Trong lý luận cũng như thực tiễn, việc tiến hành phân loại các trường hợp phạm tội chưa đạt được hiểu là chia tất cả các trường hợp phạm tội chưa đạt thành các nhóm khác nhau dựa trên cơ sở một căn cứ xác định nhằm vào những mục đích nhất định, cũng như để phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt, bảo đảm hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội tương xứng với mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ở từng thời điểm khác nhau trong quá trình thực hiện tội phạm do cố ý.
Mặt khác, phân loại các trường hợp phạm tội chưa đạt cịn có ý nghĩa lớn trong việc xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thể hiện ý định phạm tội từ đó đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp. Các trường hợp phạm tội chưa đạt có thể được phân chia bằng nhiều
cách khác nhau dựa trên các căn cứ khác nhau tùy theo mục đích của sự phân loại chứ không nhất thiết phải dựa trên cơ sở của một căn cứ nhất định.
Thứ nhất, căn cứ vào mục đích thực hiện ý định phạm tội mà người phạm tội dự định thực hiện phạm tội chưa đạt. Theo căn cứ này, có thể được
chia thành phạm tội chưa đạt thành hai dạng như sau: Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Về căn cứ này, cũng có quan điểm lấy căn cứ là - thái độ, tâm lý của người phạm tội [41, tr. 58] để phân chia thành phạm tội chưa đạt hoàn thành và phạm tội chưa đạt chưa hồn thành. Chúng tơi cho rằng, nếu căn cứ vào thái độ, tâm lý của người phạm tội để chia thành phạm tội chưa đạt hoàn thành và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là chưa thật chính xác vì q rộng, đồng thời chưa phản ánh được cụ thể mức độ thực hiện hành vi đến đâu và ranh giới giữa giai đoạn phạm tội trong quá trình thực hiện tội phạm do cố ý.
a) Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa
đạt trong đó người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả các hành vi thuộc mặt khách quan trong cấu thành tội phạm và hậu quả của tội phạm chưa xảy ra.
Ví dụ: Nguyễn Văn A. muốn giết Lê Vinh B., A. dùng dao đâm vào ngực, đầu B. nhưng B. đã kịp thời tránh được chỉ bị thương nhẹ ở vai. Như vậy, trong trường hợp này, người phạm tội nhận thức được rằng mình đã khơng thực hiện được tất cả những hành vi cần thiết để hoàn thành tội phạm. Đây là trường hợp chưa hoàn thành về hành vi và cũng chưa đạt được hậu quả.
b) Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt
nhưng người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi mà họ tin chắc rằng đó là hành vi cần thiết để gây ra hậu quả nhằm đạt được mục đích của họ, đã có sự tính tốn trước khi thực hiện hành vi phạm tội và thực tế họ đã thực hiện đầy đủ hành vi khách quan được mơ tả trong cấu thành tội phạm.
Ví dụ: Lý Văn C. muốn giết Trần Hữu D. nên quyết tâm dùng dao chém liên tiếp vào đầu và ngực của D., thấy D. ngã nằm bất động, C. nghĩ là D. đã
chết nên không chém nữa và bỏ đi nhưng do D. được cấp cứu kịp thời nên không chết. Trong trường hợp này, người phạm tội tin là hành vi của mình đã gây ra hậu quả chết người như mình mong muốn. Như vậy, người phạm tội đã hành động như ý muốn và tin là hậu quả sẽ xảy ra nhưng hậu quả không xảy ra, trường hợp này người phạm tội dừng lại hành vi của mình mặc dù khơng có gì ngăn cản nhưng cũng khơng được coi là tự nguyện nửa dừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm và người phạm tội đã hoàn thành về hành vi nhưng chưa hoàn thành về hậu quả.
Trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là người phạm tội đã kết thúc hành vi phạm tội của mình và cho rằng những hành vi đó đã đủ và cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm, ý thức chủ quan của người phạm tội cũng tin rằng hậu quả tội phạm tất yếu sẽ xảy ra. Trường hợp phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, người phạm tội chưa kết thúc hành vi của mình, trong trường hợp ý thức chủ quan của họ cũng biết rằng hành vi của mình chưa đủ để gây ra hậu quả của tội phạm. So với chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chưa hồn thành thì phạm tội chưa đạt đã hồn thành có mức độ thực hiện tội phạm gần nhất với tội phạm hoàn thành. Vì vậy, phạm tội chưa đạt đã hồn thành có mức độ nguy hiểm nhất trong các trường hợp phạm tội chưa đạt. Bởi lẽ, một người đã thực hiện hết hành vi mặt khách quan của cấu thành tội phạm mà hậu quả vẫn không xảy ra hoặc hậu quả xảy ra nhưng đó khơng phải là ý muốn của người phạm tội. Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành bao giờ cũng nguy hiểm cho xã hội hơn trường hợp phạm tội chưa đạt chưa hồn thành, vì người phạm tội chưa thực hiện hết hành vi mà mình có ý định thực hiện. Do đó, trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành phải nghiêm khắc hơn đối với phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.
Thứ hai, căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến phạm tội chưa đạt, khoa
học luật hình sự cịn phân chia thành phạm tội chưa đạt vô hiệu với các trường hợp chưa đạt do các nguyên nhân khác.
