Định hướng thu hút FDI vào các KCN vùng đồng bằng sông Hồng theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng tới phát triển bền vững tại các khu công nghiệp của đồng bằng sông hồng (Trang 93 - 96)

3.1. Định hướng và chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

3.1.1. Định hướng thu hút FDI vào các KCN vùng đồng bằng sông Hồng theo

hướng phát triển bền vững giai đoạn đến 2020

Bối cảnh quốc tế

-Thuận lợi

Tình hình kinh tế thế giới đã thốt ra khỏi giai đoạn khủng hoảng năm 2008, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp có vốn FDI nói riêng. Dịng vốn FDI tồn cầu được đánh giá là đã vượt qua đáy của sự suy giảm và đang từng bước lấy lại đà tăng trưởng. Các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang nổi tiếp tục là điểm đến của các nhà ĐTNN, trong đó có Việt Nam. Sự kém hấp dẫn do cơng suất của nền kinh tế đã vượt quá nhu cầu bởi hậu quả của việc đầu tư “nóng” và chi phí lao động ngày càng tăng ở Trung Quốc đã khiến cho luồng vốn FDI trên thế giới có xu hướng chuyển hướng sang các nước ASEAN láng giềng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng sơng Hồng nói riêng đón nhận dịng vốn FDI của thế giới.

Lĩnh vực đầu tư trên thế giới đang có sự thay đổi sâu sắc và hướng mạnh vào phát triển các ngành dịch vụ và công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin. Lĩnh vực này ở Việt Nam tuy còn nhiều bất cập trong cả trong chính sách điều hành lẫn thực thi, nhưng vài năm trở lại đây đã bắt đầu có tín hiệu khả quan với sự xuất hiện của các tập đồn cơng nghệ cao như tập đoàn Intel, Foxconn,... Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho vùng ĐBSH trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực này do vùng được đánh giá là có lợi thế về chất lượng nguồn lao động hơn so với các vùng KT khác trong cả nước.

-Khó khăn, thách thức:

Tồn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mơ, mức độ và hình thức biểu hiện với nhữmg tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Các cơng ty xun quốc gia có vai trị ngày càng lớn. Q trình quốc tế hố sản xuất và phân cơng lao động diễn ra ngày càng sâu rộng.

Việc tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự phụ thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước càng trở thành phổ biến. Nền kinh tế tri thức đang trở thành xu thế phát triển mới, do đó, con người và tri thức trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.

Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính tồn cầu diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên. Mặt khác, khủng hoảng còn để lại hậu quả nặng nề, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho thương mại quốc tế.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, nền kinh tế thế giới tuy đã có dấu hiệu vượt qua khủng hoảng kinh tế nhưng sự phục hồi còn diễn ra chậm và vẫn cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức. Do đó, vẫn cịn có nhiều khó khăn, trở ngại đối với các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn đa quốc gia trong việc triển khai các hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Theo kết quả điều tra triển vọng đầu tư thế giới (WIPS) 2009- 2011 vừa công bố của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc (UNCTAD), 79% các tập đoàn đa quốc gia (MNCs) đang phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính, 85% các tập đồn chịu ảnh hưởng của suy thối kinh tế toàn cầu trong khi con số này chỉ là 40% theo WIPS 2008-2010. Khả năng và ý định đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn đa quốc gia (MNCs, một nguồn FDI lớn) bị ảnh hưởng đáng kể do tác động của suy thối kinh tế dẫn tới các chính sách thắt chặt tín dụng tại nước đầu tư, giảm kỳ vọng thị trường, giảm giá trị tài sản do thị trường chứng khoán đi xuống và giảm lợi nhuận của các tập đoàn. Thêm vào đó, các MNCs cịn phải đối mặt với những thay đổi khó lường trong chính sách của các nền kinh tế để ứng phó với khủng hoảng.

vực sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt. Các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc đã và đang cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư nhằm cạnh tranh thu hút ĐTNN từ các nước khác, coi đó là giải pháp chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế. Điều này

tạo nên thách thức lớn đối với Việt Nam.

Bối cảnh trong nước

-Thuận lợi

Tình hình chính trị xã hội ổn định, vị thế quốc tế của Việt Nam đang được nâng cao cùng với sự gia nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã và đang tiếp tục củng cố lòng tin và làm gia tăng mối quan tâm của các nhà ĐTNN đối với Việt Nam trong thời gian tới.

Tình hình kinh tế trong nước đang diễn biến theo chiều hướng tích cực; các chính sách về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã bước đầu phát huy hiệu quả.

Môi trường pháp lý và thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam tiếp tục được hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với khu vực và thế giới. Đây cũng là yếu tố góp phần cải thiện mơi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và vùng ĐBSH nói riêng.

Nhận thức về vai trị của FDI trong bối cảnh mới đã thay đổi theo xu hướng coi trọng chất lượng FDI hơn số lượng. Những tác động tiêu cực của FDI đối với vấn đề xã hội và BVMT đã được nhìn nhận một cách đầy đủ và khách quan hơn. Đây chính là cơ sở để Việt Nam cũng như vùng ĐBSH làm căn cứ trong việc xây dựng chiến lược thu hút và quản lý hoạt động FDI đảm bảo theo yêu cầu PTBV.

-Khó khăn, thách thức:

Hệ thống pháp luật chậm đổi mới và quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển đất nước.

Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ.

Nền kinh tế phát triển chưa bền vững: chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế cịn thấp; các cân đối kinh tế vĩ mơ chưa thật

vững chắc. Tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu.

Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, cơng chức cịn nhiều hạn chế. Tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém, chưa tạo được chuyển biến mạnh trong việc giải quyết có hiệu quả những khâu đột phá, then chốt và những vấn đề xã hội bức xúc. Nạn tham nhũng, lãng phí cịn là những vấn đề nghiêm trọng, chưa được đẩy lùi.

Như vậy, tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế nêu trên tạo ra cho Việt Nam nói chung và vùng ĐBSH nói riêng những thuận lợi và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trong thời kỳ chiến lược tới. Bối cảnh đó cũng đặt ra những thách thức cho Việt Nam và vùng ĐBSH trong việc định hướng thu hút và quản lý hoạt động FDI nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

3.1.2. Chiến lược thu hút FDI vào các khu công nghiệp vùng đồng bằng sôngHồng theo hướng phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng tới phát triển bền vững tại các khu công nghiệp của đồng bằng sông hồng (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)