Yếu tố công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng tới phát triển bền vững tại các khu công nghiệp của đồng bằng sông hồng (Trang 59 - 67)

2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các KCN vùng đồng

2.2.1. Yếu tố công nghệ

Với phần lớn các nước đang phát triển, tiến bộ cơng nghệ thường chỉ là q trình du nhập và áp dụng cơng nghệ sẵn có từ nước ngồi, chứ khơng phải là q trình sáng tạo ra cơng nghệ (mới). Bởi vậy, chuyển giao và làm lan tỏa công nghệ là một trong những tiền đề để xây dựng được năng lực cơng nghệ nội địa. Trên giác độ này, FDI đóng vai trị rất quan trọng trong các hoạt động công nghệ cao và cung cấp trọn gói kiến thức, trong khi đó hoạt động R&D của nó khơng chỉ cịn được gói gọn ở q hương của mình mà đang lan rộng ra các nước đang phát triển, góp phần nâng cao trình độ cơng nghệ của các nước này.

Sự trợ giúp chính sách tích cực từ phía nhà nước cũng đóng một vai trị rất quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển giao và lan tỏa công nghệ từ FDI. Nhà nước cần thiết lập một khuôn khổ pháp lý cân bằng về quyền sở hữu trí tuệ tạo cơ sở cho sự phát triển năng lực công nghệ và tri thức. Sự nhất quán giữa chính sách FDI và các chính sách liên quan khác (đặc biệt là chính sách khoa học kỹ thuật và sáng chế)

là điều quan trọng. Những điểm này hiện khá mờ nhạt ở Việt Nam nói chung và khu vực đồng bằng sơng Hồng nói riêng.

FDI có thể chuyển giao và làm lan tỏa công nghệ ở nhiều dạng, cả phần cứng và phần mềm, chính thức hay ngầm định, và thường thơng qua sự tương tác với các doanh nghiệp địa phương, bên cạnh kênh R&D mà doanh nghiệp FDI tiến hành ngay tại nước bản địa.

Về phần cứng, công nghệ nằm sẵn trong các hàng hóa tư bản như máy móc và thiết bị. Khi nền kinh tế sở tại mua/tiếp nhận máy móc thiết bị thì hoặc mặc nhiên (ngầm định), hoặc theo thỏa thuận (chính thức) trong hợp đồng kinh tế, nó sẽ được hưởng các cơng nghệ và kỹ thuật hiện tại hoặc mới của thế giới cũng như kỹ năng và kiến thức cần thiết để sử dụng và làm chủ cơng nghệ và thiết bị đó.

Về phần mềm - yếu tố (ngày càng) quan trọng hơn - nó có thể bao gồm các kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành sản xuất. Trong ngắn hạn, nền kinh tế sở tại sẽ được hưởng lợi do cải thiện năng suất, có thêm sản phẩm mới và hạ giá thành sản xuất nhờ tiếp nhận công nghệ và kỹ năng mới.

Trong dài hạn hơn, sự hưởng lợi này sẽ phụ thuộc vào chính khả năng của nền kinh tế sở tại trong việc phát triển năng lực riêng của mình dựa trên những cơng nghệ và kỹ năng mới tiếp thu, cũng như khả năng nhân rộng những cơng nghệ và kỹ năng này ra tồn nền kinh tế, chứ khơng chỉ gói gọn trong doanh nghiệp và ngành kinh tế tiếp nhận cơng nghệ và kỹ năng đó.

Sự tương tác giữa doanh nghiệp FDI và bản địa sẽ giúp tăng cường mức độ lan tỏa công nghệ và kiến thức nhờ một số kênh như bắt chước, học và làm theo, tăng sự cạnh tranh, các liên kết chuỗi hạ nguồn và cả thượng nguồn, đào tạo và tăng tính lưu động của thị trường lao động có kỹ năng.

Ví dụ, khi một doanh nghiệp FDI thâm nhập vào ngành nào đó, nó sẽ áp dụng cách thức sản xuất mới, cơng nghệ mới, hệ thống mua hàng và phân phối sản phẩm mới, hình thức marketing mới, tuyển dụng và đạo tạo mới... Những điều này có thể là mới mẻ với doanh nghiệp địa phương, tạo nên nhu cầu bắt trước và học hỏi từ

phía chúng, từ đó tạo ra một loạt tập qn, thơng lệ mới cũng như một trình độ sản xuất mới cao hơn.

