Phạm tội chưa đạt nói chung và việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt nói riêng là một trường hợp giảm nhẹ so với trường hợp phạm tội thơng thường. Do có nhiều yếu tố khác nhau mà khi quy định về giới hạn giảm nhẹ hình phạt áp dụng cho từng trường hợp phạm tội chưa đạt, các nhà làm luật Việt Nam đã thể hiện rõ nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt, cũng như ngun tắc nhân đạo và cơng bằng trong luật hình sự nước ta. Bên cạnh đó, việc phân hóa trong luật đường lối xử lý giữa người phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành đã tạo cơ sở pháp lý cho Tịa án quyết định hình phạt cụ thể cho người phạm tội được chính xác, có căn cứ và đúng pháp luật, tạo ra sự công bằng trước luật hình sự.
Tuy nhiên, quá trình vận dụng Điều 18 và khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự hiện hành cho thấy cịn nhiều bất cập dưới đây:
Một là, về khái niệm, Điều 18 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định
chưa đầy đủ, chưa chính xác, chưa phản ánh rõ bản chất của hành vi phạm tội chưa đạt. Trong hành vi của phạm tội chưa đạt, dấu hiệu "bắt đầu thực hiện tội phạm" là dấu hiệu xác định thời điểm đầu tiên đồng thời là dấu hiệu cơ bản để phân biệt phạm tội chưa đạt với chuẩn bị phạm tội. Tuy vậy, dấu hiệu
này không được quy định trực tiếp và rõ ràng, theo Điều 18 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng
không thực hiện được đến cùng...". Quy định như vậy ở một chừng mực nhất
định chưa phản ánh rõ các dấu hiệu của phạm tội chưa đạt và gây ra sự hiểu sai về bản chất pháp lý của giai đoạn phạm tội này, "... khơng thực hiện được
đến cùng..." có thể bị hiểu là khơng thực hiện được đến cùng so với mục đích
hoặc kế hoạch đã được định trước của chủ thể (thực chất ở đây là so với thời điểm tội phạm hoàn thành về mặt pháp lý). Hơn nữa, trong định nghĩa của các khái niệm phạm tội chưa đạt chưa có ghi nhận nguyên tắc chung của việc xác định trách nhiệm hình sự đối với tội phạm chưa hồn thành, chưa có định nghĩa pháp lý về tội phạm chưa hoàn thành.
Hai là, như đã đề cập căn cứ vào mục đích thực hiện ý định phạm tội
mà người phạm tội dự định thực hiện phạm tội chưa đạt mà khoa học luật hình sự Việt Nam có thể được chia phạm tội chưa đạt thành hai dạng như sau: Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
1) Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa
đạt trong đó người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả các hành vi thuộc mặt khách quan trong cấu thành tội phạm và hậu quả của tội phạm chưa xảy ra.
2) Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt nhưng người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi mà họ tin chắc rằng đó là hành vi cần thiết để gây ra hậu quả nhằm đạt được mục đích của họ, đã có sự tính tốn trước khi thực hiện hành vi phạm tội và thực tế họ đã họ đã thực hiện đủ hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm tương ứng trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự.
Như vậy, trong trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là người phạm tội đã kết thúc hành vi phạm tội của mình và cho rằng những hành vi đó đã đủ và cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm, ý thức chủ quan của người phạm tội cũng tin rằng hậu quả tội phạm tất yếu sẽ xảy ra. Còn trường hợp phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, người phạm tội chưa kết thúc hành vi của
mình, trong trường hợp ý thức chủ quan của họ cũng biết rằng hành vi của mình chưa đủ để gây ra hậu quả của tội phạm. So với chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt chưa hồn thành thì phạm tội chưa đạt đã hồn thành có mức độ thực hiện tội phạm gần nhất với tội phạm hồn thành. Vì vậy, phạm
tội chưa đạt đã hồn thành có mức độ nguy hiểm nhất trong các trường hợp phạm tội chưa đạt. Bởi lẽ, một người đã thực hiện hết hành vi mặt khách quan của cấu thành tội phạm mà hậu quả vẫn không xảy ra hoặc hậu quả xảy ra nhưng đó khơng phải là ý muốn của người phạm tội. Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành bao giờ cũng nguy hiểm cho xã hội hơn trường hợp phạm tội chưa đạt chưa hồn thành, vì người phạm tội chưa thực hiện hết hành vi mà mình có ý định thực hiện. Do đó, trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành phải nghiêm khắc hơn đối với phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Từ những lập luận trên, rõ ràng trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành cần phân định rõ hai trường hợp này để bảo đảm xử lý công bằng, có căn cứ và đúng pháp luật các trường hợp đó, đồng thời bảo đảm cho thực tiễn áp dụng được khả thi và khi quyết định một hình phạt trong bản án, hơn nữa là thực hiện đúng đắn ngun tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt, cũng như nguyên tắc nhân đạo và công bằng trong luật hình sự Việt Nam.
