2.3. Đánh giá chung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN vùng
2.3.1. Kết quả đạt được
2.3.1.1. Về kinh tế
Để đánh giá đóng góp của FDI vào các khu công nghiệp theo hướng phát triển bền vững vùng ĐBSH về kinh tế có rất nhiều tiêu chí để đánh giá, tuy nhiên do hạn chế về nguồn số liệu nên luận văn xin đề cập một số tiêu chí như sau: 1. Hiệu quả đầu tư chung thông qua hệ số ICOR; 2. Đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế của các tỉnh vùng ĐBSH và khu vực FDI của toàn Việt Nam; 3. Đóng góp của FDI vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội của toàn vùng ĐBSH; 4. Đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách địa phương của vùng ĐBSH; 5. Số lao động bình quân 1 doanh nghiệp FDI trong các KCN của vùng ĐBSH; 6. Thu nhập bình quân 1 lao động trong doanh nghiệp FDI trong các KCN của vùng ĐBSH; 7. Một số chỉ tiêu đánh giá khác về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI trong các KCN của vùng ĐBSH.
- Hiệu quả đầu tư chung thông qua hệ số ICOR
Hệ số ICOR được tính toán dựa trên tổng nguồn tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh và giá trị tăng thêm (VA) thu được trong kỳ tính toán. Với mục đích so sánh, đối chiếu, tác giả tính toán Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ICOR chia theo vùng kinh tế và trên phạm vi toàn quốc. Hệ số ICOR của FDI càng cao, mức độ đóng góp của FDI vào phát triển bền vững càng thấp. Nếu hệ số này thấp, mức độ đóng góp của FDI vào phát triển bền vững là cao.
Trong giai đoạn 2003-2007, để tạo ra được 1 đồng giá trị tăng thêm (VA) thì khu vực FDI ở các KCN vùng đồng bằng sông Hồng phải bỏ ra 4,46 đồng vốn, cao hơn mức bình quân chung của cả nước là 3,9 đồng. Ở giai đoạn tiếp theo (2008-2014), hiệu quả đầu tư của FDI ở vùng đồng bằng sông Hồng kém đi, thể hiện ở hệ số ICOR phải tăng lên 6,77 đồng đầu tư để có được 1 đồng giá trị tăng thêm. Bình quân giai đoạn 2003-2014 là 6,31 đồng cho 1 đồng giá trị tăng thêm. Cả 2 giai đoạn sau của vùng đồng bằng sông Hồng đều cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Bảng 2.6: Hệ số ICOR (2003-2014) của vốn FDI theo vùng kinh tế tại Việt Nam
Giai đoạn 2003-2007 2008-2014 2003-2014
Cả nước 3.90 6.74 5.37
Đồng bằng sông Hồng 4.46 6.77 6.31
Trung du và miền núi phía Bắc 9.77 7.36 7.41
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 3.59 7.34 6.74
Tây Nguyên 9.02 10.65 13.26
Đông Nam Bộ 3.74 7.04 4.89
Đồng bằng sông Cửu Long 3.91 3.49 3.72
(Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp Việt Nam do Tổng cục Thống kê công bố năm 2016)
Trong giai đoạn 2003 - 2007, ICOR của cả nước đạt 3.90 nhưng đến giai đoạn 2008 - 2014 hệ số này tăng lên 6.74. Rõ ràng hiệu quả vốn FDI bị giảm đáng kể. Kết quả đánh giá phát triển bền vững đối với khía cạnh phát triển kinh tế của vốn FDI vào các KCN vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 2003-2014 thể hiện qua Hệ số ICOR cho thấy: hiệu quả đầu tư của khu vực FDI đã có sự tăng giảm không đều theo thời gian.
Bền vững trong hiệu quả đầu tư phải mang yếu tố ổn định và hiệu quả hơn. Điều này phụ thuộc vào các chính sách thu hút đầu tư vĩ mô của Chính phủ, đồng thời đòi hỏi phát huy vai trò của chính quyền các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong định hướng thu hút đầu tư FDI vào những ngành, lĩnh vực nào có thể mang lại hiệu quả cao nhất.
Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, nhưng theo ý kiến của các chuyên gia, Việt Nam nói chung và các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng vẫn chưa tận dụng tối ưu cơ hội thu hút FDI và chưa tối đa hoá được hiệu quả lợi ích do FDI mang lại. Phần lớn các dự án FDI vào các KCN của các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng có quy mô nhỏ, công nghệ sử dụng chủ yếu có nguồn gốc từ Châu Á, đạt mức trung bình, đặc biệt là Việt Nam chưa được chọn là điểm đầu tư của phần lớn các công ty đa quốc gia có tiềm năng lớn về công nghệ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ và tri thức.
