pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự năm 1985
Cách mạng tháng Tám năm 1945 với sự ra đời Nhà nước Việt Nam kiểu mới đầu tiên. Với thắng lợi to lớn mang ý nghĩa chính trị - lịch sử này, bên cạnh việc hình thành một Nhà nước kiểu mới đó thì cũng đồng thời đánh dấu một mốc quan trọng và phát triển trong lịch sử lập pháp nói chung, lịch sử lập pháp hình sự nói riêng ở nước ta.
Trong luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay tương ứng với từng thời kỳ cách mạng, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật cơ bản để ghi nhận những thành quả của cách mạng. Cụ thể, từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự năm 1985 đã có nhiều sắc lệnh, pháp lệnh về hình sự như:
- Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 cho phép tạm thời áp dụng một số điều luật của chế độ cũ nếu nó khơng trái với lợi ích của chế độ mới;
- Điều lệ tạm thời số 329-TTg ngày 17/9/1954 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các loại vũ khí;
- Sắc lệnh số 267/SL ngày 15/06/1956 về trừng trị những âm mưu hành động phá hoại tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã, của nhân dân và cản trở việc thực hiện chính sách kế hoạch của Nhà nước;
- Thông tư số 55-TTg ngày 24/12/1958 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sự lãnh đạo đối với việc bắt giữ, truy tố và xét xử; v.v...
ở giai đoạn này, ngồi các sắc lệnh, pháp lệnh thì các nghị định, thơng tư, báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao cũng có giá trị trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự. Trong tất cả các văn bản pháp luật hình sự và các văn bản của ngành Tòa án... chưa đưa ra được những quy định khái quát về khái niệm giai đoạn thực hiện tội phạm, song đã có nêu hoặc ít hoặc nhiều các khái niệm như: âm mưu phạm tội, chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hoặc tội phạm hồn thành, chấm dứt nửa chừng. Theo đó:
Trong Sắc lệnh số 02/SL ngày 18/6/1957 quy định về các trường hợp phạm pháp quả tang, những trường hợp khẩn cấp và những trường hợp khám người phạm pháp quả tang có đề cập đến chuẩn bị phạm tội với tính chất là một hành vi nguy hiểm cho xã hội phải chịu trách nhiệm hình sự, do đó, Điều 2 quy định:
Để kịp thời ngăn ngừa những thiệt hại đến an toàn của Nhà nước, đến trật tự xã hội, đến tài sản của Nhà nước, đến tính mạng, tài sản của nhân dân, nay quy định các trường hợp khẩn cấp mà cơ quan cơng an có thể bắt giữ trước khi có lệnh viết của cơ quan tư pháp từ cấp tỉnh hoặc thành phố trở lên hoặc của Tòa án binh:
1. Có hành động chuẩn bị việc làm phạm pháp;
2. Người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra vụ phạm pháp chính mắt trơng thấy và xác nhận đúng là kẻ phạm pháp;
3. Tìm thấy chứng cứ phạm pháp trong người hoặc tại nhà ở của người bị tình nghi phạm pháp;
4. Có hành động chuẩn bị trốn hoặc đang trốn;
5. Có hành động chẩn bị tiêu hủy chứng cứ; hoặc đang tiêu hủy chứng cứ, làm giả chứng cứ. Có sự thơng đồng giữa những kẻ phạm pháp với nhau để trốn tránh pháp luật;
6. Căn cước, lai lịch không rõ ràng [63, tr. 26-27].
Tại Báo cáo tổng kết của ngành Tòa án năm 1962 đã nêu rõ: "Cần
phải thấy rằng tội cố ý giết người chưa đạt, tuy chưa làm chết người, vẫn là một loại tội cực kỳ nghiêm trọng...; theo ngun tắc hình pháp thì Tịa án rất có thể xử phạt như tội cố ý giết người đã thành..." [63, tr. 28]. Trong văn bản
này, có đề cập đến phạm tội chưa đạt đối với tội cụ thể là tội cố ý giết người, song vẫn chưa có định nghĩa chung về phạm tội chưa đạt.
Năm 1965, cũng trong Báo cáo tổng kết của ngành Tòa án đã cụ thể hơn: Trong các trường hợp "giết người chưa đạt" khi lượng hình, khơng nên chỉ nặng nhìn vào hậu quả chết người không xảy ra mà xử quá nhẹ, mà phải nhìn tồn diện vào thủ đoạn, vào động cơ phạm pháp, vào thái độ quyết tâm nhiều hay ít; v.v... kết hợp với các tình tiết khác như: tình hình thương tật đã gây ra, nhân thân của bị cáo, tình hình cụ thể của địa phương... mà cân nhắc mức án cho thích đáng.
