Khái niệm về Khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng tới phát triển bền vững tại các khu công nghiệp của đồng bằng sông hồng (Trang 31 - 33)

1.3. Tổng quan về thu hút FDI vào các KCN theo hướng

1.3.1. Khái niệm về Khu công nghiệp

 Khái quát chung về sự hình thành:

Trên thế giới loại hình Khu công nghiệp (KCN) đã có một quá trình lịch sử phát triển hơn 100 năm nay bắt đầu từ những nước công nghiệp phát triển như Anh, Mỹ cho đến những nước có nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,…và hiện nay vẫn đang được các quốc gia học tập và kế thừa kinh nghiệm để tiến hành công nghiệp hóa. Tùy điều kiện từng nước mà KCN có những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau và có những tên gọi khác nhau nhưng chúng đều mang

tính chất và đặc trưng của KCN. Hiện nay trên thế giới có hai mô hình phát triển KCN, cũng từ đó hình thành hai cách tiếp cận khác nhau về KCN.

- Theo cách tiếp cận của các nước thuộc nhóm NICs: Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ rộng lớn, có ranh giới địa lý xác định, trong đó chủ yếu là phát triển các hoạt động sản xuất công nghiệp và có đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ đa dạng; có dân cư sinh sống trong khu. Ngoài chức năng quản lý kinh tế, bộ máy quản lý các khu này còn có chức năng quản lý hành chính, quản lý lãnh thổ. KCN theo quan điểm này về thực chất là khu hành chính - kinh tế đặc biệt như các công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu.

- Theo cách tiếp cận của nhóm các nước đang phát triển: Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống và được tổ chức hoạt động theo cơ chế ưu đãi cao hơn so với các khu vực lãnh thổ khác Theo quan điểm này, ở một số nước và vùng lãnh thổ như Malaysia, Indonesia,.... đã hình thành nhiều KCN với qui mô khác nhau và đây cũng là loại hình KCN Việt Nam đang áp dụng hiện nay.

Theo nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thì khái niệm khu công nghiệp được hiểu như sau:

Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định được thành lập theo điều kiện trình tự và thủ tục theo quy định của chính phủ.

Tóm lại, KCN là đối tượng đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế trong các giai đoạn phát triển với các đặc điểm về mục tiêu thành lập, giới hạn hoạt động tập trung vào công nghiệp, ranh giới địa lý và thẩm quyền ra quyết định thành lập.

Như vậy là có điểm gặp nhau giữa nhu cầu về dịch chuyển vốn đầu tư và sức hấp dẫn của thị trường tiêu thụ tiềm năng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Sự xuất hiện và phát triển các mô hình khu công nghiệp dưới nhiều

hình thức là một tất yếu khách quan đã được thừa nhận và cần vận dụng phù hợp với bối cảnh của từng quốc gia và từng địa phương trong mỗi quốc gia.

 Đặc điểm của khu công nghiệp

Hiện nay các khu công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển và có sự khác nhau về quy mô địa điểm và phương thức xây dựng nhưng các KCN đều mang các đặc điểm chủ yếu sau:

-Về tính chất hoạt động: Là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các dịch vụ công nghiệp mà không có dân cư. KCN là nơi thu hút các đơn vị sản xuất các sản phẩm công nghiệp hoặc các đơn vị kinh doanh dịch vụ gắn liền với sản phẩm công nghiệp.

-Về cơ sở hạ tầng: Các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường sá, điện nước,….

-Về tổ chức quản lý: Mỗi khu công nghiệp đều thành lập các ban quản lý từ trung ương đến địa phương. Các ban quản lý trung ương do các bộ tham gia quản lý, các cơ quan quản lý địa phương nằm tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài vào KCN theo hướngphát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng tới phát triển bền vững tại các khu công nghiệp của đồng bằng sông hồng (Trang 31 - 33)