Đào tạo trong công việc

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần dược phẩm hà tây, thành phố hà nội (Trang 29 - 31)

8. Kết cấu khóa luận

1.5. Các phương pháp đào tạo nguồn nhân lực

1.5.1. Đào tạo trong công việc

Các phương pháp đào tạo trong công việc bao gồm:

• Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn cơng việc.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp đào tạo này là đơn giản, thích ứng với đa dạng NLĐ. Phương pháp này có thể được thực hiện với một số công việc quản lý cũng như với lao động trực tiếp sản xuất. Phương pháp này được thực hiện thơng qua q trình người dạy hướng dẫn học viên về công việc bằng cách chỉ dẫn, sát sao với người học việc. Sau đó tiến hành cho NLĐ trực tiếp thử việc với công viêc cho tới khi đảm bảo yêu cầu thực hiện công việc. Phương pháp này có

ưu điểm giúp tối thiểu hóa thời gian đào tạo, gắn kết NLĐ với nhau, đồng thời đưa lại cho người giảng dạy đào tạo có thêm một khoản thu nhập tùy vào chính sách của mỗi cơng ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này đó là người học việc khơng nắm được lý thuyết cơng việc một cách có bài bản, có thể học cả thao tác đúng và những thao tác thừa, bên cạnh đó, người dạy khơng có kỹ năng sư phạm có thể khiến người học gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. và đặc biệt phương pháp này khơng phục vụ được cho những chương trình đào tạo số lượng lơn.

• Đào tạo theo kiểu học nghề

Phương pháp này được tiến hành dựa trên việc học viên đã được nắm vững lý thuyết trên lớp giảng dạy và qua đó người học sẽ được đưa vào trực tiếp công việc trong một thời gian dưới sự hướng dẫn của NLĐ lành nghề hơn cho đến khi đảm bảo yêu cầu thực hiện công việc. Phương pháp này để thực hiện sẽ cần kéo dài trong một khoảng thời gian. Phương pháp này có ưu điểm là sẽ hệ thống hóa cho NLĐ một cách hoàn chỉnh cả về mặt lý thuyết cũng thực hành, tuy nhiên chính vì mất thời gian đào tạo mà kinh phí đào tạo sẽ rất lớn.

• Phương pháp kèm cặp và chỉ bảo

Phương pháp có vai trị đem lại cho NLĐ kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần thiết đối với yêu cầu công việc, thông qua sự chỉ bảo của những người lao động giỏi hơn. Có ba cách thường dùng để thực hiện:

Kèm cặp bởi người lãnh đao trực tiếp Kèm cặp bởi người cố vấn

Kèm cặp bởi người có kinh nghiệm hơn

Phương pháp này sẽ giúp tối thiểu hóa chi phí về thời gian cũng như kinh phí về đào tạo. Thông qua việc kèm cặp, chỉ bảo, NLĐ sẽ được tiếp thu với kinh nghiệm làm việc thực tế của người chịu trách nhiệm hướng dẫn. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là không đảm bảo được mặt lý thuyết mà chủ yếu tập trung cào vào kinh nghiệm thực hiện cơng việc, vì vậy sẽ khiến người

được đào tạo khơng được trang bị lý thuyết chắc chắn. Đồng thời người lao động sẽ dễ bị tác động bởi những nhược điểm, hạn chế của người hướng dẫn đào tạo.

• Phương pháp luân chuyển và thuyên chuyển công việc

Đay là phương pháp được thực hiện bằng cách điều chuyển NLĐ đến các bộ phận khác nhau trong công ty để từ đó giúp NLĐ được trải nghiệm nhiều vị trí chun mơn khác nhau. Thơng qua đó, NLĐ sẽ có những sự tiếp thu về đa dạng chun mơn, xác định được đâu là mảng chun mơn mình có thể làm tốt. Có ba cách đào tạo là:

Giữ nguyên chức năng, quyền hạn của nhân sự tuy nhiên ở một bộ khác (Dự án, phịng ban chun mơn tương đương,..)

Điều chuyển NLĐ đến các bộ phận, phịng ban có chun mơn khác hồn tồn với vị trí ban đầu.

Điều chuyển NLĐ theo phạm vị chuyên môn, nội bộ mà NLĐ đang làm việc

Phương pháp luân chuyển cơng việc có ưu điểm giúp người lao động anwms và thông hiểu nhiều nghề, chuyên miin khác nhau, qua đó kinh nghiệm và kỹ năng chun mơn của NLĐ cũng được nâng cao khi có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với công việc mới địi hỏi họ phải có sự sẵn sàng và chịu áp lực công việc mới. Những hạn chế của phương pháp này bao gồm việc NLĐ nếu không đáp ứng được nhu cầu cơng việc sê rất khó chịu được áp lực công việc, bởi yêu cầu công việc là khá cao, đồng thời kiến thức nền tảng của công việc sẽ khơng được đào tạo một cách có cơ bản và có hệ thống cho NLĐ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần dược phẩm hà tây, thành phố hà nội (Trang 29 - 31)