Yếu tố về xã hội môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng tới phát triển bền vững tại các khu công nghiệp của đồng bằng sông hồng (Trang 70 - 75)

2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các KCN vùng đồng

2.2.3. Yếu tố về xã hội môi trường

2.2.3.1. Yếu tố về xã hội

Thu hút FDI vào các khu công nghiệp tạo nhiều việc làm bảo đảm sinh kế đối

với người lao động và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng.

Năm 2003, các khu cơng nghiệp có thu hút FDI của các tỉnh đồng bằng sơng Hồng mới chỉ thu hút được 97,6 nghìn lao động. Nhưng đến năm 2015, lực lượng lao động của khu vực này tăng lên 1,14 triệu lao động; chiếm tới 29.8% tổng lực lượng lao động của khu vực FDI toàn Việt Nam. FDI vào các khu công nghiệp thu hút lao động tăng trên 11 lần. Các ngành thu hút lao động nhiều nhất là công nghiệp & xây dựng (1.02 triệu lao động trong năm 2014; chiếm 90.0% lực lượng lao động FDI của cả vùng), tiếp đến là các ngành trong lĩnh vực Dịch vụ (113.2 nghìn lao động; chiếm 9.9% lực lượng lao động FDI của cả vùng). Khiêm tốn nhất vẫn là các ngành nông lâm nghiệp và thủy sản: chỉ có 706 lao động hoạt động trong lĩnh vực này của cả vùng đồng bằng sông Hồng. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động được thể hiện rõ nhất chính bằng cơ cấu lao động của năm 2003, 2014 và 2015 đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Năm 2003, tỷ trọng lực lượng lao động FDI trong lĩnh vực công nghiệp & xây dựng là 80.8%; đến năm 2014, tỷ trọng này là 90.0%.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu lao động FDI chia theo 3 khu vực của vùng đồng bằng sông Hồng (2003-2014)

(Nguồn: Số liệu báo cáo của tổng cục kê)

Phân phối thu nhập (Hệ số Gini)

Xét về hệ số bất bình đẳng (GINI) trong giai đoạn 2008-2012, vùng đồng bằng sơng Hồng cũng có sự thu hẹp về tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư. Năm 2008, vùng đồng bằng sông Hồng đứng thứ 6 trong tổng số 6 vùng kinh tế (hệ số GINI = 0.411); nhưng đến năm 2012, vùng đồng bằng sông Hồng có sự chuyển biến vượt bậc, đứng thứ 3 trong 6 vùng (hệ số GINI = 0.393).

Bảng 2.5: Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số GINI) phân theo 6 vùng kinh tế (2008-2012)

Phân vùng 2008 2010 2012

Cả nước 0.434 0.433 0.424

Vùng đồng bằng sông Hồng 0.411 0.408 0.393

Trung du và miền núi phía Bắc 0.401 0.406 0.411

Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 0.381 0.385 0.384

Tây Nguyên 0.405 0.408 0.397

Đông Nam Bộ 0.410 0.414 0.391

Đồng bằng sông Cửu Long 0.395 0.398 0.403

(Nguồn: Điều tra mức sống dân cư, Tổng cục Thống kê)

Đối với những số liệu liên quan tới số hộ nghèo và cận nghèo của vùng đồng bằng sơng Hồng có sự thay đổi tích cực trong những năm qua như phân tích ở trên, có thể thấy chắc chắn có sự đóng góp khơng nhỏ của việc thu hút FDI vào các khu

công nghiệp do thu hút FDI của vùng ĐBSH cũng có sự chuyển biến quan trọng trong những năm qua. FDI tạo ra các khu công nghiệp kiểu mới, đô thị mới, làng văn hố mới thúc đẩy q trình đơ thị hố.

2.2.3.2. Yếu tố mơi trường

Do chưa có cuộc điều tra mang tính tồn diện đối với tình hình thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường của khu vực doanh nghiệp FDI ở vùng đồng bằng sông Hồng, nên luận văn chọn tỉnh Bắc Ninh làm đại diện cho vùng ĐBSH và sử dụng các báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh để minh họa và phân tích, đánh giá FDI tại các khu cơng nghiệp với phát triển bền vững về môi trường ở vùng đồng bằng sơng Hồng.