Ví dụ, một doanh nghiệp FDI trong ngành chế tạo máy sẽ đặt hàng doanh nghiệp địa phương cung ứng bao bì đóng gói sản phẩm. Việc này khơng những giúp phát triển ngành bao bì in ấn và các dịch vụ, sản phẩm ăn theo, mà còn phát triển ngành thượng nguồn từ sản xuất giấy nguyên liệu đến làm bìa carton, cùng với đó là việc du nhập và áp dụng các công nghệ mới phù hợp với các ngành này.

Cũng cần lưu ý một thực tế rằng khi cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp bản địa phải khá vất vả đáp ứng một loạt các điều kiện và tiêu chuẩn do doanh nghiệp FDI đặt ra để đảm bảo chất lượng và giá thành tối ưu của sản phẩm và dịch vụ mà họ đặt hàng. Quá trình điều chỉnh để đáp ứng được những điều kiện và quy định này tự thân nó đã là một q trình nâng cấp cơng nghệ nói chung, từ phần cứng đến phần mềm, của doanh nghiệp bản địa nói riêng, cũng như của nền kinh tế bản địa nói chung. Đó là chưa kể trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp FDI khi đặt hàng thường cũng sẽ cung cấp các trợ giúp công nghệ, kỹ thuật, kiến thức, kỹ năng, và cả phần cứng (vật tư, phương tiện, thiết bị...) đã gói ghém trong đó nhiều cơng nghệ và bí quyết mới.

Liên quan đến lợi ích lan tỏa này, một số người lại cho rằng ở Việt Nam phần lớn lợi ích này rơi vào tay các doanh nghiệp FDI khác liên đới. Cho dù có thể là vậy, nhưng ngồi sự phiến diện khi có sự phân biệt doanh nghiệp đang hoạt động ngay trên lãnh thổ Việt Nam theo thành phần chủ sở hữu (vì dù là FDI hay trong nước thì chúng đều đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam), ý kiến này bỏ qua thực tế là các doanh nghiệp FDI liên đới này đến lượt mình lại tạo ra những tác động tích cực và lan tỏa như đối với các doanh nghiệp FDI khác đến phần còn lại của nền kinh tế, theo kiểu “lọt sàng xuống nia”.

Về kênh chuyển giao công nghệ qua các hoạt động R&D tại bản địa, hiện các doanh nghiệp FDI ngày càng quốc tế hóa các hoạt động R&D của mình, chuyển các hoạt động này ra nước ngồi nơi chúng có chi nhánh, nhằm củng cố khả năng phát

triển sản phẩm và năng lực sáng tạo của mình nhờ tận dụng chất xám của nhân viên bản địa với chi phí rẻ.

Ngay ở Việt Nam, dù cịn rất hữu hạn nhưng cũng đã có một số doanh nghiệp đa quốc gia lớn như Samsung, HP, Bosch, hay Panasonic thành lập các cơ sở R&D tại đây. Các hoạt động R&D bản địa này đến lượt chúng lại khuyến khích sự phát triển nhân lực, tạo hiệu ứng lan tỏa kiến thức (thông qua sự dịch chuyển lao động, bắt trước, và học hỏi), nâng cao tính cạnh tranh cơng nghiệp bản địa, vốn là những yếu tố thiết yếu cho khả năng học hỏi và tiếp thu công nghệ của nền kinh tế bản địa.

Trong chuyển giao công nghệ từ FDI, cịn có một tác động tích cực do FDI mang đến mà ít được để ý và đánh giá cao. Đó là sự lan tỏa các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý, quản trị, ngoại ngữ, bí quyết, am hiểu thị trường trong và ngoài nước, tay nghề... của người lao động. Lực lượng lao động này được đào tạo khá bài bản từ nhiều doanh nghiệp FDI, học và thực hành được nhiều kiến thức và kỹ năng mới để rồi sau đó họ mang đến áp dụng và phát huy ở những doanh nghiệp nội địa khác khi họ rời bỏ doanh nghiệp FDI. Chính bởi hiện thực này mà khơng khó thấy khi các cán bộ và nhân viên có trình độ ở các doanh nghiệp FDI lại được đón nhận một cách ưu đãi bởi các doanh nghiệp trong nước.

