3.3.1. Hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các khu cơng nghiệp hướng tới phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sơng Hồng
Đánh giá đúng mức vai trị của ĐTNN, kể cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư gián tiếp nước ngoài là kênh thu hút ĐTNN quan trọng trong chính sách đầu tư của Nhà nước. Cho phép thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài cả chiều ra và chiều vào. Từ trước đến nay, Việt Nam đã chú ý nhiều đến khuyến khích ĐTNN vào Việt Nam, nay cần chú ý đúng mức tới khuyến khích người Việt Nam đầu tư ra nước ngồi nhằm tạo nên sự cân đối động cho nền kinh tế quốc dân.
Nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các quy định quản lý nhà nước đối với các dự án ĐTNN, sau khi dự án đã hoàn thành khâu đầu tư, bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng khả năng kiểm sốt của nhà nước, nhưng khơng tạo ra các thủ tục phiền hà, đồng thời nâng cao trách nhiệm và sự tôn trọng luật pháp Việt Nam của nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.
Những quan điểm, chủ trương, chính sách đầu tư hay đầu tư trực tiếp nước ngồi chỉ được thực thi có hiệu quả khi có tổ chức bộ máy quản lý phù hợp và đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất chính trị tốt. Do đó, cần kiện tồn và đổi mới bộ máy quản lý đầu tư theo hướng liên ngành, chú trọng chun mơn hố sâu các cán bộ, công chức đảm đương từng loại cơng việc. Những vấn đề cần tập trung kiện tồn, đổi mới bộ máy quản lý gồm:
Tiếp tục cải cách hành chính, trước hết là loại bỏ các bộ phận hoạt động trùng lặp, chồng chéo; từng bước xoá bỏ phiền hà, đơn giản hoá các thủ tục trong quản lý nhà nước đối với đầu tư. Áp dụng công nghệ thơng tin, tin học hố và các phương
pháp đánh giá chất lượng cơng tác hành chính theo chuẩn mực quốc tế nhằm đưa hoạt động quản lý đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngồi đi vào nề nếp, thống nhất, nhanh chóng, phù hợp với chuẩn mực chung của các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đánh giá đóng góp của FDI vào các khu cơng nghiệp hướng tới phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng
Việc xây dựng Bộ chỉ tiêu này là hết sức cần thiết và cấp bách, nó sẽ giúp các nhà làm chính sách và các nhà quản lý nắm được thực trạng và hiệu quả đầu tư của khu vực FDI vùng đồng bằng sông Hồng tác động thế nào tới phát triển bền vững qua thời gian. Tất cả những thay đổi về mặt chính sách thu hút đầu tư, hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường sẽ được đánh giá và thể hiện trong Bộ chỉ tiêu này. Tác giả đề xuất Bộ chỉ tiêu theo dõi, đánh giá hiệu quả đầu tư của khu vực FDI vào các khu công nghiệp tới phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng như sau:
Các chỉ tiêu về kinh tế:
o Hiệu quả đầu tư thông qua hệ số ICOR.
o Đóng góp của các yếu tố vốn và lao động.
o Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP).
o Đóng góp của FDI vùng ĐBSH vào tăng trưởng của cả vùng và tăng trưởng khu vực FDI tồn Việt Nam.
o Đóng góp của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư tồn xã hội của vùng ĐBSH.
o Đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách địa phương của vùng ĐBSH. Một số chỉ tiêu đánh giá khác về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI của vùng ĐBSH:
o Nguồn vốn bình quân 1 doanh nghiệp FDI;
o Tài sản cố định bình quân 1 doanh nghiệp FDI.
o Doanh thu bình quân 1 doanh nghiệp FDI;
o Lợi nhuận bình quân 1 doanh nghiệp FDI. Các chỉ tiêu về xã hội
o Tốc độ tăng trưởng về thu hút lao động của khu vực FDI.
o Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của khu vực FDI.
o Năng suất lao động bình quân 1 lao động của khu vực FDI.
o Thu nhập bình quân 1 lao động của khu vực FDI.
o Tỷ lệ hộ nghèo.
o Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Hệ số Gini). Các chỉ tiêu về môi trường
o Về tình hình thực hiện pháp luật BVMT của các doanh nghiệp FDI.
o Về tình hình đầu tư cho BVMT của các doanh nghiệp FDI.
o Về trình độ cơng nghệ sử dụng trong các dự án FDI.
Đối mới quản lý chi phí với nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các khu cơng nghiệp.
Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, là người thực thi Hiến pháp, đảm bảo duy trì sự ổn định chế độ chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm phúc lợi xã hội ngày càng tăng, sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh, an toàn trật tự xã hội bằng hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách. Chính phủ sử dụng tổng hợp các phương pháp hành chính, kinh tế, giáo dục và các cơng cụ quản lý để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các khu cơng nghiệp nói riêng. Để thực hiện nhiệm vụ đó, cần có các giải pháp cụ thể sau:
Một là, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo hướng gọn nhẹ, giảm
bớt đầu mối và thực hiện nguyên tắc mỗi lĩnh vực chỉ có một tổ chức và người đứng đầu tổ chức đó chịu trách nhiệm. Các tổ chức khác trong hệ thống chỉ có nhiệm vụ phối hợp thực hiện để khắc phục tình trạng một việc có nhiều tổ chức, cá nhân cùng có trách nhiệm thực hiện, nhưng khi khơng thành cơng chẳng có tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật. Do đó, hiệu lực quản lý nhà nước suy giảm, kém hiệu quả.
Hai là, tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện phân cấp quản lý Nhà
nước nói chung và đối với hoạt động ĐTNN vào các khu cơng nghiệp nói riêng,để có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc bổ sung, sửa đổi các quy định, quy chế phân cơng, phân cấp cho các bộ, ban, ngành và chính quyền địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với điều kiện, đặc điểm và năng lực quản lý của các địa phương. Đồng thời phải nghiên cứu đề xuất với chính phủ ban hành các văn bản pháp luật quy định về cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban, ngành với các địa phương và giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng với nhau; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng đồng bằng sông Hồng với các bộ, ban, ngành Trung ương và trách nhiệm của họ đối với sự phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng. Phân công, phân cấp hợp lý và trách nhiệm của các cấp, các ngành rõ ràng, nhất là trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý nhà nước là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Ba là, đầu tư kinh phí bổ sung và nâng cấp các cơ sở vật chất, trang thiết bị,
nhất là các thiết bị điện tử, viễn thông cho các bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương đầy đủ, đồng bộ đáp ứng yêu cầu hoạt động của chính phủ điện tử. Ứng dụng công nghệ tin học, viễn thông vào quản lý nhà nước sẽ giúp chính phủ nắm bắt thơng tin từ cơ sở một cách nhanh chóng và có biện pháp xử lý kịp thời, giảm bớt chi phí đi lại báo cáo, hội họp, khắc phục được tình trạng trì trệ, quan liêu trong điều hành, quản lý.
Bốn là, tăng cường đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý nhà
nước có phẩm chất, đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi chun mơn, nghiệp vụ, kỹ thuật và thông thạo ngoại ngữ phục vụ cho lĩnh vực cơng tác mà mình đảm trách. Thực hiện nghiêm túc luật công chức từ khâu đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ. Tất cả các khâu trong quy trình cơng tác cán bộ phải được cơng khai, dân chủ, bình đẳng, có cạnh tranh dựa theo tiêu chuẩn và yêu cầu của từng vị trí cơng tác. Các khâu trong quy trình cơng tác cán bộ đều quan trọng và có mối quan hệ tương tác với nhau. Song khâu tuyển chọn thường hay bị lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và quyền uy chính trị chi phối nên chất lượng đội ngũ công chức thực chất không được nâng lên, tình trạng người tài đứng ngồi, người kém năng lực, thậm chí kém cả phẩm chất vẫn cứ vào biên chế và nhanh chóng lên cao. Do vậy, cơng khai minh bạch, dân chủ và cạnh tranh bình đẳng trong tuyển chọn cán bộ có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng đội ngũ công chức.
3.5.1.4. Xây dựng thể chế, cơ chế thực hiện liên kết vùng
Chính phủ cần sớm ban hành các quyết định, chương trình hành động về cơng tác phối hợp liên tỉnh và giám sát các Bộ, ngành và địa phương trong việc thực thi các quyết định. Cần rà soát nhiệm vụ, chức năng của Ban Phát triển vùng để củng cố và nâng cao vai trò của tổ chức này trong việc điều phối liên kết nội vùng trong phát triển vùng và thực hiện kết liên vùng nhằm khai thác có hiệu quả các lợi thế phát triển của các địa phương. Chính phủ cần sớm tổng kế kinh nghiệm điều hành Ban Phát triển vùng, trên cơ sở đó đưa ra khung khổ xây dựng thể chế quản trị vùng trong tương lai.
Với các Bộ ngành
Tăng cường phối hợp với các địa phương trong vùng tiến hành xây dựng các quy hoạch kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành, sản phẩm chủ yếu.
Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch. Tiến hành đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị trong những năm qua, xây dựng kế hoạch hoàn thành đầu tư dứt điểm các dự án trọng điểm; đồng thời, xây dựng kế hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng quan trọng cho giai đoạn 2010-2020 tầm nhìn đến 2030; ưu tiên phát triển hiện đại hóa mạng lưới giao thơng vận tải, hạ tầng khu công nghiệp, du lịch, cung cấp nước sạch, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường và nhà ở cho từng địa phương trong vùng.