 Về tình hình thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường

Năm 2013, mặc dù sản xuất của khu vực kinh tế trong nước cịn gặp nhiều khó khăn, nhưng sản xuất kinh doanh FDI ở Bắc Ninh vẫn đạt mức tăng trưởng cao với doanh thu xuất khẩu đạt hơn 23 tỷ USD; giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh ước đạt hơn 598.000 tỷ đồng; thu hút đầu tư đạt gần 1,6 tỷ USD…

Năm 2014, cơ quan Cảnh sát môi trường Công an tỉnh phối hợp với Ban Quản lý các KCN tỉnh và các ngành chức năng tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường tới các doanh nghiệp trong KCN. Vận động doanh nghiệp tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường…

Tuy nhiên, tại các KCN vẫn tồn tại tình trạng doanh nghiệp xả trộm nước thải chưa xử lý ra hệ thống đường ống ngầm hoặc hệ thống thoát nước mưa của KCN. Một số doanh nghiệp chưa đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, khơng có nơi lưu giữ chất thải nguy hại, chuyển giao chất thải nguy hại cho các đơn vị, cá nhân khơng có chức năng thu gom và xử lý chất thải nguy hại…

phát hiện 23 doanh nghiệp vi phạm pháp luật về môi trường, lập biên bản xử phạt thu nộp ngân sách nhà nước 1,2 tỷ đồng.

Sau 5 năm triển khai thực hiện, về cơ bản một số mục tiêu bảo vệ môi trường đề ra trong kế hoạch đã hoàn thành. Tuy nhiên vẫn còn một số mục tiêu chưa đạt, cụ thể trong số 12 mục tiêu đặt ra trong kế hoạch có 6 mục tiêu đạt 100% so với kế hoạch, 3 mục tiêu đạt trên 80% so với kế hoạch và 3 mục tiêu đạt dưới 65%. Các mục tiêu đạt so với kế hoạch đề ra bao gồm cơ sở sản xuất xây dựng mới có cơng nghệ sạch hoặc có thiết bị giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn mơi trường; các khu cơng nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung; kiểm soát hoá chất độc hại; hệ thống tiêu thốt nước đơ thị; tỷ lệ dân được sử dụng nước sạch. Các mục tiêu đạt trên 80% so với kế hoạch bao gồm tỷ lệ cây xanh đường phố; cải tạo các kênh, mương, sông chảy qua đô thị, chất lượng nước các lưu vực phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động. Các mục tiêu đạt dưới 65% so với kế hoạch gồm tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp chứng nhận ISO 14001; tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt; xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo Quyết định 64 của Chính phủ.

Trong kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh ưu tiên đầu tư một số dự án như: Dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ; xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung làng nghề giấy Phong Khê, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Bắc Ninh; hệ thống xử lý nước thải tập trung thị xã Từ Sơn; xử lý nước thải các KCN Quế Võ, Tiên Sơn, Yên Phong, VSIP; Dự án đầu tư xử lý nước thải Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh, xử lý chất thải các bệnh viện tuyến huyện. Dự án xử lý nước thải làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm; Dự án 06 mơ hình xử lý khí thải làng nghề đúc kim loại mầu Văn Mơn, Quảng Bố và Đại Bái do Chính phủ Nhật Bản tài trợ; Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải thôn Đào Xá xã Phong Khê, TP Bắc Ninh trong giai đoạn 3 của dự án cải thiện môi trường làng nghề giấy Phong Khê do tổ chức phi chính phủ Cộng hồ Séc và Canada hỗ trợ. Đề án đầu tư xây dựng điểm tập kết rác thải nơng thơn trên địa bàn tồn tỉnh đã

hoàn thiện được 395/591 điểm chiếm 66,8%. Chương trình xử lý chất thải chăn ni gia súc, gia cầm xây dựng 1.300 hầm biogas.

