vật nuôi ngắn hạn hay dài hạn và thích nghi với điều kiện sống từng vùng đất. Nhằm cung cấp những loại giống tốt có năng suất và chất lượng cao cho nông dân. Hạn chế mức thấp nhất các loại giống kém hiệu quả, cùng với khoa học kỹ thuật kém làm cho dân chán nản, không tin tưởng vào các loại giống. Đó là tạo điều kiện cho việc bảo đảm an toàn lương thực và thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát huy thế mạnh của từng vùng, chuyển mạnh sản xuất hàng hóa ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Bên cạnh vấn đề giống, phát triển sản xuất nông nghiệp cần đầu tư thích đáng cho cơng nghệ chế biến và bảo quản nơng sản phù hợp với đặc điểm sinh thái và trình độ sử dụng của các hộ nơng dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tỉnh cần phải cố gắng làm sao để khoa học công nghệ thực sự gắn với quy hoạch sản xuất, nhu cầu thị trường để từ đó xác định hiệu quả sản xuất.
Để có thể ứng dụng khoa học cơng nghệ vào sản xuất hàng hóa nơng sản ở vùng miền núi một cách có hiệu quả cần chú ý một số vấn đề sau:
Phát triển và sử dụng rộng rãi và thường xuyên các phương tiện thông tin đại chúng, để phổ biến các khoa học công nghệ mới và những kinh nghiệm sản xuất giỏi của hộ gia đình khác cho nơng dân cịn nghèo đói.
Tỉnh cần phải tăng cường thu hút vốn đầu tư viện trợ và vốn trong nước cho hoạt động khuyến nông, khuyến lâm (cả về cơ sở vật chất và nâng cao năng lực cán bộ) để giúp nơng dân tìm hiểu và tiếp cận với công nghệ kỹ thuật mới để sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm áp dụng giống mới, nắm được thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm. Muốn làm được điều nói trên cần nâng cao trình độ dân trí của các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa bằng hình thức đào tạo, bồi dưỡng thích hợp để họ có khả năng sử dụng phát triển khoa học, công nghệ được ứng dụng với nông nghiệp nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Thứ tư, về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Là vấn đề trọng yếu nhất cấp bách nhất, trong quá trình phát triển hàng hóa nơng nghiệp nơng thơn xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng nào khơng có thị trường mua bán có tình trạng khó khăn nhất đối với khu vực miền núi đường đi lại không thuận lợi. Hiện nay ở một số khu vực, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, hoặc tiêu thụ chậm, vì vậy nếu giải quyết được vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm tại chỗ sẽ đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra của nông dân và tăng cao giá trị, tạo thuận lợi cho việc tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Muốn vậy trước tiên phải tổ chức tốt mạng lưới thị trường, cần tạo lập đồng bộ các yếu tố vật chất như mạng lưới giao thông, chợ trung tâm dịch vụ thành một hệ thống nối liền từ trung tâm cụm bản đến các trung tâm huyện, thị trấn tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân một cách thuận lợi. Giải pháp cơ bản của vấn đề thị trường là kết hợp tăng sức mua,bán của thị trường trong nước với tích cực mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước phải đầu tư phát triển tiềm năng, thế mạnh các ngành nông lâm nghiệp, tiêu thụ công nghiệp truyền thống công nghiệp chế biến nông lâm sản, dịch vụ và du lịch, tạo thêm việc làm tăng thu nhập, từ đó tăng sức mua của xã hội.
