Nội dung sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành về phạm tội chưa đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm tội chưa đạt theo pháp luật hình sư Việt Nam (Trang 120 - 128)

Việt Nam năm 1999 hiện hành về phạm tội chưa đạt

Dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cùng với việc nghiên cứu và so sánh pháp luật hình sự Việt Nam với một số nước trên thế giới về phạm tội chưa đạt, chúng tôi thấy rằng, phạm vi những hành vi phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam nói chung là cịn tương

đối rộng, ở một góc độ nào đó cịn chưa phù hợp với thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử hiện nay. Vì vậy, chúng ta có thể tham khảo pháp luật hình sự của các nước trên thế giới để thu hẹp phạm vi trách nhiệm hình sự đối với phạm tội chưa đạt. Bởi vì, trong những năm qua cho thấy xu hướng ngày càng thu hẹp phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cả phạm tội chưa đạt, có thể có các phương án sau đây:

Phương án 1: Giới hạn phạm vi - đối với phạm tội chưa đạt không xử

lý bằng hình sự hành vi phạm tội ít nghiêm trọng và một số hành vi phạm tội nghiêm trọng chưa đạt như tội phạm về kinh tế, các tội xâm phạm trật tự an toàn xã hội, chỉ xử lý hành vi phạm tội chưa đạt đối với các trường hợp cịn lại.

Phương án 2: Quy định khung hình phạt giảm nhẹ cho phạm tội chưa

đạt (và có thể cả chuẩn bị phạm tội) ở từng tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự như một số nước (ví dụ: Vương quốc Thụy Điển). Phương án này có ưu điểm thuận lợi cho thực tiễn áp dụng, nhưng làm cho Bộ luật cồng kềnh và trùng lặp, cũng như không thể hiện hết được các giai đoạn phạm tội trong mỗi tội phạm cụ thể, đặc biệt là các tội phạm tồn tại cả lỗi cố ý trực tiếp và gián tiếp.

Phương án 3: Không cần quy định khung hình phạt giảm nhẹ cho phạm

tội chưa đạt (và có thể cả chuẩn bị phạm tội) ở từng tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự như một số nước (ví dụ: Vương quốc Thụy Điển) mà chỉ quy định rõ trong Phần chung Bộ luật hình sự mức giảm tối đa và tối thiểu của khung hình phạt áp dụng cho từng trường hợp tội phạm hoàn thành để áp dụng cho trường hợp phạm tội chưa đạt, làm cơ sở cho các cơ quan và người có thẩm quyền trong thực tiễn vận dụng nguyên tắc chung kết hợp với từng cấu thành tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm mà người phạm tội đã phạm.

Phương án 4: Nên có sự phân biệt trách nhiệm hình sự trong trường

hợp phạm tội chưa đạt hoàn thành và trường hợp phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. So với phạm tội chưa đạt chưa hồn thành thì phạm tội chưa đạt đã

hồn thành có mức độ thực hiện tội phạm nhiều hơn cả và gần nhất với tội phạm hồn thành. Do đó, mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn nên trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành phải nghiêm khắc hơn đối với trường hợp phạm tội chưa đạt chưa hồn thành. Phương án này có tính khả thi cao so với các phương án trên.

Phương án 5: Như phương án 4, song thêm một nội dung trong Phần

chung Bộ luật hình sự về tên gọi "cấu thành tội phạm của hành vi phạm tội chưa đạt" (theo cách gọi của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa). Điều này cũng hợp lý, song nếu như vậy ở một chừng mực nào đó sẽ chưa cụ thể hóa được vì cấu thành tội phạm chỉ là khái niệm pháp lý trừu tượng trong khoa học luật hình sự, khi có hành vi phạm tội chưa đạt trên thực tế xảy ra mới tồn tại cấu thành tội phạm này, còn nội dung của cấu thành tội phạm chung đã được cụ thể hóa trong Điều 8 và tồn bộ 276 tội phạm thành từng cấu thành tội phạm tương ứng rồi.

Phương án 6: Nên có sự phân biệt trách nhiệm hình sự trong trường

hợp phạm tội chưa đạt hoàn thành và trường hợp phạm tội chưa đạt chưa hồn thành. Đồng thời, có bổ sung một điều luật về tội phạm chưa hoàn thành để làm nguyên tắc chung xử lý, đồng thời phân biệt giữa tội phạm chưa hoàn thành và tội phạm hoàn thành, sửa đổi cho chuẩn xác việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt. Phương án này có tính khả thi hơn cả so với các phương án trên và phù hợp với Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành.