Tiếp đến, Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967 cũng đã quy định âm mưu phạm tội và hành động phạm tội đều bị trừng trị (Điều 2), hoặc có đề cập đến tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 20) nhưng không đề cập đến phạm tội chưa đạt.
Đặc biệt, một văn bản quy định trực tiếp vấn đề phạm tội chưa đạt đối với một loại tội là Bản tổng kết số 452-HS2 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối cao về thực tiễn xét xử loại tội giết người (các trang 7, 15 và 35) có nêu:
Tội giết người hồn thành khi người bị nạn chết. Đối với trường hợp giết người nhưng không chết, nên thống nhất gọi là giết
người chưa đạt; trong trường hợp tuy giết người chưa đạt, nạn nhân
không chết, nhưng can phạm cho là đã làm hết mọi việc cần thiết để giết người và tưởng nạn nhân đã chết, nên gọi là giết người chưa đạt nhưng hành vi đã hoàn thành...
Giữa giết người chưa đạt, khi phương pháp giết người là gây thương tích như bắn, chém, đánh, bóp cổ; v.v... với cố ý gây thương tích, mặt khách quan rất giống nhau: cũng đều có những hành vi gây thương tích cho người khác mà khơng có hậu quả chết người. Nhưng mặt chủ quan và do đó, mức độ nguy hiểm cho xã hội, thì rất khác nhau: một bên can phạm mong muốn cho hành vi của mình gây hậu quả làm chết người nhưng hậu quả đó khơng xảy ra ngồi mong muốn của y. Một bên, can phạm chỉ muốn gây thương tích, khơng nghĩ đến và cũng khơng hề muốn có hậu quả chết người...
Về hậu quả, giết người đã thành thương bị xử phạt nặng hơn giết người chưa đạt vì hậu quả nghiêm trọng hơn. Cũng vì lẽ đó, trong những trường hợp giết người chưa đạt, những trường hợp đã gây thương tích nặng thường bị xử phạt nặng hơn những trường hợp chỉ gây thương tích nhẹ. Những trường hợp đã gây thương tích nhẹ thường bị xử phạt nặng hơn những trường hợp chưa gây thương tích [63, tr. 25-26].
Về sau, đến năm 1985, Nhà nước ta đã ban hành Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ luật hình sự này kế thừa và phát triển luật hình sự của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến nay, tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm ở nước ta trong mấy chục năm qua và dự báo tình hình diễn biến của tội phạm trong thời gian tới.
Bộ luật hình sự năm 1985 đã thấu suốt quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta do giai cấp công nhân lãnh đạo, thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết chống tội phạm; thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta là xử phạt người phạm tội khơng chỉ nhằm trừng trị, mà cịn nhằm giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội; thể hiện tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa và lòng tin vào khả năng cải tạo con người dưới chế độ xã hội. Riêng về phạm tội chưa đạt, các nhà làm luật nước ta đã ghi nhận cùng với giai đoạn chuẩn bị phạm tội ở cùng một điều luật, cũng như quy định ln cả ngun tắc quyết định hình phạt, như sau:
1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn cơng cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm.
Người chuẩn bị phạm một tội nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng khơng thực hiện được đến cùng vì những ngun nhân ngồi ý muốn của người phạm tội.
3. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng [50].
Các quy định về chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt trong Bộ luật hình sự năm 1985 là cơ sở pháp lý để xử lý các trường hợp phạm tội cụ thể trên thực tế, bảo đảm xử lý đúng mức độ thực hiện ý định phạm tội và diễn biến cụ thể của hành vi phạm tội, qua đó tơn trọng và bảo đảm pháp chế, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội, của cơ quan, tổ chức và của công dân, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phịng và chống tội phạm.
Ngồi ra, một điểm đáng lưu ý là khoản 3 Điều luật này đã quy định về căn cứ xác định đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, thì hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm khơng thực hiện được đến cùng. Nói rộng ra, đây cịn là các tiêu chí - căn cứ để xác định các giai đoạn phạm tội cụ thể (chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hay tội phạm hồn thành) trong q trình thực hiện các tội phạm do cố ý.
2.1.3. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự năm 1999