Đối với các địa phương trong vùng
Lãnh đạo địa phương cần đề cao trách nhiệm của người đứng đầu tỉnh trong việc nâng cao khả năng tổ chức hoạt động phối hợp liên tỉnh. Tăng cường công tác phối hợp giữa lãnh đạo các tỉnh trong việc thực thi các chính sách chung của Chính phủ đề ra nhằm khắc phục tính cục bộ trong hoạt động xây dựng địa phương.
Chủ trì xây dựng, rà sốt, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình cho phù hợp với quy hoạch vùng đã được Chính phủ hồn thiện trong năm 2012. Trong quy hoạch phát triển của mình cần phản ánh các mục tiêu liên kết vùng, nhằm đóng góp vào q trình thực hiện có hiệu quả quy hoạch vùng. Các địa phương nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách riêng của tỉnh phải đảm bảo sự thống nhất trong toàn vùng với các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân cấp.
Tham gia xây dựng quy hoạch phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, các ngành sản phẩm chủ yếu và các Đề án về cơ chế chính sách phối hợp phát triển các ngành và lĩnh vực của các Bộ, ngành triển khai trên địa bàn tỉnh. Cần có những ý kiến phản hồi về cách triển khai thiếu tính phối hợp liên ngành trong khi triển khai các dự án, nhiệm vụ do Bộ làm chủ đầu tư. Các tỉnh cần phối hợp với các
Bộ để thu thập thông tin chung về dự án nhằm đảm bảo quản lý ngành trên lãnh thổ được thực thi đúng theo pháp luật.
Liên kết xây dựng các ngành cơng nghiệp có trình độ cơng nghệ hiện đại, sản xuất ra các sản phẩm công nghệ cao; tập trung vào một số ngành cơng nghiệp mà địa phương có lợi thế trong mối quan hệ phân cơng, hợp tác giữa các địa phương trong vùng.
Phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng dữ liệu thông tin, thường xuyên cập nhật thông tin của địa phương nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu vùng.
3.3.2. Nhóm giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngồi cho các khu cơng nghiệp theo hướng phát triển bền vững về kinh tế tại vùng đồng bằng sông Hồng
Cải thiện cơ sở hạ tầng để tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
với phát triển bền vững.
Cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng là tương đối tốt nhưng so với các vùng kinh tế khác trong cả nước thì vẫn cịn nhiều yếu kém. Từ khi thành lập các khu công nghiệp đến nay các địa phương trong vùng đã quan tâm đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng nhưng cơ sở hạ tầng của vùng nói chung và các khu cơng nghiệp nói riêng vẫn cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Để cải thiện vấn đề này vùng cần thực hiện một số giải pháp:
Một là, tập trung cải thiện cơ bản mạng lưới giao thơng đường bộ. Hồn thành
việc xây dựng, nâng cấp, bảo trì các tuyến đường bộ chính yếu theo tiêu chuẩn đường cấp cao. Ưu tiên đầu tư các tuyến đường bộ kết nối thủ đô Hà Nội với các địa phương khác và các cảng biển trong vùng.
Hai là, cải tọa đường thủy nội địa phục vụ cho nông dân và các doanh nghiệp
trong việc vận tải hàng hóa và vận tải hành khách. Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển và luồng vào cảng, trước hết tập trung xây dựng cảng Hải Phòng trở thành cảng trung tâm của vùng.
Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam.
Ba là, xây dựng và hồn thiện các cảng hàng khơng, trước mắt là phát triển
nâng cao chất lượng dịch vụ sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay Hải Phòng trở thành một trung tâm của vùng trong mối liên hệ với các địa phương trong nước và các quốc gia khác.
Bốn là, tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng giao thơng vận tải với nhiều hình thức như BOT, BT, PPP… Cho phép các địa phương đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng thời tạo dựng cơ chế giám sát quá trình này.
Năm là, xây dựng hệ thống thông tin phục vụ việc sản xuất kinh doanh liên
quan đến các sản phẩm chủ lực của vùng và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân có thể dễ dàng tiếp cận hệ thống thông tin này.
Sáu là, huy động các nguồn lực để phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội. Xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông, nâng cấp mạng lưới điện, thông tin liên lạc, hạ tầng đô thị, hạ tầng các KCN gắn với bảo vệ và cải thiện mơi trường. Hình thành các khu đô thị vệ tinh bên cạnh các KCN. Đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp, các nhà máy, phải gắn liền với xây dựng các cơng trình xử lý chất thải, trồng cây xanh, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp của các khu cụm công nghiệp.
Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ
Ngành công nghiệp hỗ trợ là ngành công nghiệp sản xuất và cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng cho khâu lắp ráp, sản xuất sản phẩm cuối cùng hay nói cách khác, ngành cơng nghiệp phụ trợ được hiểu là những ngành sản xuất nền tảng của ngành cơng nghiệp chính yếu.
Như vậy, các ngành cơng nghiệp hỗ trợ có vai trị rất quan trọng trong việc