sông Hồng đến năm 2025
Phát triển công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng đến 2025
- Phát triển công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng vào những ngành có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh như: Công nghiệp điện tử, công nghiệp cơ khí chính xác, ơ tơ, xe máy, sản xuất dụng cụ y tế, cơng nghiệp dược, hóa mỹ phẩm, phát triển một số ngành cơng nghiệp hóa chất, khai thác than, vật liệu xây dựng, dệt may, da giày và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
- Liên kết nội vùng, ngoại vùng để hình thành mạng lưới sản xuất cơng nghiệp và phân phối hàng hóa một cách đồng bộ nhằm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp.
- Khuyến khích phát triển cơng nghiệp hỗ trợ cho các ngành cơng nghiệp chủ lực như: Cơ khí chế tạo, dệt may, sản xuất ô tô xe máy, điện tử, tạo ra mạng lưới vệ tinh cho các công ty lớn.
- Phát triển công nghiệp bền vững cơ sở hạ tầng đồng bộ, chú trọng đến xây dựng các cơng trình bảo vệ mơi trường.
Phát triển bền vững khu công nghiệp vùng đồng bằng sơng Hồng đến 2025. - Tiếp tục hồn thiện các khu cơng nghiệp hiện có trên địa bàn các tỉnh trong vùng.
- Hình thành có chọn lọc một số khu dựa trên các cơ sở cơng nghiệp đã có sẵn nhằm giải quyết tốt vấn đề đảm bảo hạ tầng cho phát triển công nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp;
- Phát triển các khu công nghiệp dọc theo tuyến hành lang quốc lộ 18, quốc lộ 5, quốc lộ 1; các khu vực có điều kiện thuận lợi về hạ tầng, có dự trữ đất xung quanh Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh và trên địa bàn các tỉnh khác trong vùng.
- Hình thành một số khu cơng nghiệp gắn với trục quốc lộ 10, đường ven biển đi qua các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình; khai thác quỹ đất phèn chua khơng thích hợp cho trồng lúa.
Quan điểm về thu hút FDI vào các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
- Thu hút FDI vào các khu cơng nghiệp phải đảm bảo tính chất bền vững đối với bản thân các khu công nghiệp, kinh tế của vùng và đối với toàn bộ nền kinh tế.
- Thu hút FDI phải đảm bảo tính đồng bộ với tính chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng, miền, không dừng lại ở việc tăng số lượng dự án FDI. Thu hút FDI vào các khu công nghiệp phải đảm bảo không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên và sinh thái tại địa bàn có khu cơng nghiệp và của cả vùng.
- Thu hút FDI vào các khu công nghiệp phải đảm bảo sự phân bổ hợp lý theo hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng cơng nghệ cao, có quy mơ lớn.
- Thu hút FDI vào các khu công nghiệp theo hướng ưu tiên các ngành có khả năng phát triển đối với mỗi địa phương. Quá trình thu hút cần chú ý xây dựng chiến
lược thu hút các ngành nghệ sao cho phát huy được hết những thế mạnh sẵn có của mỗi địa phương theo hướng chun mơn hóa.
- Thu hút FDI vào các khu cơng nghiệp phải phù hợp với xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong điều kiện hiện nay, khi mà tồn cầu hóa đã trở thành xu hướng tất yếu của mọi nền kinh tế thế giới thì các hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia đều khơng thể đi ngược xu thể. Vì vậy, hoạt động thu hút FDI cũng phải phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới.
Quan điểm cá nhân về thu hút FDI vào các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào phát triển từng địa phương và vùng đồng bằng sông Hông phải lấy mục tiêu phát triển bền vững làm mục tiêu tối thượng.
Quán triệt quan điểm này, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào từng địa phương phải coi trọng cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Đồng thời, cần phải tăng cương liên kết và nâng cao hiệu quả liên kết hợp tác giữa các địa phương, các doanh nghiệp FDI trong vùng trong việc giải quyết các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Chỉ trên cơ sở đó, đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các khu công nghiệp ở các địa phương trong vùng đồng bằng sơng Hồng mới có thể đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
Trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng ta khẳng định: tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tận dụng thời cơ tăng nhanh khả năng tiếp nhận,thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cơng nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngồi. Bên cạnh mục tiêu thu hút và sử dụng vốn đầu tư Đảng cũng rất quan tâm đến phát triển bền vững về kinh tế - xã hội. Định hướng đó là: Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dự án FDI; Những vấn đề liên quan đến chất lượng và hiệu quả luôn phải được đặt ra khi thẩm định: Dự án FDI có phù hợp với quy hoạch ngành, định hướng phát triển của vùng lãnh thổ và của địa phương; Các dự án FDI phải hướng tới phát triển bềnvững, xây dựng nền kinh tế ít cacbon. Phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế ít các bon địi hỏi khắt khe hơn đối với FDI, tránh hiện tượng một số nước lớn có ý đồ và trên thực tế đang tiến
hành nhiều dự án khai thác tài nguyên, di dời sang Việt Nam các ngành công nghiệp không thân thiện với mơi trường và phát thải nhiều khí các bon; FDI phải có sự cam kết chuyển giao cơng nghệ và lao động có kỹ năng cao.
3.3. Các giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triểnbền vững tại các KCN vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn tới