Tổng hợp về đóng góp của yếu tố cơng nghệ trong thu hút FDI vào các khu công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng với hai địa phương nổi bật là Hà Nội và Bắc Ninh:

 Yếu tố công nghệ trong thu hút FDI vào các khu cơng nghiệp ở Hà Nội

Tính đến hết năm 2015, trên địa bàn Hà Nội có 3.515 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký (lũy kế) đạt 26.761 triệu USD, chiếm trên 26% vốn đầu tư đăng ký của cả nước, vốn đầu tư thực hiện luỹ kế đạt khoảng 12,5 tỷ USD (chiếm khoảng 43%) do một số dự án đã giải thể, chuyển đổi thành 100% vốn trong nước hoặc chuyển địa phương khác. Tính riêng giai đoạn 2012-2015, Hà Nội thu hút được 1.116 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 4,372 tỷ USD đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn FDI (chiếm 16,9% về số dự án và 10,07% về vốn đầu tư đăng ký).

Chỉ tính riêng thu hút FDI năm 2015 vào Hà Nội đạt 1,4 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 1.100 triệu USD (tăng 8% so năm 2014). Các dự án có vốn giải ngân lớn như: Ngân hàng BNP Paribas - Chi nhánh Hà Nội (75 triệu USD); Công ty TNHH Aeon Mall Himlam (46,6 triệu USD); Dự án Tây hồ Tây (30 triệu USD); Lotte Coralis (30 triệu USD. Đa số các dự án FDI trên địa bàn Hà Nội được đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngồi (chiếm khoảng 76%), cịn lại thuộc hình thức khác như liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, TP. Hà Nội sẽ có 33 khu cơng nghiệp (KCN), khu cơng nghệ cao với diện tích khoảng 6.693 ha. Có 05 KCN trong danh mục quy hoạch phát triển các KCN cả nước đến năm 2020, nhưng đang trong giai đoạn lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, tổng diện tích khoảng 1.749,5 ha (KCN Đông Anh, KCN Nam Phú Cát, KCN Thanh Mỹ - Xuân Sơn, KCN Kim Hoa - phần diện tích thuộc địa bàn Hà Nội).

Đến nay, Hà Nội đã và đang phát triển 19 KCN, khu công nghệ cao với tổng diện tích gần 4.121,2 ha. Trong đó có 08 KCN được thành lập và đi vào hoạt động với diện tích quy hoạch gần 1.231 ha, diện tích đất cơng nghiệp khoảng 952,5 ha, đã lấp đầy trên 90%. Ngồi ra, có 07 KCN đã có quyết định thành lập đang trong giai đoạn triển khai chuẩn bị đầu tư và xây dựng với tổng diện tích 1140,7 ha. Trong 8 khu trên, KCN Quang Minh I có số dự án đăng ký lớn nhất tới 189 dự án, trong đó có 95 là dự án FDI chiếm 51% số dự án.

Đặc biệt là KCN Bắc Thăng Long, là một trong những khu có tới 106 dự án FDI, nhiều nhất và khơng có nhà đầu tư trong nước, với số vốn đầu tư đăng ký cũng lớn nhất là 2.432 triệu USD chiếm 52% trong tổng số vốn đăng ký vào 8 KCN trên.

Đến nay, tổng số lao động làm việc tại các KCN trên địa bàn TP. Hà Nội có 141.015 người, tăng 2,2% so với năm 2014, trong đó gồm 139.817 lao động Việt Nam, 1.198 người lao động nước ngoài. Trong những năm qua, thu hút FDI vào các KCN Hà Nội đã đóng góp vai trị quan trọng trong q trình phát triển Thủ đơ, điều đó thể hiện trên tất cả các khía cạnh, trong đó kết quả tạo ra năng suất lao động

cao hơn, tiếp thu chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến hiện đại, tạo giá trị nộp ngân sách lớn. Kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI tăng dần qua các năm, thường chiếm tỷ trọng cao trong các thành phần kinh tế và có tác động quyết định đến mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung của Thành phố; Góp phần tạo nhiều việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động...