Nhiều đánh giá cho rằng thu hút vốn FDI của Việt Nam đã tương đối thành công, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tuy nhiên cũng không ít những đánh giá cho rằng thu hút vốn FDI của Việt Nam chưa thực sự hiệu quả hoặc hiệu quả không cao, thậm chí là thấp. Biểu hiện của nhận định này được biểu hiện rõ nét nhất bằng hệ số ICOR của vốn FDI phân tích ở trên.
- Đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế của các tỉnh vùng ĐBSH và khu vực FDI của toàn Việt Nam
Xét trong cả giai đoạn 2003-2014, FDI vùng đồng bằng sông Hồng có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của vùng và cả nước.
Năm 2003, đóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng vùng đồng bằng sông Hồng mới ở mức rất khiêm tốn là 3.8%; nhưng trong thời gian tiếp theo, FDI đã thúc đẩy tăng trưởng vượt bậc, đóng góp vào tăng trưởng của cả vùng trong năm 2012 là 17.2%; năm 2013 là 19.8% và năm 2014 là 17.7%.
Xét trên phạm vi cả nước, trong vòng 12 năm, đóng góp của FDI vùng đồng bằng sông Hồng đối với tăng trưởng của khu vực FDI cả nước đã tăng lên 15%; từ 13.3% năm 2003 lên 26.3% vào năm 2014.
Bảng 2.7: Tỷ lệ đóng góp của FDI vùng đồng bằng sông Hồng vào tăng trưởng của cả vùng và tăng trưởng FDI của Việt Nam (2003-2014)
Năm
Đóng góp (%) Tăng trưởng vùng đồng bằng sông
Hồng
Tăng trưởng FDI toàn Việt Nam
2003 3.8 11.6 2004 5.2 13.3 2005 6.5 15.6 2006 5.8 11.0 2007 7.6 14.9 2008 9.3 15.6 2009 10.2 17.3 2010 12.4 22.1 2011 16.1 26.4 2012 17.2 25.7 2013 19.8 26.8
2013 17.7 26.3
(Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả) - Đóng góp đáng kể của FDI vào tính bền vững của ngân sách địa phương tại vùng ĐBSH
Đóng góp vào trong thu ngân sách địa phương của vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 2003-2013 tương đối ổn định. Tỷ trọng đóng góp FDI vào thu ngân sách địa phương giai đoạn này đạt 20.2%. Năm thấp nhất là 2009 với 11.2%; và năm cao nhất là năm 2004 với 30.6% trong thu ngân sách. Tỷ trọng đóng góp này từ các năm 2012 - 2014 chưa đến 20% trong khi tỷ trọng vốn FDI so với tổng vốn đầu tư cả vùng chiếm trên 20%.
Bảng 2.8: Nộp ngân sách địa phương của khu vực FDI và cả vùng đồng bằng sông Hồng (2003-2014) Đơn vị tính: Tỷ đồng Nộp ngân sách FDI Cả vùng Tỷ trọng (%) 2003 5721 23340 24.5 2004 9002 29414 30.6 2005 12210 52000 23.5 2006 9620 43392 22.2 2007 12307 57878 21.3 2008 17629 62425 28.2 2009 16504 147907 11.2 2010 21676 141782 15.3 2011 22842 176825 12.9 2012 25607 168914 15.2 2013 28879 166929 17.3 2014 31334 185625 16.9
(Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả) - Số lao động bình quân 1 doanh nghiệp FDI của khu vực ĐBSH
Trong giai đoạn 2003-2014, số lao động bình quân 1 doanh nghiệp FDI của vùng đồng bằng sông Hồng đã tăng từ 173 lao động năm 2003 lên 301 lao động năm 2014, tạo ra công ăn việc làm cho trên 980 nghìn lao động của cả khu vực này.
Khu vực FDI trong các KCN vùng đồng bằng sông Hồng là khu vực được đánh giá thu hút nguồn lao động đứng thứ 2 của cả nước (chỉ sau FDI của vùng Đông Nam Bộ). Tuy đây là khu vực thu hút nhiều lao động, nhưng do số lượng doanh nghiệp FDI cũng là khá lớn và chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ (tổng số doanh nghiệp FDI của cả vùng đồng bằng sông Hồng là 3451 doanh nghiệp theo số liệu năm 2014), nên số lao động bình quân 1 doanh nghiệp cũng không phải là cao so với bình quân chung của cả nước và so với các vùng kinh tế khác.
