Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần dược phẩm hà tây, thành phố hà nội (Trang 35 - 40)

8. Kết cấu khóa luận

2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây

* Lịch sử hình thành và phát triển

Cơng ty Cổ phần dược phẩm Hà Tây (HATAPHAR) có trụ sở tại số 10A Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội. Tiền thân ban đầu của Cơng ty là xí nghiệp liên hiệp dược phẩm Hà Sơn Bình được thành lập ngày 12/6/1985, theo quyết định số 319/YT/TCCB của Sở y tế tỉnh Hà Sơn Bình.

Ngày 16/7/1991, theo quyết định số 246/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Hà Sơn Bình, xí nghiệp liên hiệp dược phẩm Hà Sơn Bình đã tách riêng thành xí nghiệp liên hiệp dược Hồ Bình và xí nghiệp liên hiệp dược Hà Tây. Dựa trên tình hình thực tế giai đoạn nền kinh tế thực đang phát triển, theo quyết định số 223/QĐ-UB ngày 11/5/2000 của UBND, tỉnh Hà Tây đã thực hiện việc cổ phần hoá và thành lập ban đổi mới quản lý Công ty dược phẩm Hà Tây.

Ngày 20/12/2000, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội hóa doanh nghiệp, UBND tỉnh Hà Tây tiến hành việc chuyển đổi Công ty dược phẩm Hà Tây thành Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây với vốn điều lệ ban đầu là 8,4 tỷ đồng. Nhà nước chiếm 25% vốn, tên giao dịch là Hataphar.

Cho đến nay Công ty đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, vươn mình trở thành top 10 doanh nghiệp dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam, với thâm niên hoạt động hơn 50 năm.

* Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, tiến hành hạch toán kinh doanh độc lập, tiến hành sản xuất kinh doanh phân phối các sản phẩm thuốc chữa bệnh, trang thiết bị y tế phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Các sản phẩm do Công ty sản xuất và thương mại được Bộ Y tế công nhận và được Cục quản lý dược cấp phép lưu hành trong cả nước.

- Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu, cùng với đó là hoạt động phân phối, kinh doanh bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên như các nahf thuốc, quầy thuốc trong các bệnh viện và các cơ sở y tế.

- Bán buôn đồ các dùng khác cho gia đình.

- Thương mại các sản phẩm khác như: vacxin, sinh chế phẩm y tế; Mua bán các loại hóa chất cũng như chất xát nghiệm nằm trong doanh mục cho phép kinh doanh của Bộ y tế.

- Thực hiện hoạt động giáo dục, giảng dạy đào tạo nghề nghiệp, bao gồm dạy nghề, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục nghề nghiệp.

- Kinh doanh bất động sản, mua bán quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Buôn bán bất động sản; Dịch vụ nhà đất; Kinh doanh siêu thị; Dịch vụ nhà ở, văn phòng;

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác cịn lại chưa được phân vào các vị trí như: Xuất nhập khẩu dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm thuốc và trang thiết bị y tế;

- Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào các vị trí như: sản xuất thực phẩm chức;

- Bán buôn thực phẩm: các thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ dưỡng.

* Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Bộ máy của công ty được xây dựng và tổ chức dựa trên mơ hình quản lý trực tuyến - chức năng. Các phịng ban chun mơn sẽ tham mưu giúp hỗ trợ Ban giám đốc đưa ra các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, quyết định tổ chức. Cụ thể tổ chức bộ máy quản lý được thể hiện tại sơ đồ 2.1:

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây

(Nguồn: Hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây)

Cơ quan nắm tốn quyền quản lý của Cơng ty là Hội đồng quản trị do Đại hội đồng Cổ đông Công ty bầu ra. Về mặt thẩm quyền, Hội đồng Quản trị nhân danh tồn quyền Cơng ty để quyết định mọi vấn đề pháp lý, hoạt động của Công ty. Chủ tịch Hội đồng Quản trị là người đứng đầu.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động chung cho toàn Hội đồng Quản trị đồng thời giám sát việc tổ chức thực hiện các quyết định, chính sách điều hành của Hội đồng Quản trị và chủ tọa các cuộc họp của Đại hội Cổ đông. Chủ tịch Hội đồng quản trị thay mặt Hội đồng quản trị là người đại diện trước pháp luật, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, điều hành và quản lý. Cùng với đó là các phòng bộ phận chuyên trách:

- Giám đốc: Điều hành hoạt động và chịu trách nhiệm chính cho mọi hoạt động của Cơng ty

- Phó giám đốc:

+ Phó giám đốc kinh doanh sẽ xây dựng và tham mưu với Giám đốc về kế hoạch kinh doanh, xuất nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị và điều chỉnh giá thành sản phẩm.