Tuy nhiên, hiệu quả tổng thể của thu hút FDI vào KCN Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng, giá trị gia tăng và khả năng tham gia chuỗi giá trị thấp, định hướng thu hút FDI theo ngành, theo đối tác còn hạn chế. Các dự án FDI trong các KCN thời gian qua sử dụng khai thác nhiều tài nguyên, thường tận dụng chính sách ưu đãi bảo hộ cơng nghiệp trong khi các ngành sử dụng công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng, thân thiện với môi trường chưa nhiều, phần lớn các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao thường chỉ thực hiện ở khâu gia công, lắp ráp. Hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI trong các KCN sang khu vực khác của nền kinh tế còn hạn chế. Phần lớn các dự án được đầu tư theo hình thức 100% vốn FDI (chiếm khoảng 76%), tỷ lệ dự án nhà đầu tư nước ngoài hợp tác liên kết trực tiếp với nhà đầu tư Việt Nam để triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh và chuyển giao công nghệ cịn hạn chế. Quy mơ vốn đầu tư bình quân dự án nhỏ, trung bình chỉ đạt 7,51 triệu USD/1 dự án so với mức trung bình của cả nước là 14,42 triệu USD/1 dự án. Tỷ lệ vốn giải ngân chưa cao, mức vốn thực hiện chỉ chiếm khoảng 40% tổng vốn đầu tư đăng ký.

 Đóng góp về yếu tố cơng nghệ ở FDI trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh với lợi thế gần Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng ngay từ khi tái lập tỉnh (năm 1997), tỉnh đã khẳng định định hướng phát triển kinh tế - xã hội là tập trung đầu tư xây dựng, phát triển các KCN, CCN, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và thành phố trực thuộc Trung ương.

triển các KCN. Đến nay, Bắc Ninh có 15 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích quy hoạch 6.847ha. Đã có 10 KCN đi vào hoạt động, thu hút 783 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 8.387,2 triệu USD. Trong đó có 314 dự án đầu tư trong nước, vốn đầu tư đăng ký đạt 1.301,73 triệu USD; 469 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký đạt 7.085,47 triệu USD. Thực hiện Chiến lược phát triển bền vững của quốc gia, Bắc Ninh xác định xây dựng và phát triển các KCN bền vững gắn với phát triển bền vững tỉnh. Điều này được tiếp tục khẳng định tại Kết luận số 78-KL/TU ngày 21/3/2013 về phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh của Ban Thường vụ. Đó là cơ sở xác định lĩnh vực, đối tượng thu hút đầu tư vào các KCN, đặc biệt là các dự án FDI.

Tính đến hết năm 2016, các KCN Bắc Ninh thu hút 952 dự án FDI của 28 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các dự án của các Tập đoàn lớn như Canon, Foxconn, Microsoft, Samsung, ABB, Pepsico…

Từ năm 2011, các KCN Bắc Ninh thu hút 331 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 4.972,4 triệu USD (trong đó có 261 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký đạt 4.620,5 triệu USD; 70 dự án đầu tư trong nước, vốn đầu tư đăng ký 351,9 triệu USD). Kết quả thu hút dự án FDI giai đoạn 2011-2016 như sau: năm 2011, thu hút 44 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 540,18 triệu USD, chiếm 64,7% tổng số dự án và 80,8% tổng vốn đầu tư thu hút trong năm; năm 2012, thu hút 41 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 1.157,86 triệu USD, chiếm 71,9% tổng số dự án và 97,02% tổng vốn đầu tư thu hút trong năm; năm 2013, thu hút 100 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 1.564,31 triệu USD, chiếm 84,03% tổng số dự án và 97,22% tổng vốn đầu tư thu hút trong năm; năm 2014 thu hút 155 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 1.448,2 triệu USD. Năm 2015, Bắc Ninh thu hút được 133 dự án đăng ký mới và 103 dự án đăng ký tăng thêm với tổng vốn đạt 3,65 tỷ USD. Năm 2016, Bắc Ninh thu hút được 181 Dự án FDI đăng ký mới và 126 dự án đăng ký tăng thêm với tổng vốn đầu tư là 852 triệu USD.(Nguồn: Tạp chí tài chính - 2016)

Kết quả trên cho thấy, tỷ trọng vốn FDI thu hút vào các KCN ngày càng chiếm phần lớn trong thu hút đầu tư vào các KCN, chất lượng các dự án ngày nâng cao.

Các dự án FDI thu hút vào các KCN trong giai đoạn này thuộc lĩnh vực điện tử, viễn thông và công nghiệp hỗ trợ cho các ngành này. Các dự án sử dụng máy móc, thiết bị thế hệ mới, công nghệ sản xuất tiên tiến, sản xuất các sản phẩm sạch, không phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mơi trường. Vốn đầu tư vào máy móc, thiết bị và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng tới phát triển bền vững tại các khu công nghiệp của đồng bằng sông hồng (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)