Mục tiêu Bắc Ninh phấn đấu đến năm 2020 có 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001 100% đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các làng nghề truyền thống có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn mơi trường. Hồn thành kế hoạch di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực dân cư, xử lý quy hoạch chuyển đổi khu công nghiệp Hạp Lĩnh - Khắc Niệm,cụm công nghiệp Võ Cường trở thành khu thương mại dịch vụ đơ thị. Hình thành và phát triển ngành cơng nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng, phấn đấu 30% chất thải thu gom được tái chế. 100% dân số đô thị và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch. 95% rác thải sinh hoạt, 100% rác thải y tế được thu gom, xử lý. 100% sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và 50% hàng hoá tiêu dùng trong tỉnh được ghi nhãn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14021.

 Tình hình đầu tư bảo vệ mơi trường của các doanh nghiệp có vốn FDI Với lượng phát sinh chất thải rắn ước hơn 47.700 tấn/năm, trong đó có trên 32.000 tấn/năm tại các khu cơng nghiệp tập trung, Bắc Ninh đã bước đầu hình thành hệ thống các đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau. Tính đến hết năm 2015, Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh đã thẩm tra, cấp gần 370 sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có phát sinh, chất thải nguy hại trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh đã đăng ký hơn 25.350 tấn/năm (chiếm 77,7% lượng phát sinh), trong đó lượng chất thải nguy hại đã đăng ký hơn 3.350 tấn/năm (chiếm 63,4 % lượng phát sinh). Tổng diện tích kho lưu giữ phế thải, phế liệu của các cơ sở là 25.000m2

và lớn nhất là 500m2

. Hiện nay, 100% các khu cơng nghiệp chưa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn theo quy định. Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp chủ động thu gom, lưu giữ và thuê đơn vị có chức năng xử lý. Trong khi đó, chất thải cơng nghiệp khơng nguy hại,

các doanh nghiệp thường bán các đơn vị thu mua phế liệu trong và ngoài tỉnh. Đối với chất thải nguy hại, hầu hết các doanh nghiệp thuê các đơn vị có giấy phép hành nghề vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại chuyển đi. Một số doanh nghiệp có lượng chất thải nguy hại phát sinh nhỏ chọn phương pháp lưu giữ tạm thời tại cơ sở, việc kiểm soát chất thải sau hợp đồng xử lý của các chủ nguồn thải gặp nhiều khó khăn (đặc biệt là các cơ sở ký hợp đồng với các đơn vị ngoài tỉnh để xử lý) dẫn tới nguy cơ làm phát tán chất thải nguy hại ra môi trường. Theo số liệu điều tra thống kê, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 35 đơn vị hoạt động dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp. Các đơn vị hoạt động dịch vụ thu gom, xử lý chất thải rắn của tỉnh thu gom, vận chuyển khoảng 60-70% lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trong các khu công nghiệp.

Lượng chất thải rắn cơng nghiệp cịn lại do các doanh nghiệp ở các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang… vận chuyển và xử lý. Các doanh nghiệp thu gom, vận chuyển chất thải rắn cơ bản mới được thành lập khoảng 5-7 năm nay, mục tiêu chủ yếu là thu mua chất thải rắn, phế liệu cịn giá trị thương mại để bán lại, khơng có chức năng xử lý chất thải.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Hưng mơi trường xanh, Công ty cổ phần Môi trường Thuận Thành đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, Công ty trách nhiệm hữu hạn Môi trường và đô thị Hà Ngọc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt và các đơn vị đầu tư cơ sở tái chế phế liệu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này chỉ đủ năng lực xử lý khoảng 25% tổng lượng chất thải phát sinh trên địa bàn tồn tỉnh và chiếm khoảng 37% trong các khu cơng nghiệp.

2.3. Đánh giá chung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các KCN vùngđồng bằng sơng Hồng theo hướng phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng tới phát triển bền vững tại các khu công nghiệp của đồng bằng sông hồng (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)