Bộ luật hình sự Cộng hịa dân chủ nhân dân Trung Hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm tội chưa đạt theo pháp luật hình sư Việt Nam (Trang 45 - 46)

Bộ luật hình sự của nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ II, ngày 01/7/1979, có hiệu lực từ ngày 01/01/1980. Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự này được sửa đổi vào năm 1997, có hiệu lực từ ngày 01/10/1997. Sau đó, từ năm 1997, Bộ luật hình sự Trung

Quốc được sửa đổi, bổ sung vào năm 1999, 2001, 2002 và gần đây nhất là 2005 tại Hội nghị lần thứ 14 của ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tồn quốc khóa X.

Về khái niệm, Bộ luật hình sự Cộng hịa dân chủ nhân dân Trung hoa

có những quy định cụ thể về cấu thành tội phạm cũng như trách nhiệm hình sự của hành vi phạm tội chưa đạt: "Phạm tội chưa đạt là đã thực hiện hành vi

phạm tội nhưng chưa thực hiện đến cùng vì những ngun nhân ngồi ý muốn của người phạm tội" (Điều 23) [20, tr. 46].

Về trách nhiệm hình sự, Bộ luật hình sự Cộng hịa dân chủ nhân dân

Trung Hoa không quy định cụ thể về mức độ giảm nhẹ của hình phạt áp dụng cho các trường hợp phạm tội chưa hồn thành nhưng cũng có quy định cụ thể về hành vi chuẩn bị phạm tội bị xử lý nhẹ hơn hành vi phạm tội chưa đạt và phạm tội chưa đạt được xử lý nhẹ hơn so với tội phạm hoàn thành. Như vậy, đã quy định mức xử lý thấp nhất cho chuẩn bị phạm tội là nhẹ nhất có thể tới miễn hình phạt và có thể quy định hình phạt cho chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định cho tội phạm hoàn thành.

Cụ thể ở Điều 23 Bộ luật hình sự quy định: "... đối với phạm tội chưa

đạt có thể quy định hình phạt nhẹ hơn so với tội phạm hoàn thành hoặc quyết định hình phạt nhẹ hơn". Quyết định một hình phạt nhẹ tại Điều 23 Bộ luật

hình sự là quyết định hình phạt nhẹ hơn mức tối thiểu của khung hình phạt. Như vậy, Bộ luật hình sự Cộng hịa dân chủ nhân dân Trung Hoa cũng coi phạm tội chưa đạt là một trong hai trường hợp phạm tội có tình tiết giảm nhẹ nên cũng được xử lý thể hiện ở quy định có thể xử lý nhẹ cho trường hợp này dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định cho tội phạm hoàn thành. Tuy nhiên, cụ thể hóa trách nhiệm hình sự đối với phạm tội chưa đạt lại chưa thật rõ ràng so với Bộ luật hình sự Việt Nam, ví dụ tỷ lệ như thế nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm tội chưa đạt theo pháp luật hình sư Việt Nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)