Cụ thể, để hồn thiện các quy định Bộ luật hình sự về phạm tội chưa đạt và để có thể áp dụng một cách thống nhất trong thực tiễn xét xử với ý nghĩa bảo đảm tính pháp chế ở chỗ - khi hình phạt được quyết định phải dựa vào căn cứ pháp luật, để mọi tội phạm đều bị trừng trị đúng pháp luật, kịp thời, nhanh chóng, khơng bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vô tội. Những nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:

Thứ nhất, bổ sung vào khái niệm phạm tội chưa đạt cho đầy đủ hơn và

phản ánh rõ ràng giai đoạn này, đồng thời phân biệt với chuẩn bị phạm tội và tội phạm hoàn thành, cũng như tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, ví dụ: "Phạm tội chưa đạt là hành vi cố ý để thực hiện tội phạm nhưng tội phạm đã

không được thực hiện đến cùng vì những ngun nhân ngồi ý muốn của người phạm tội" [13, tr. 452].

Thứ hai, khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự nên bổ sung một đoạn mới

như sau: "Khung hình phạt được áp dụng đối với phạm tội chưa đạt là khung

mà hành vi phạm tội thỏa mãn có thể là khung cơ bản, khung tăng nặng hay khung giảm nhẹ. Còn đối với chuẩn bị phạm tội, khung hình phạt được áp dụng là khung cơ bản" [67, tr. 4].

Thứ ba, bổ sung vào khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự như sau: Đối

với phạm tội chưa đạt..., nếu là hình phạt tù thì mức hình phạt được áp dụng nằm trong giới hạn 3/4 mức tối thiểu và không quá 3/4 mức tối đa của khung hình phạt mà điều luật quy định. Quy định như vậy sẽ bảo đảm nguyên tắc

cơng bằng và bình đẳng trong luật hình sự Việt Nam, đồng thời phản ánh đầy đủ các trường hợp cụ thể trong thực tiễn, khi người phạm tội vừa có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và vừa có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, cũng như để đo với mốc là tội phạm hoàn thành trên những cơ sở chung, là biên độ dao động cho Tịa án áp dụng chính xác.

Thứ tư, chúng ta cũng nên loại bỏ hình phạt tử hình đối với hành vi phạm tội chưa đạt vì như vậy sẽ phù hợp với nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước và phù hợp với xu hướng chung của thế giới khi quy định về hình phạt áp dụng cho trường hợp này (đặc biệt là Bộ luật hình sự Liên bang Nga).

Thứ năm, chúng tôi cũng hồn tồn nhất trí với kiến giải lập pháp của

GS.TSKH. Lê Văn Cảm là quy định thêm một điều luật mới dành riêng cho tội phạm chưa hoàn thành.

Điều... Tội phạm chưa hoàn thành (mới)

1. Tội phạm chưa hoàn thành là hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt.

2. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng được xác định theo điều tương ứng về tội phạm hoàn thành trong Phần các tội phạm đồng thời viện dẫn Điều... và Điều... Phần chung Bộ luật hình sự này (tức là Điều 17 và Điều 52 Bộ luật hình sự năm 1999).

3. Trách nhiệm hình sự đối với tội phạm chưa hoàn thành do hành vi phạm tội chưa đạt được xác định theo điều tương ứng về tội phạm hoàn thành trong Phần các tội phạm đồng thời viện dẫn Điều... và Điều... Phần chung Bộ luật này (tức là Điều 18 và Điều 52 Bộ luật hình sự năm 1999) [13, tr. 451].

...

Điều 18. Phạm tội chưa đạt (sửa đổi, bổ sung)

1. Phạm tội chưa đạt là hành vi cố ý thực hiện tội phạm nhưng tội phạm không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân khách quan

ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

2. Phạm tội chưa đạt bao gồm hai dạng là phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.

a) Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt trong đó người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả các hành vi thuộc mặt khách quan trong cấu thành tội phạm và hậu quả của tội phạm chưa xảy ra.

b) Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt nhưng người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi mà họ tin chắc rằng đó là

hành vi cần thiết để gây ra hậu quả nhằm đạt được mục đích của họ nhưng hậu quả chưa phù hợp với hậu quả của tội phạm phản ánh trong cấu thành tội phạm.