Bảng 2.9: Số lao động bình quân 1 doanh nghiệp FDI của vùng đồng bằng sông Hồng so với cả nước và các vùng kinh tế khác (2003-2014)
Đơn vị tính: Lao động/Doanh nghiệp
Năm 2003 2004 2005 2011 2012 2013 2014
Cả nước 326 331 330 283 291 306 314
Đồng bằng sông Hồng 173 193 202 219 249 276 301
Trung du và miền núi phía Bắc 255 225 238 508 454 470 511 Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung
340 350 359 369 344 337 360
Tây Nguyên 149 163 124 100 102 107 117
Đông Nam Bộ 381 379 373 292 291 302 307
Đồng bằng sông Cửu Long 302 403 451 511 464 491 523
(Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả) - Thu nhập bình quân một lao động trong doanh nghiệp FDI của vùng ĐBSH
Phân tích số liệu của điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê công bố, thu nhập bình quân 1 lao động của khu vực FDI trong các KCN vùng đồng bằng sông Hồng đã được cải thiện rõ rệt. Năm 2003, thu nhập bình quân 1 lao động của khu vực FDI trong các KCN vùng đồng bằng sông Hồng là 2.07 triệu đồng trên 1 lao động; đến năm 2014, thu nhập bình quân tăng lên 5.50 triệu đồng 1 lao động. Nếu so sánh với các vùng kinh tế khác đây là cũng là mức thu nhập bình quân tương đối cao (chỉ đứng sau vùng Đông Nam Bộ 5.89 triệu đồng 1 lao động trong năm 2014).
Bảng 2.10: Thu nhập bình quân 1 lao động trong doanh nghiệp FDI của vùng đồng bằng sông Hồng so với cả nước và các vùng kinh tế khác
Đơn vị tính: Triệu đồng/Lao động
Năm 200 3 200 4 200 5 201 0 201 1 201 2 201 3 201 4 Cả nước 1.61 1.64 1.81 4.00 4.70 4.67 5.03 5.45 Đồng bằng sông Hồng 2.07 1.96 2.42 4.26 4.58 4.78 5.16 5.50 Trung du và miền núi phía Bắc 0.90 0.90 1.20 2.46 2.79 2.62 2.88 3.05 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung
1.17 1.16 1.24 2.68 3.14 3.16 3.62 4.01
Tây Nguyên 1.14 1.15 1.43 2.12 4.91 4.59 4.64 4.75 Đông Nam Bộ 1.60 1.65 1.77 4.21 5.17 5.10 5.40 5.89 Đồng bằng sông Cửu Long 1.28 1.35 1.55 2.67 3.23 3.11 3.82 4.34
(Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả)
Chỉ tiêu lao động và thu nhập bình quân 1 lao động cũng có thể được xem xét và đánh giá trên khía cạnh phát triển bền vững về xã hội của khu vực FDI. Những phân tích ở trên cho thấy, khu vực FDI trong các KCN vùng đồng bằng sông Hồng có những bước đi đúng hướng trong giai đoạn vừa qua trong giải quyết việc làm và nâng cao đời sống người lao động.
- Một số chỉ tiêu đánh giá khác về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI của vùng ĐBSH
Bên cạnh việc đánh giá các chỉ tiêu như số lượng dự án, vốn đăng ký và lượng vốn đầu tư thực tế qua các năm của khu vực FDI vào các KCN vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn vừa qua, có thể thấy là các doanh nghiệp FDI của vùng này cũng có sự tăng trưởng khá tốt cả về mặt lượng và chất. Thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Nguồn vốn bình quân 1 doanh nghiệp FDI tăng từ 144 tỷ năm 2003 lên 262 tỷ đồng năm 2014;
Tài sản cố định bình quân 1 doanh nghiệp FDI tăng từ 86 tỷ đồng năm 2003 lên 203 tỷ đồng năm 2014;
322 tỷ đồng năm 2014;
Lợi nhuận bình quân 1 doanh nghiệp FDI tăng từ 6 tỷ đồng năm 2003 lên 15.4 tỷ đồng năm 2014;
Năng suất lao động bình quân 1 lao động tăng từ 118 triệu đồng năm 2003 lên 154 triệu đồng năm 2014.
Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu hiệu quả của khu vực FDI vùng đồng bằng sông Hồng (2003-2014) Năm Nguồn vốn bq 1 DN (Tỷ đồng/DN) TSCĐ bq 1 DN (Tỷ đồng/DN) Doanh thu bq 1 DN (Tỷ đồng/ DN) Lợi nhuận bq 1 DN (Tỷ đồng/DN) Năng suất lao động (Triệu đồng/LĐ 2003 144 86 102 6 118 2004 142 75 106 8 133 2005 152 89 122 9 149 2006 155 99 141 8 106 2007 159 113 161 12 122 2008 172 134 175 8 131 2009 194 228 175 13 133 2010 243 221 231 14 145 2011 249 137 231 15 160 2012 270 220 318 16 157 2013 250 195 319 15 146 2014 262 203 322 15.4 154
(Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả)
2.3.1.2. Vấn đề xã hội
Theo như phân tích cụ thể ở mục trên, việc thu hút FDI vào các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng đã giúp cải thiện rõ rệt điều kiện phát triển về xã hội của khu vực. Khu vực FDI tạo nhiều việc làm bảo đảm sinh kế đối với người lao động và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng.
Theo kết quả điều tra, phần lớn các doanh nghiệp FDI tại các KCN vùng đồng bằng sông Hồng đã có lập bộ phận chuyên trách về môi trường chiếm 85%, số lượng nhân sự của bộ phận này chủ yếu từ 1-3 người chiếm 77%, tuy nhiên những cán bộ này có bằng cấp liên quan đến môi trường chỉ chiếm 65%, đây là điểm yếu trong công tác bảo vệ môi trường, bởi ngoài các yếu tố công nghệ và máy móc thì nhân tố con người vô cùng quan trọng. Nhìn chung việc tuân thủ các quy định môi trường được các doanh nghiệp thực hiện chủ yếu dưới áp lực thanh tra giám sát của các cơ quan chức năng, ban quản lý các KCN chiếm 64%, điều này cho thấy ý thức tự giác cũng như trách nhiệm về bảo vệ môi trường đối với cộng đồng xã hội còn thấp.
Một trong những mục đích của đầu tư FDI là kéo dài vòng đời công nghệ sản xuất nên hầu hết các doanh nghiệp FDI mang những máy móc, công nghệ từ lâu sang nước nhận đầu tư, những công nghệ sản xuất từ năm 2000 đến nay chỉ chiếm 5% trên tổng số công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp FDI. Mức độ tiêu thụ nhiên liệu cũng tùy thuộc vào công nghệ sản xuất, những công nghệ sản xuất mới có xu hướng tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường hơn.
Nguyên nhân của những thành công.
- Tiềm năng của thị trường đầu tư rất lớn
Vùng đồng bằng sông Hồng đảm nhận chức năng phân phối hàng hoá trên phạm vi các tỉnh phía Bắc và một phần cho các tỉnh ven biển miền Trung. Đồng bằng sông Hồng là một trung tâm dịch vụ lớn cho cả nước có tỷ trọng dịch vụ trong GDP của vùng đạt 45% so với cả nước là 41%. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, du lịch, thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ mở rộng trên phạm vi các tỉnh phía Bắc và cả nước.
Về giao thông vận tải, vùng có nhiều đầu mối liên hệ với các tỉnh phía Bắc, phía Nam. Vùng được coi là cửa khẩu quốc tế hàng đầu của cả nước. Hệ thống đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không của vùng tương đối phát triển so với cả nước. Lưu lượng vận chuyển của vùng chiếm tới 8,7% khối lượng hàng hoá vận
chuyển; 7,5% hàng hoá luân chuyển; 11,2% vận chuyển hành khách và 11,5% luân chuyển hành khách của cả nước.
Về dịch vụ bưu điện và kinh doanh tiền tệ (tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, kho bạc, xổ số) phát triển nổi trội hơn hẳn các vùng khác. Hai lĩnh vực này góp phần làm tăng GDP của ngành dịch vụ của vùng. Đồng bằng sông Hồng là trung tâm tư vấn, thông tin, chuyển giao công nghệ hàng đầu, đồng thời còn là một trong hai trung tâm tài chính - ngân hàng lớn nhất của cả nước.
- Nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ
Dân cư đông nên có lợi thế: Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao. Tạo ra thị trường có sức mua lớn. Về đặc điểm dân cư, cư dân bản địa của đồng bằng sông Hồng ban đầu không phải là người Việt mà là người Mông - Khơme và người