Yếu tố về cơ cấu ngành nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng tới phát triển bền vững tại các khu công nghiệp của đồng bằng sông hồng (Trang 67 - 70)

2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các KCN vùng đồng

2.2.2. Yếu tố về cơ cấu ngành nghề

Cơ cấu vốn FDI đầu tư vào các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng theo ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Trong những năm đầu của giai đoạn 2003-2015, các doanh nghiệp FDI chỉ đầu tư tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp & xây dựng (94.7% tổng vốn đầu tư thực hiện trong năm 2003; vốn đầu tư trong các ngành nông lâm nghiệp & thủy sản và dịch vụ chỉ chiếm khoảng 5%). Đến năm 2015, lượng vốn FDI đầu tư vào các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng ngành công nghiệp & xây dựng giảm xuống còn 63.6%; tương ứng với sự tăng

lên khoảng 36.2% lượng vốn đầu tư vào các ngành dịch vụ.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành qua giai đoạn 2003-2015 của khu vực đồng bằng sơng Hồng cịn cho thấy các ngành Nông lâm nghiệp & thủy sản vẫn chưa nhận được đầu tư đúng mức của các doanh nghiệp FDI (năm 2003 là 1.3% và năm 2015 là 0.2% so với tổng vốn FDI của tồn vùng). Trên thực tế, vùng đồng bằng sơng Hồng tuy được đánh giá là có nhiều lợi thế về nông nghiệp với điều kiện tự nhiên thuận lợi, diện tích đất nơng nghiệp lớn, diện tích đất ni trồng thủy hải sản lớn nhưng nông nghiệp hiện là ngành có tỷ lệ thu hút vốn FDI không cao, chưa tương xứng với tiềm năng. Tính đến cuối năm 2015, chỉ có 61 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản với tổng số vốn đăng ký 441,4 triệu USD, chiếm 1,2% về số dự án đăng ký và 0,71% tổng vốn đăng ký. Những tiến bộ về công nghệ, vốn đầu tư lớn và năng lực quản trị hiện đại của một nền nơng nghiệp bền vững có trình độ phát triển cao khó có thể được tiếp cận và tiếp nhận bởi nền nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. Nguy cơ tụt hậu trong phát triển của nền nông nghiệp đồng bằng sơng Hồng là khó tránh khỏi. Tác động lan toả của FDI đến lĩnh vực nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng chưa được khai thác.

Tỷ lệ đầu tư vào các ngành này vẫn còn ở mức rất khiêm tốn so với tiềm lực của vùng đồng bằng sông Hồng (đây vốn được coi là vùng đồng bằng châu thổ lớn thứ 2 cả nước, rất phù hợp cho việc phát triển các ngành nông và lâm nghiệp).

Cơ cấu này cho thấy tiềm năng phát triển bền vững của các khu công nghiệp, khu chế xuất dựa trên thế mạnh của vùng chưa được khai thác dựa vào FDI. Chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực này chưa đủ sức hấp dẫn mạnh nhà đầu tư. Tính bền vững tự than của lĩnh vực nông nghiệp chưa được thể hiện và khai thác hợp lý.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn FDI theo ngành của vùng đồng bằng sông Hồng (2003-2014)

(Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê và tổng hợp của tác giả)

Đối với các phân ngành dịch vụ, các doanh nghiệp FDI đầu tư nhiều vào kinh doanh bất động sản; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; thơng tin và truyền thông, các ngành về khoa học, công nghệ... Những năm đầu của giai đoạn 2003- 2015, các ngành này hầu như không thu hút được vốn FDI, từ năm 2010, lượng vốn FDI đầu tư vào những ngành dịch vụ này luôn đạt rất cao (năm 2015, lượng vốn đầu tư vào những ngành này chiếm tới 83.3% tổng vốn đầu tư của cả khu vực dịch vụ). Điều này là tác nhân gây ra tình trạng đầu cơ hay bong bóng bất động sản gây bất ổn định kinh tế vĩ mơ và làm giảm tính bền vững trong phát triển.

Trên vùng đồng bằng sơng Hồng, tính đến thời điểm 31/12/2015, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 18 lĩnh vực, trong đó cơng nghiệp chế biến, chế tạo ln thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngồi với 2.350 dự án vào các khu cơng nghiệp với tổng vốn đăng ký là 31,55 tỷ USD, chiếm 47,3% tổng số dự án của toàn ngành và 50,53% về vốn đăng ký.

Khu vực FDI là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh sang công nghiệp: Năm 1997, cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh mang đặc thù nông nghiệp: Nông, lâm nghiệp, thủy sản là 44,9%, công nghiệp - xây dựng 23,7% và dịch vụ 31,18%; năm 2005 tỉ lệ tương ứng là (26,2% - 45,9% - 27,8%); năm 2010 (10,6% - 68,4% - 21,0%); năm 2013 (5,3% - 79,0% -15,7%); năm 2014 cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng cơng nghiệp (5,4% - 76,0% - 18,6%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng tới phát triển bền vững tại các khu công nghiệp của đồng bằng sông hồng (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)