Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng tới phát triển bền vững tại các khu công nghiệp của đồng bằng sông hồng (Trang 86 - 93)

2.3. Đánh giá chung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN vùng

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân

Tồn tại

- Mức độ bền vững về kinh tế chưa cao

Lĩnh vực nông nghiệp là thế mạnh của vùng và có thể xem là nền tảng của sự phát triển bền vững chưa nhận được nguồn FDI cần thiết cả về số lượng và chất lượng. FDI đóng góp vào phát triển bền vững chưa tương xứng với tiềm năng đặc biệt phần giá trị tăng thêm khi đầu tư một đồng vốn của FDI thấp hơn giá trị tăng thêm khi đầu tư thêm một đồng vốn ngoài khu vực FDI.

FDI đóng góp vào ngân sách các địa phương còn khiêm tốn và việc cải thiện điều kiện sống và việc làm cho dân cư vùng đồng bằng sông Hồng còn hạn chế so

với mục tiêu đặt ra. Tính bền vững về việc làm trong khu vực còn cách khá xa so với kỳ vọng.

- Vẫn còn những bất cập về xã hội

FDI trong thời gian dài chưa làm thay đổi cơ bản cơ cấu lao động trong vùng, trình độ lao động chưa được cải thiện.

- Môi trường vẫn còn còn chịu nhiều tác động tiêu cực từ các doanh nghiệp FDI

Không ít doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường, thiếu đóng góp hữu hiệu vào hệ thống xử lý ô nhiễm hiệu quả cũng như tình trạng gây ô nhiễm môi trường.

Công tác bảo vệ môi trường trong KCN chưa được cải thiện, nhiều KCN chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường theo quy định. KCN là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, cũng là nơi phát sinh các loại chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải nguy hại. Việc xử lý rác thải nhiều nơi chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu về phân loại rác thải theo mức độ nguy hại. Các loại rác thải công nghiệp nguy hại chưa được xử lý triệt để. Đặc biệt tại một số nhà máy sản xuất bao bì, hoá chất, nhựa…, lượng chất thải rắn chủ yếu là nhựa, hoá chất rắn, chất dẻo, cao su… là những chất khó phân huỷ, gây độc hại cho môi trường nước mặt, nước ngầm và đất nhưng chưa được quản lý, phân loại và xử lý triệt để. Ngoài ra, còn phải kể đến một lượng lớn rác thải xây dựng được thải ra trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng KCN và xây dựng nhà xưởng để sản xuất của các DN trong KCN cũng chưa được xử lý đồng bộ.

Nguyên nhân của tồn tại

- Hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập

Trong thời gian qua mặc dù hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư tuy đã được sửa đổi, bổ sung từ Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 cho đến Luật đầu tư 2005 và 2014 được áp dụng chung cho cả đầu tư trong nước và nước ngoài tạo ra môi trường bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp FDI; phù hợp vời thông lệ quốc tế và khu vực tạo tính hấp dẫn cao của môi trường đầu tư vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, vẫn còn một số điểm thiếu

đồng bộ và nhất quán giữa các luật chung và luật chuyên ngành. Vì vậy vẫn tạo ra các cách hiểu khác nhau gây khó khăn trong cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong triển khai dự án. Các Bộ, ngành chậm ban hành các văn bản hướng dẫn. Thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, kém hiệu suất làm cho môi trường đầu tư xấu đi. Đồng thời, các ưu đãi về thuế đất và thuế thu nhập doanh nghiệp thiếu thống nhất trong 11 địa phương của vùng dễ bị nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng.

- Quản lí nhà nước về FDI còn yếu kém

Hệ thống chính sách liên quan trực tiếp đến các doanh nghiệp FDI chưa thực sự khuyến khích và tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp FDI. Mặt khác việc ban hành chính sách còn chậm thậm chí sơ hở gây thiệt hại đáng kể cho bên Việt Nam. Công tác quy hoạch chưa tốt trong thời gian dài chưa xây dựng được chiến lược quy hoạch tổng thể để thu hút và sử dụng FDI cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Công tác vận động xúc tiến đầu tư còn hạn chế, thực thi pháp luật chính sách về đầu tư còn chưa nghiêm túc phương thức xử lí các vấn đề liên quan đến FDI còn lung túng thiếu nhất quán, công tác kiểm tra giám sát FDI theo pháp luật còn lỏng lẻo, vấn đề xử lí các vi phạm pháp luật chưa được coi trọng. Các loại công cụ để hỗ trợ thi hành kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật chưa được vận dụng tốt gây ra tình trạng thất thoát thuế từ khu vực FDI. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhất là cán bộ quản lí kinh tế trong lĩnh vực FDI và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không theo kịp tình hình phát của FDI tạo ra sự hụt hẫng quá lớn, gây thiệt hại cho phía Việt Nam. Sự phối hợp trong quản lý hoạt động ĐTNN giữa các Bộ, ngành, địa phương thiếu chặt chẽ. Đánh giá tình hình ĐTNN vẫn nặng về số lượng, chưa coi trọng về chất lượng, còn bệnh thành tích trong cơ quan quản lý các cấp.