3. Khi quyết định hình phạt, Tịa án quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành nhẹ hơn so với trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành trên những cơ sở chung.

...

Điều 52. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt (sửa đổi, bổ sung)

1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

2. Khung hình phạt được áp dụng đối với phạm tội chưa đạt là khung

mà hành vi phạm tội thỏa mãn có thể là khung cơ bản, khung tăng nặng hay khung giảm nhẹ. Còn đối với chuẩn bị phạm tội, khung hình phạt được áp dụng là khung cơ bản [67, tr. 4].

3. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng

có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt được áp dụng nằm trong giới hạn 1/2 mức tối thiểu và

khơng q 1/2 mức tối đa của khung hình phạt mà điều luật quy định.

4. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng

có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng riêng hình phạt tù chung thân trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng,

được áp dụng nằm trong giới hạn 3/4 mức tối thiểu và không quá 3/4 mức tối đa của khung hình phạt mà điều luật quy định”.

* * *

Như vậy, qua nghiên cứu những vấn đề về phạm tội chưa đạt chúng ta phải chú ý một cách toàn diện về mặt lý luận và thực tiễn cũng như các quy định pháp luật liên quan đến chế định này. Các nhà làm luật không chỉ nghiên cứu đưa ra những quy định mà cịn phải làm rõ, giải thích một cách chính xác các quy định pháp luật nhằm đưa Bộ luật hình sự vào đời sống, đồng thời tiếp tục đưa ra các kiến giải để hoàn thiện các quy định pháp luật về phạm tội chưa đạt và các quy định khác của pháp luật hình sự có liên quan.

Bên cạnh đó, địi hỏi chúng ta phải có những giải pháp khác song song với giải pháp hồn thiện Bộ luật hình sự đã nêu như:

1) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong đó, thực hiện nghiêm chỉnh các đề án trong Chương trình Quốc gia phịng, chống tội phạm mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt (ban hành kèm theo Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP "Về tăng cường cơng tác phịng chống tội phạm trong tình

hình mới" của Chính phủ.

2) Tăng cường sự giám sát, kiểm sát của Viện kiểm sát trong các vụ án phạm tội chưa đạt;

3) Hệ thống hóa và chính xác cơng tác thống kê tư pháp, thống kê hình sự; 4) Xây dựng các chuyên đề tập huấn các loại tội đặc trưng, điển hình về phạm tội chưa đạt;

5) Ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định của Bộ luật hình sự cịn chưa thống nhất, vướng mắc, đặc biệt liên quan đến các giai đoạn phạm tội;

6) Nâng cao năng lực, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp lý cho những người tiến hành tố tụng, đặc biệt là thẩm phán; v.v... Riêng giải pháp này, chúng tơi xin phân tích sâu hơn. Theo đó, về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt đúng với quy định của pháp luật thì ngồi những yếu tố quy định của pháp luật, công tác cán bộ vẫn là điều đáng quan tâm. Một điều luật muốn được áp dụng đúng đắn vào thực tiễn, khơng bị lạm dụng thì cán bộ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và hội thẩm cần có trình độ, kiến thức chun mơn và vững vàng trước những cám dỗ của vật chất, có ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa. Với tư cách là một thẩm phán Tòa án nhân dân, tác giả luận văn cho rằng riêng đối với thẩm phán và hội thẩm điều này không thể chỉ trên lý thuyết mà phải có chế độ đãi ngộ hợp lý, quy chế lựa chọn, bổ nhiệm rõ ràng, đề xuất phương án bổ nhiệm thẩm phán suốt đời, kèm theo là quy định rõ về trách nhiệm kỷ luật khi thẩm phán vi phạm nghiệp vụ, tạo dư luận về hình ảnh những người thẩm phán công minh, tài giỏi, thu hút nguồn cho ngành Tịa án những người tâm huyết, có kiến thức pháp lý sâu sắc.

Kết luận

Tóm lại, qua nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật học: "Những vấn

đề lý luận và thực tiễn về phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam",

cho phép chúng tôi đưa ra một số kết luận chung dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm tội chưa đạt theo pháp luật hình sư Việt Nam (Trang 120 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)