+ Phó giám đốc sản xuất sẽ phụ trách công tác sản xuất, kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và an toàn vệ sinh lao động. .

- Các phòng ban giúp việc:

+ Phòng tổ chức hành chính: Đảm bảo việc quản lý lao động tiền lương, cơng tác hành chính, phúc lợi và các hoạt động quản trị nhân sự, công tác đào tạo NNL cho Cơng ty

+ Phịng kế tốn tài chính:Thực hiện cơng tác kế tốn, kiểm tốn cho tồn Công ty; đảm bảo việc thanh tra, kiểm tra được diễn ra có hiệu quả, hạn chế các rủi ro về tài chính cho Cơng ty

+ Phòng kế hoạch: Xây dựng kế hoạch về nghiên cứ, sản phẩm, công tác bán hàng, đầu tư và các dự án, mở rộng kinh doanh và sản xuất

+ Phòng kinh doanh: Đánh giá, nghiên cứu về các kế haochj bán hàng, mở rộng sản xuất, nghiên cứu nhu cầu thị trường để thực hiện việc bán hàng, đảm bảo doanh số cho Công ty.

+ Phòng kỹ thuật, kiểm nghiệm đảm bảo việc thực hiện công tác kỹ thuật và quản lý chất lượng sản phẩm.

+ Bộ phận nghiên cứu, phát triển sản phẩm tiến hành các công việc nghiên cứu để tạo ra sản phẩm, mặt hàng đúng với nhu cầu thị trường.

+ Phòng xuất nhập khẩu: Thực hiện cơng tác nhập và xuất ngun liệu, đóng vai trị thực hiện các dự án ủy thác hoặc xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang các thị trường nước ngoài.

* Thực trạng nguồn nhân lực tại Công ty

Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo trình độ của cơng ty

(Đơn vị tính: Người)

Phân loại theo trình độ Số lượng người năm 2019 Số lượng người năm 2020 Số lượng người năm 2021 Dược sỹ Đại học 104 96 99 Cán bộ có trình độ Cao đẳng 101 43 44 Đại học khác 80 56 55 Cán bộ có trình độ trung cấp 602 472 453 Lao động phổ thông 128 88 80 Dược tá 75 72 64 Tổng số nhân sự 1090 827 795

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2019,2020,2021 của công ty ) Trong 3 năm gần đây, Công ty cho thấy sự thay đổi khá lớn về quy mô nhân sự theo hướng sụt giảm về mặt số lượng nhân sự. So với năm 2019 với 1090 NLĐ thì đến hết năm 2021, số lượng NLĐ tồn Cơng ty chỉ cịn 795. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến thiếu việc làm khiến nhiều người lao động thuộc khối sản xuất bị thiếu hoặc mất việc làm. Ngoài ra, do Cơng ty đang trong q trình đầu tư thay mới nhiều máy móc hiện đại nên mức độ tự động hóa cao hơn, địi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực hơn là sự mở rộng về mặt quy mô nhân sự.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nhân sự của Cơng ty phân theo trình độ chun mơn

(Nguồn: Phịng hành chính- tổ chức)

Về mặt cơ cấu nhân sự theo trình độ (Biểu đồ 2.1) thì Cơng ty khơng có q nhiều sự biến động, chiếm chủ yếu trong Cơng ty vẫn là cán bộ có trình độ trung cấp với 56.98% trên tổng số nhân sự trong năm 2021, các trình độ chun mơn khác khơng có nhiều sự biến đổi ngoại trừ cán bộ có trình độ cao đẳng khi có sự thay đổi từ 9,54% trong năm 2019 xuống cịn 5,53%. Có thể thấy, tỉ lệ nguồn nhân lực chất lượng cao trong công ty vẫn cịn thấp, địi hỏi cơng ty phải chú trọng hơn vào công tác tuyển dụng cũng như đào tạo để nâng cao tay nghề và chuyên môn NLĐ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần dược phẩm hà tây, thành phố hà nội (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)