- Chất lượng cơ sở hạ tầng còn yếu.

Sự yếu kém của cơ sở hạ tầng không phù hợp với doanh nghiệp là nhân tố quan trọng gây tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư thường thực hiện

xây dựng công trình dự án theo tiến độ xây dựng công trình hạ tầng ngoài hàng rào, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa để tránh tình trạng công trình dự án xây dựng xong không thể vận hành do cơ sở hạ tầng không đáp ứng yêu cầu. Hệ thống cơ sở hạ tầng ở các khu mới được thành lập phát triển chậm so với nhu cầu đầu tư phát triển các dự án FDI, cản trở việc triển khai giải ngân dự án lớn trong các khu kinh tế này. Tình trạng thiếu điện dẫn tới cắt điện luân phiên, cắt điện không theo lịch khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn không nhỏ trong điều hành và hoàn thành kế hoạch sản xuất. Đây là một cản trở lớn trong việc thu hút các dự án FDI quy mô lớn và các dự án công nghệ cao.

- Chất lượng nguồn nhân lực còn yếu

Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật tay nghề cao và kỹ sư ngày càng rõ rệt, không chỉ ở các khu kinh tế mới hình thành mà còn ở cả những trung tâm công nghiệp như Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên… Hạn chế này tồn tại từ các giai đoạn trước nhưng trong thời gian đây càng trở nên bức xúc hơn khi có nhiều dự án đầu tư, triển khai các dự án lớn đi vào thực hiện. Chương trình của các cơ sở đào tạo trong nước không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Tình trạng đình công diễn ra và trở thành áp lực tăng chi phí đáng kể với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.

- Thiếu cơ chế phối hợp hoạt động giữa các tỉnh trong vùng

Chủ trương phân cấp trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài là đúng đắn, tuy nhiên trong điều kiện hệ thống quy hoạch chưa đồng bộ, ổn định, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ tại một số địa phương còn yếu, thiếu nên đã nảy sinh vấn đề cạnh tranh thiếu lành mạnh trong thu hút đầu tư nước ngoài, thiếu liên kết vùng. Một số địa phương không thẩm định kỹ về năng lực nhà đầu tư, chạy đua cấp phép các dự án có quy mô lớn. Do vậy, khả năng triển khai các dự án này khó hoàn thành theo cam kết. Tình trạng thu hút FDI có chất lượng thấp, thiếu tính bền vững không phù hợp với quy hoạch vùng và khả năng của địa phương gây thiệt hại đáng kể cho cả hai bên. Việc thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài ở các địa phương chưa cân nhắc thận trọng ba yếu tố chủ yếu là: Quỹ đất; vấn đề đào tạo và sử dụng lao động tại chỗ; và chất lượng sản phẩm đầu ra. Hai yếu tố sau có liên quan trực tiếp tới công nghệ. Với chủ trương phân cấp như hiện nay, việc cung cấp thông tin đầu tư nước ngoài kịp thời của các địa phương lên cấp trung ương, để phục vụ công tác quản lý, điều hành, phân tích và dự báo các biến động, các xu thế đầu tư vào vùng của Chính phủ chưa được quy định rõ ràng. Việc thu thập thông tin về tình hình doanh nghiệp FDI là khó khăn lớn nhất đối với các cơ quan quản lý đầu tư các cấp, cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ công tác này còn thiếu và yếu so với nhu cầu.

- Xuất phát từ mục tiêu của nhà đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài vào vùng đồng bằng sông Hồng không chỉ có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn mà còn có các chiến lược dài hạn. Cụ thể là các nhà đầu tư tập trung lớn vào dự án khai thác tài nguyên, gia công hàng xuất khẩu, là các dự án FDI báo lỗ trong nhiều năm để trốn thuế và chuyển giá, gây ô nhiễm môi trường trong vùng, cơ cấu xuất khẩu ít có sự chuyển biến. Lợi ích đang quá chênh lệch về phía nhà đầu tư nước ngoài, đang và cần đánh giá lại FDI trong mối liên hệ với phát triển bền vững. Thu hút đầu tư nước ngoài tạo nền tảng tăng trưởng kinh tế cao, nhưng phải gắn chặt với phát triển bền vững về xã hội và môi trường.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁT THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI CÁC KCN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

3.1. Định hướng và chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào cáckhu công nghiệp theo hướng phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng tới phát triển bền vững tại các khu công nghiệp của đồng bằng sông hồng (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)