Muốn mở rộng thị trường ngoài nước, phải đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, kết hợp duy trì các thị trường truyền thống sẵn có trong vùng với khai thơng
các thị trường mới. Vấn đề này địi hỏi nhà nước có chính sách khuyến khích xuất khẩu nơng - lâm sản, miễn giảm thuế xuất khẩu nông lâm sản, bảo trợ một số mặt hàng nông lâm sản chủ yếu. Nhà nước cần kiểm tra và xử lý nghiêm minh những kẻ lừa đảo nông dân sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Một biện pháp quan trọng nữa để đảm bảo thị trường cho nông dân là phát triển chế biến ở vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Nông sản ở miền núi phụ thuộc rất nhiều vào việc thu mua tư thương, giá cả cũng bấp bênh không ổn định. Nhiều khi đến vụ thu hoạch nhất là hoa quả, tư thương không thu mua kịp dẫn đến hàng nông sản chất đống bỏ đi, công sức lao động cả một vụ của nơng dân bị mất trắng. Vì vậy, việc phát triển công nghiệp chế biến ở miền núi vùng sâu, vùng xa là một giải pháp nhằm tạo một thị trường ổn định cho nông dân, vừa là giải quyết những lao động dư thừa tăng thu nhập cho người nghèo ở vùng nông thôn, vùng cao.
Thứ năm, vận động định canh, định cư bền vững, nhất là đối với các dân tộc
thiểu số ở vùng cao, vùng hay xảy ra điểm nóng.
Cơng tác định canh, định cư được áp dụng chủ yếu với các dân tộc thiểu số vùng cao, vùng xa, bản ít ngơi nhà và không đủ điều kiện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bản có số dân nghèo nhất xuống đồng bằng với mục tiêu là làm cho họ ổn định sản xuất và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, chấm dứt tình trạng sống du canh, du cư, phá rừng làm rẫy trồng lúa, trồng thuốc phiện tình trạng di cư tự do.
Để thực hiện tốt công tác định canh, định cư trong những năm 2015 sắp tới cần tập trung vào một số vấn đề sau:
Một là, bằng mọi biện pháp tiến hành định canh, định cư triệt đề các vùng là
địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ người dân định canh, định cư là chính.
Có kế hoạch hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ về tư liệu sản xuất, đất đai, làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm cung cấp các kiến thức, kỹ năng phát triển sản xuất chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, hiệu quả hợp lý đối với từng vùng sinh thái. Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội (điện,
nước, đường, trạm xã, trường học và chợ) phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc.
Tăng cường cơng tác tun truyền, giải thích chính sách của Đảng và Nhà nước về các chương trình định canh, định cư để đồng bào yên tâm định cư tại quê hương mình. Trong khi thực hiện cơng tác định canh, định cư quan trọng nhất làm công tác tuyên truyền giáo dục quán triệt đường lối chính sách của Đảng để tránh những kẻ khơng tốt chống phá đường lối chính sách cư dân của chúng ta.
Trong khi thực hiện công tác định canh, định cư cần được xây dựng đề án tổng thể về định canh, định cư trên cơ sở đó đầu tư xây dựng các trung tâm cụm, thơn gắn với quy hoạch định canh, định cư. Từ đó vận động, thu hút vào quy hoạch dân cư, từng bước hình thành thị trấn nơng thơn miền núi đảm bảo việc cư dân bền vững và dễ xây dựng đơ thị hóa nơng thơn.
Đối với địa phương dân cư cần:
- Kịp thời nắm chắc số lượng dân nhập cư, lên kế hoạch định cư phù hợp với phong tục, tập quán, tâm lý, văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Chủ động sắp xếp, giải quyết đất đai, nhập hộ khẩu để đồng bào nhanh chóng hịa nhập với cuộc sống tại nơi mới.
- Xác định rõ diện tích, danh giới cụ thể trên thực địa đất của từng hộ gia đình để hợp thực hóa quyền sử dụng đất lâu dài.
- Nên thành lập những thôn, bản mới, dân di cư vào giúp dân sớm thành lập các tổ chức chính trị - xã hội.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo mọi điều kiện sống tốt hơn nơi cũ cho họ. Tránh tình trạng tính chất hẹp hịi dân tộc, khơng muốn bỏ quê hương cũ, sau một thời gian xuống núi thấy cuộc sống khó khăn ban đầu lại quay về nơi cũ.
- Đối với địa phương có dân cư cần có biện pháp cụ thể phối hợp với địa phương mình từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống thể hiện cùng gánh vác trách nhiệm.