Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành về phạm tội chưa đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm tội chưa đạt theo pháp luật hình sư Việt Nam (Trang 118 - 120)

hành về phạm tội chưa đạt

3.2.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành về phạm tội chưa đạt hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành về phạm tội chưa đạt

Trong giai đoạn hiện nay, Bộ luật hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) hiện hành là công cụ pháp luật sắc bén, hữu hiệu của Nhà nước và của nhân dân ta để đảm bảo pháp chế, củng cố và duy trì trật tự pháp luật, góp phần quan trọng trong cơng tác đấu tranh phịng và chống tội phạm, cũng như bảo vệ một cách hữu hiệu lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của cơng dân. Do đó, việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung những quy định cũ, xây dựng những quy định mới nhằm hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về phạm tội chưa đạt là địi hỏi có tính cấp bách, phục vụ kịp thời thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm trong tình hình mới, nhất là khi tội phạm đó cịn chưa hồn thành. Tuy nhiên, việc đổi mới và hoàn thiện này phải dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm, trên cơ sở tổng kết thực tiễn và phải là cơ sở pháp lý vững chắc thể hiện được các tư tưởng pháp chế, nhân đạo, dân chủ, cũng như phù hợp với pháp luật hình sự các nước trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế... Do đó, sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định về pháp luật hình sự trong Bộ luật hình sự Việt Nam để triển khai các giải pháp cụ thể thực hiện là yêu cầu cần thiết. Hơn nữa, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nội dung của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị "Về Chiến lược xây dựng và hồn

Cụ thể hóa điều này, sự cần thiết phải hồn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về phạm tội chưa đạt được thể hiện trên các phương diện chính sau đây:

Một là, về mặt lý luận, xung quanh vấn đề phạm tội chưa đạt, hiện nay

vẫn tồn tại nhiều quy định về khái niệm cũng như quyết định hình phạt có nhiều ý kiến khác nhau. Về khái niệm, có quan điểm cho rằng, phạm tội chưa đạt chỉ có thể xảy ra với lỗi cố ý trực tiếp. Quan điểm khác lại thừa nhận có giai đoạn phạm tội chưa đạt với lỗi cố ý gián tiếp. Do vậy, việc áp dụng thế nào là thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt với lỗi cố ý trực tiếp, thế nào là thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt với lỗi cố ý gián tiếp cũng đang tìm câu trả lời. Về hình phạt, nhìn chung mức hình phạt đã tuyên phù hợp với tính chất và mức độ phạm tội của bị cáo, phù hợp với các căn cứ quyết định hình phạt và các tình tiết cụ thể của vụ án. Tuy nhiên, có thể nói việc vận dụng các quy định của pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng vào cuộc sống cịn nhiều vấn đề cần khắc phục để bảo đảm tính pháp chế và tính nghiêm minh vốn có của nó; đồng thời đảm bảo tuân thủ nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự như: nguyên tắc pháp chế, ngun tắc cơng bằng... Do đó, việc hiểu và vận dụng các căn cứ tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự và quy định tại khoản 3 Điều luật này cũng cần phải tuân thủ đúng ý nghĩa mà các quy định đó hàm chứa nhưng trong thực tế vẫn còn việc áp dụng lẫn lộn, áp dụng không đúng với nội dung mà điều luật chứa đựng. Đây thể hiện nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự Việt Nam. "Pháp chế như là tính thiêng liêng của pháp luật, tính bền vững của các quy phạm pháp lý... Pháp chế có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật, với bình đẳng và với sự tn thủ luật pháp, khơng một ai, khơng một người nào có bất kỳ một đặc quyền nào trước pháp luật..." [1, tr. 100-102].

Hai là, về mặt thực tiễn, từ thực tiễn xét xử các vụ án hình sự cho thấy

quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự ít nhiều đã làm cho người bị kết án không được hưởng một mức án tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, với nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng,

giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nghiên cứu thực tiễn xét xử trong thời gian gần 10 năm trở lại đây (2000 - 2009) đối với các trường hợp phạm tội chưa đạt, so với các trường hợp quyết định hình phạt trong những trường hợp đặc biệt khác số vụ án bị đưa ra xét xử trong trường hợp này không nhiều và cũng chỉ tập trung ở một số tội nhất định như tội giết người (Điều 93), tội hiếp dâm (Điều 111), tội trộm cắp tài sản (Điều 138) và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 Bộ luật hình sự), cịn các tội phạm khác hầu như khơng có hoặc nếu có chỉ chiếm tỷ lệ rất ít.

Ba là, về mặt lập pháp, từ phương diện lý luận và thực tiễn nêu trên

đòi hỏi các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về phạm tội chưa đạt cần được giải quyết triệt để và đầy đủ về mặt lập pháp, bảo đảm sự logíc chặt chẽ và đầy đủ nội dung khi xử lý phải đúng tội, đúng người, đúng pháp luật và phản ánh đầy đủ các giai đoạn phạm tội do cố ý. Ví dụ: cần có một số điều

luật về tội phạm chưa hoàn thành; cần phân định rõ trường hợp phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành với trường hợp phạm tội chưa đạt đã hồn thành; trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với hành vi của người phạm tội trong giai đoạn phạm tội chưa đạt cần cụ thể và rõ ràng hơn; v.v... Tất cả những vấn đề này đòi hỏi cần được các nhà làm luật Việt Nam giải quyết trên phương diện lập pháp hình sự, có như vậy mới phục vụ yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như ngăn chặn, hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả của tội phạm gây ra cho xã hội, khắc phục việc áp dụng khơng đúng, khơng chính xác các giai đoạn phạm tội do cố ý nói chung, phạm tội chưa đạt nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm tội chưa đạt theo pháp luật hình sư Việt Nam (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)