Cấu thành tội phạm của hành vi phạm tội chưa hoàn thành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm tội chưa đạt theo pháp luật hình sư Việt Nam (Trang 86 - 88)

Dưới góc độ khoa học, cấu thành tội phạm được hiểu một cách đơn giản là hình thức phản ánh tội phạm trong Bộ luật. Cấu thành tội phạm cịn là sự mơ tả tội phạm trong Bộ luật thông qua các dấu hiệu thuộc bốn yếu tố có tính đặc trưng, điển hình và phản ánh đầy đủ nội dung chính trị - xã hội của khái niệm tội phạm - Khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.

Do đó, cấu thành tội phạm của hành vi phạm tội chưa hoàn thành là cấu thành tội phạm của chuẩn bị phạm tội và cấu thành tội phạm của phạm tội chưa đạt theo cách gọi của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (Trường Đại học Luật Hà Nội): Để có cơ sở pháp lý cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự địi hỏi phải quy định những trường hợp này dưới hình thức cấu thành tội phạm trong luật hình sự... điểm khác với cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm của chuẩn bị phạm tội và cấu thành tội phạm của phạm tội chưa đạt không được quy định trực tiếp cho từng tội danh [30, tr. 121].

Các quy định về phạm tội chưa đạt được quy định trong Phần chung Bộ luật hình sự, còn trong Phần các tội phạm lại tồn tại các cấu thành tội phạm cơ bản, tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Do đó, cấu thành tội phạm của phạm tội chưa đạt chỉ xuất hiện khi hành vi phạm tội chưa đạt của một người được thực hiện trên thực tế và lúc này, khi kết hợp giữa hai nội dung đó sẽ tồn tại cái gọi là "cấu thành tội phạm của phạm tội chưa đạt". Đặc biệt, khi tổng hợp sự liên kết quy định về phạm tội chưa đạt trong Phần chung và các cấu thành tội phạm cơ bản, tăng nặng hoặc giảm nhẹ trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự sẽ có cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

Cho nên, trong thời gian tới, khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự cần được các nhà làm luật ghi nhận hai loại cấu thành tội phạm đặc biệt, vì nó cùng với các dạng cấu thành tội phạm khác là "cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự". Nếu khơng thừa nhận, sẽ không đúng với nhận định trên.

Khẳng định của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hịa (đã nêu) có ý nghĩa quan trọng để các nhà làm luật Việt Nam tham khảo trong q trình sửa đổi, bổ sung và hồn thiện Bộ luật hình sự. Theo đó:

Sự tổng hợp những dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản với những dấu hiệu của chế định các giai đoạn thực hiện tội phạm chính là cấu thành tội phạm dự phịng (chúng tơi nhấn mạnh) cho

cấu thành tội phạm cơ bản - cấu thành tội phạm của hành vi chuẩn bị phạm tội và cấu thành tội phạm của hành vi phạm tội chưa đạt.

Bên cạnh đó, sự tổng hợp này vừa là hình thức ghi nhận những đặc điểm cấu trúc và vừa phản ánh nội dung chính trị - xã hội của hành vi chuẩn bị phạm tội cũng như hành vi phạm tội chưa đạt. Cơ sở pháp lý duy nhất để truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt là sự thỏa mãn dấu hiệu của những cấu thành tội phạm này [30, tr. 122].

Chúng tôi xin mơ hình hóa nhận định này của tác giả bằng sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 2.1: Cấu thành tội phạm của hành vi phạm tội chưa đạt tồn tại trong thực tiễn

Điều 18, khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự

(về phạm tội chưa đạt và

quyết định hình phạt trong trường hợp này)

Cấu thành tội phạm cơ bản

trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự

Cấu thành tội phạm dự phịng hay cấu thành tội phạm của

hành vi phạm tội chưa đạt

(chưa quy định trong Bộ luật

Chương 3

Thực tiễn áp dụng và việc hoàn thiện

các quy định của bộ luật hình sự việt nam năm 1999

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm tội chưa đạt theo pháp luật hình sư Việt Nam (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)