Ba là, quy định tại khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự quy định về quyết
định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt còn bộc lộ một số hạn chế: 1) Khoản 3 Điều 52 quy định: "... nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q ba phần tư (3/4) mức phạt tù mà điều luật quy định". Cách viết như vậy là chưa chặt chẽ, có thể đưa tới tình trạng hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến việc quyết định hình phạt trên thực tiễn cũng sẽ khác nhau: - Cách hiểu thứ nhất cho rằng, hình phạt được tuyên đối với bị cáo sẽ trong giới hạn của 3/4 mức tối thiểu và 3/4 của mức tối đa. Ví dụ: Nếu bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em thì theo khoản 1 Điều 122 Bộ luật hình sự có mức phạt từ 7 năm đến 15 năm, thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt thì trường hợp
này hình phạt tuyên cho bị cáo phải nằm trong giới hạn từ 5 năm 2 tháng đến 11 năm 2 tháng.
- Cách hiểu thứ hai lại quan niệm, trường hợp này hình phạt mà Tịa án tuyên cho bị cáo khơng q 3/4 mức cao nhất của khung hình phạt. Trường hợp này luật chỉ khống chế việc giảm nhẹ hình phạt ở mức tối đa mà khơng khống chế mức tối thiểu dẫn đến tình trạng khơng thống nhất trong áp dụng của các Tịa án, đồng thời có thể dẫn đến áp dụng chồng chéo với Điều 47 Bộ luật hình sự (quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật) [67, tr. 4].
- Cách hiểu thứ ba, có thể khơng q 3/4 mức tối thiểu của khung hình phạt (ngược với cách hiểu thứ hai ở trên), tuy nhiên, cũng lưu ý là việc áp dụng theo cách hiểu này qua tham khảo 345 bản án hình sự sơ thẩm (đã nêu) và từ lĩnh vực công tác của bản thân, tác giả nhận thấy khơng có trường hợp nào phạm tội chưa đạt áp dụng theo cách hiểu này.
Cách hiểu thứ tư, có thể cộng lại chia trung bình mức tối thiểu và mức tối đa của khung hình phạt mà điều luật đã quy định, sau đó tính 3/4 của số trung bình đó. Tương tự, việc áp dụng theo cách hiểu này qua tham khảo 345 bản án hình sự sơ thẩm (đã nêu) và từ lĩnh vực công tác của bản thân, tác giả nhận thấy khơng có trường hợp nào phạm tội chưa đạt áp dụng theo cách hiểu này.
2) Khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự cũng không chỉ rõ khung hình phạt được áp dụng mà chỉ nói chung chung 3/4 mức phạt tù của điều luật. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, điều luật quy định về tội phạm cụ thể bao giờ cũng có khung cơ bản và có thể có một hoặc nhiều khung tăng nặng hay giảm nhẹ. Điều này rất khó để xác định khi dấu hiệu định khung thỏa mãn. Đây là điều mà Bộ luật hình sự năm 1985 trước đây cũng như Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành chưa làm rõ. Trong khoa học luật hình sự hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau trong việc vận dụng khung hình phạt. Có quan điểm cho rằng, trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, nếu hành vi
phạm tội thỏa mãn khung hình phạt nào thì vận dụng khung hình phạt đó để quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Quan điểm khác lại cho rằng, trong trường hợp chuẩn bị phạm tội nếu hành vi của người phạm tội chưa thỏa mãn tình tiết tăng nặng định khung mà vận dụng khung tăng nặng thì đồng nhất tính nguy hiểm cho xã hội của trường hợp chuẩn bị phạm tội với trường hợp tăng nặng của tội phạm đã hoàn thành và do vậy, việc quyết định hình phạt sẽ khơng chính xác. Cịn trong trường hợp phạm tội chưa đạt thì khung hình phạt áp dụng cho người phạm tội chưa đạt sẽ là khung mà hành vi phạm tội thỏa mãn. Để giải quyết được vấn đề này chúng tôi cho rằng, cần thiết phải có sự phân biệt giữa chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, vì đây là trường hợp có sự khác biệt khác nhau về mức độ nguy hiểm và mức độ trách nhiệm hình sự [57, tr. 41].
3) Khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự cũng quy định đối với trường hợp phạm tội chưa đạt - nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì có thể áp dụng các trường hợp này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Bộ luật hình sự quy định như vậy, nhưng "trường hợp đặc biệt nghiêm trọng" ở đây được hiểu như thế nào thì tiếc rằng chưa được sự giải thích thống nhất của các nhà làm luật nước ta (cả trong Bộ luật hình sự hay văn bản hướng dẫn thi hành), do đó, hiện nay vẫn do các cơ quan áp dụng pháp luật tự xác định trong thực tiễn. Tuy nhiên, để bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự Việt Nam thì rõ ràng quy định như trên có thể dẫn đến tình trạng vận dụng khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự một cách tùy tiện và thiếu thống nhất.
Bốn là, cũng từ vấn đề trên đã dẫn tới sự tranh luận trong khoa học luật hình sự là nói rộng ra, có nên áp dụng hình phạt tử hình với người phạm tội chưa đạt không. Theo chúng tơi khơng nên quy định hình phạt tử hình đối với trường hợp này. Như chúng ta đã biết, tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt bởi hình phạt này tước bỏ quyền sống của
người phạm tội. Do vậy, tử hình chỉ áp dụng đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, những người khơng cịn khả năng cải tạo, giáo dục và loại bỏ những đối tượng này khỏi đời sống xã hội là cần thiết vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất, nếu một người phạm tội chưa đạt phải chịu hình phạt tử hình trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì có q nghiêm khắc khơng khi tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội chưa đạt thấp hơn so với tội phạm hồn thành. Mặt khác, qua tìm hiểu thực tiễn xét xử trong 10 năm trở lại đây (2000 - 2009) cho thấy, việc áp dụng tử hình đối với trường hợp phạm tội chưa đạt là rất hiếm. Hơn nữa, qua tìm hiểu Bộ luật hình sự của một số nước thì khơng quy định áp dụng tử hình đối với phạm tội chưa đạt.
Ví dụ: theo quy định tại Điều 67 Bộ luật hình sự Liên bang Nga, mức
hình phạt quyết định đối với hành vi phạm tội chưa đạt không vượt quá ba phần tư mức hình phạt trong khung đối với tội phạm đã hồn thành, khơng áp dụng hình phạt tử hình và tù chung thân đối với người phạm tội chưa đạt (khoản 3, 4).
Như vậy, chúng tôi cho rằng, việc quy định và áp dụng hình phạt tù chung thân và đặc biệt là tử hình đối với phạm tội chưa đạt là quá nghiêm khắc so với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội chưa đạt. Trong khi đó, ở góc độ nhân đạo hóa pháp luật, bảo đảm phù hợp với thực tiễn xét xử và việc bỏ tử hình đối với phạm tội chưa đạt là hồn toàn phù hợp với xu hướng chung của thế giới khi quy định về hình phạt áp dụng cho trường hợp này, theo chúng tôi, giữ lại hình phạt tù chung thân đối với trường hợp phạm tội chưa đạt đã đủ sức răn đe, giáo dục, cải tạo người phạm tội và phòng ngừa tội phạm.
Đặc biệt, việc hạn chế và không áp dụng hình phạt tử hình ở một chừng mực nào đó cịn góp phần đạt được các mục đích chính sau - đề cao và bảo vệ được giá trị của tính mạng con người; tính chất khơng thể lấy lại được
nếu sai sót; tính chất tàn bạo của hình phạt; nguy cơ sự bất cơng trong tố tụng; gây chia rẽ và làm tổn hại các giá trị đạo đức trong xã hội; trái với nguyên tắc khoan dung, nhân đạo trong hoạt động tư pháp; vấn đề hiệu quả phòng ngừa tội phạm; chi phí tốn kém; những mâu thuẫn và nguy cơ vi phạm những tiêu chuẩn pháp luật quốc tế về quyền con người [26; tr. 37-42]; v.v...