Phạm tội chưa đạt vô hiệu là trường hợp phạm tội chưa đạt mà
nguyên nhân khách quan dẫn đến chưa đạt gắn liền với công cụ, phương tiện phạm tội chưa đạt và đối tượng tác động của tội phạm phạm tội chưa đạt vô hiệu được thể hiện ở hai trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi nhằm gây thiệt hại
cho khách thể nhưng thực tế khơng gây thiệt hại được vì khơng có đối tượng tác động (ví dụ: mở két sắt của cơ quan, đơn vị nhưng không lấy được tiền do tiền khơng có trong két sắt) hoặc đối tượng tác động của tội phạm khơng có tính chất mà người phạm tội mong muốn (ví dụ: đưa hối lộ cho người tưởng là có chức vụ, quyền hạn nhưng thực tế người đó khơng có chức vụ, quyền hạn); v.v...
Trường hợp thứ hai, người phạm tội đã sử dụng nhầm công cụ,
phương tiện mà người đó muốn. Trường hợp này, phương tiện mà người đó sử dụng lại khơng có khả năng gây ra hậu quả của tội phạm đó. Ví dụ: Nguyễn Hồng A. đầu độc Lê Văn B. nhưng do thuốc độc là giả (hoặc kém chất lượng) nên B. không chết. Tuy nhiên, trường hợp này cũng cần được phân biệt với những trường hợp mà chủ thể sử dụng những phương tiện rõ ràng là không thể gây thiệt hại được, như trường hợp một người vì mê tín nghe lời thầy bói mà đã bỏ bùa để giết người khác.
Nguyên nhân dẫn đến phạm tội chưa đạt vô hiệu là nguyên nhân khách quan, khơng phụ thuộc vào ý chí của người phạm tội, trách nhiệm hình sự đối với phạm tội chưa đạt vô hiệu được xác định như trong những trường hợp phạm tội chưa đạt khác trên những cơ sở chung.
Ngồi ra, cịn trường hợp chưa đạt do các nguyên nhân khác không thuộc các trường hợp trên. Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi trong giai đoạn phạm tội chưa đạt vô hiệu được xác định như trong những trường hợp phạm tội chưa đạt khác trên những cơ sở chung.
Bên cạnh đó, dưới góc độ khoa học, GS.TSKH. Lê Văn Cảm (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) còn chỉ ra ba trường hợp phạm tội chưa đạt thường gặp trong thực tiễn xét xử là [13, tr. 444-445]:
Trường hợp thứ nhất, trường hợp phạm tội chưa đạt với lỗi cố ý không xác định - trong đó căn cứ vào hậu quả thực tế đã xảy ra đến đâu thì phải chịu
trách nhiệm hình sự đến đó, vì hậu quả xảy ra dù đến mức độ nào cũng là do sự cố ý của người phạm tội mong muốn đạt được (đây là trường hợp phổ biến nhất).
Trường hợp thứ hai, trường hợp phạm tội chưa đạt với lỗi cố ý xác định (lựa chọn) - trong đó trách nhiệm hình sự chỉ có thể có khi nào người phạm tội gây nên hậu quả ít nghiêm trọng hơn trong số hai (hoặc nhiều hơn)
hậu quả do người này mong muốn đạt được.
Ví dụ: A. mong muốn giết B. mà nếu khơng giết được thì gây thương tích cho B. cũng được, và thực tế là do những nguyên nhân khách quan xảy ra ngoài ý muốn của A. (cái chết của B.) nên hậu quả thứ hai đã xảy ra - B. chỉ bị gây thương tích nặng và trong trường hợp này A. vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội giết người (chưa đạt) - là tội phạm thứ nhất mà hắn dự định thực hiện (nhưng chưa hoàn thành).
Trường hợp thứ ba, trường hợp phạm tội chưa đạt với lỗi cố ý xác định (đơn giản) - trong đó đã xảy ra hậu quả ít nghiêm trọng hơn hậu quả
nghiêm trọng mà người phạm tội mong muốn đạt được, nhưng người này phải chịu trách nhiệm hình sự đối với cả hành vi phạm tội chưa đạt để gây nên hậu
quả nghiêm trọng.
Ví dụ: A. đốt nhà của B. và mong muốn giết B. đang nằm ngủ trong đó, nhưng B. được những người hàng xóm cứu khỏi ngọn lửa đang bén đến gần giường ngủ nên còn sống, trong trường hợp này A. phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm nhiều tội (tổng hợp trừu tượng), tức là không
những chỉ đối với tội thứ nhất - tội cố ý hủy hoại tài sản, mà còn đối với cả tội thứ hai nữa - tội giết người (nhưng chưa đạt).
Tóm lại, việc phân loại phạm tội chưa đạt theo các tiêu chí này hay tiêu chí khác có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng trong việc xác định đúng đắn và chính xác trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội nhằm cá thể hóa trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt đối với họ có căn cứ, cơng minh và đúng pháp luật. Đặc biệt, việc phân biệt phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hồn thành cịn có ý nghĩa xác định các điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Trên cơ sở đó, các nhà làm luật sẽ có những biện pháp đấu tranh phịng, chống có hiệu quả đối với mọi hành vi phạm tội được thực hiện dù đã hoàn thành hay chưa hoàn thành, qua đó bảo vệ các quan hệ xã hội khơng để cho tội phạm xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến.