(Nguồn: Niêm giám Tổng cục Thống kê)
Theo chủ trương cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa được chính phủ đề ra, hàng loạt các khu công nghiệp - khu chế xuất được hình thành trên cả nước và tập trung chủ yếu ở 3 khu vực chính là: Bắc Bộ, Nam Bộ, và Trung Bộ.
Giữ vai trò đầu tàu kinh tế của khu vực miền Bắc, vùng đồng bằng sơng Hồng đã nhanh chóng thiết lập được khu vực kinh tế tập trung với các cụm khu công nghiệp được thành lập theo quyết định số 677/TTg của chính phủ ban hành ngày 3/4/1997 nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của khu vực và đất nước:
- Xây dựng vùng đồng bằng sông Hồng trở thành một trong những vùng động lực phát triển nông nghiệp và công nghiệp của cả nước.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nước khoảng 1,2-1,3 lần.
- Lực lượng sản xuất đạt trình độ tương đối hiện đại, về cơ bản điện khí hóa hồn tồn vùng.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP. Xây dựng vùng đồng bằng sông Hồng trở thành một trong những vùng động lực phát triển công nghiệp và nông nghiệp của cả nước.
- Phát triển công nghiệp với tốc độ cao để làm động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế trong vùng.
- Ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, kết hợp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu bằng nguyên liệu trong nước với chất lượng cao, giảm xuất khẩu nguyên liệu và bán thành phẩm, tăng xuất khẩu thành phẩm.
- Phát triển mạnh mẽ các ngành cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Khuyến khích các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, đổi mới cơng nghiệp cơ khí, phát triển cơng nghiệp điện tử, đưa tin học và các hoạt động kinh tế và quản lý xã hội; phát triển có chọn lọc các ngành cơng nghiệp ít gây ơ nhiễm mơi trường.
- Bố trí khơng gian cơng nghiệp: hình thành Ba cụm cơng nghiệp và các hành lang phát triển cơng nghiệp chính: cụm Hà Nội, cụm Hải Phịng, cụm Phía Nam của
vùng gồm (Nam Định, Phủ Lý, Ninh Bình, Tam Điệp); các khu cơng nghiệp trên các hành lang quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 21A và quốc lộ 10.
- Hình thành mạng lưới đô thị gồm các cấp: thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn, thị tứ phân bố đều trên tồn vùng với các đơ thị trung tâm: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Mạng lưới đô thi nêu trên là cơ sở để phát triển đơ thị hóa, hiện đại hóa các điểm dân cư nơng thơn trong vùng.
Sau gần 20 năm hình thành và phát triển khu công nghiệp đồng bằng sông Hồng đã thực hiện được các mục tiêu đề ra với nhiều thành quả đáng kể.
2.1.2.Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các KCN vùng
đồng bằng sơng Hồng
2.1.2.1. Quy mơ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Trong giai đoạn 11 năm từ 2003 đến năm 2014, vốn FDI đăng ký của khu vực đã tăng hơn 13 lần, từ 508.7 triệu USD năm 2003 lên hơn 28.9 tỷ USD vào năm 2015; tăng trưởng bình quân năm trong giai đoạn này đạt gần 50%/năm. Tính đến hết năm 2015, tổng vốn đăng ký của khu vực đồng bằng sông Hồng đã chiếm tới 30% tổng vốn đăng ký là 28.9 tỷ USD của khu vực FDI trên toàn Việt Nam.
Các tỉnh/thành phố có lượng vốn đăng ký cao trong năm 2015 của khu vực đồng bằng sông Hồng lần lượt là Bắc Ninh (10.8 tỷ USD); Hà Nội (4.7 tỷ USD), và Hải Dương (3.3 tỷ USD).
Biểu đồ 2.1: Quy mô FDI vào các KCN tại khu vực đồng bằng sông Hồng (2003-2015)
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 0 10 20 30 40 50 60 70 80
(Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê và tính tốn của tác giả)
Thu hút vốn đăng ký của khu vực FDI vào các KCN vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 2003-2015 là khá cao, tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ vốn thực hiện bình quân chung cả giai đoạn 2003 - 2015 lại không cao. Tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký chỉ là 45.6%. Nếu không kể năm 2003 tỷ lệ này là 6.9%, trong giai đoạn 2005-2015, năm 2007 có tỷ lệ vốn thực hiện thấp nhất so với vốn đăng ký, chỉ đạt 15%. Những năm gần đây, tỷ lệ này được cải thiện rõ rệt: năm 2011 là 73.2%; năm 2012 là 68.7%; năm 2013 là 69.2% và năm 2014 là 73.4%, năm 2015 là 61,1%. Tính ổn định của tỷ lệ vốn thực hiện làm tăng tính bền vững kinh tế trong vùng. Đây là điều kiện bảo đảm tính ổn định về sản lượng cung ứng trong nền kinh tế và thu hút việc làm.
Quy mô vốn và số lượng của các dự án FDI
Vùng đồng bằng sơng Hồng có chủ chương thu hút vốn FDI ngay từ khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành vào năm 1987. Tính từ năm 1988 đến hết năm 2015, các KCN vùng đồng bằng sông Hồng thu hút được 6.334 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký là 91.3 tỷ USD. Trong giai đoạn 2006-2015, các KCN vùng đồng bằng sông Hồng thu hút được một số lượng dự án khá khiêm tốn so với tiềm năng của khu vực (năm 2006 có 317 dự án; năm 2015 có 1.676 dự án). Đến cuối năm 2015, tổng số dự án của vùng là 1.676 dự án, con số này tăng gấp hơn 5
lần so với năm 2006 và chiếm tới 34.4% tổng số lượng dự án của cả 6 vùng kinh tế cả nước (trong năm 2006 tỷ lệ này là 22.4%). Tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm về số lượng dự án của vùng đồng bằng sông Hồng là 12.2%. Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và Đầu tư, những địa phương phố thu hút được số lượng dự án nhiều nhất trong năm 2015 của vùng đồng bằng sông Hồng là Bắc Ninh (581 dự án), Hà Nội (311 dự án), Hưng Yên (151 dự án), Hải Dương (159 dự án)…
Bảng 2.1: Tốc độ tăng giảm dự án FDI vùng đồng bằng sông Hồng qua các năm 2007-2015 Đơn vị tính:% Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng cả vùng 44.10 48.58 -18.89 4.97 4.99 -4.04 -3.71 35.48 43.83 Hà Nội 29.31 29.31 -6.84 36.69 -1.68 -12.29 -12.84 16.52 36.78 Vĩnh Phúc -11.54 30.43 -11.43 -72.22 100 -40 - 216.67 131.58 Bắc Ninh 28.57 94.44 -8.33 -45.45 15.63 40.54 -7.69 154.17 22.13 Quảng Ninh -23.08 20 -8.33 -45.45 -16.67 -40 66.67 80 11.11 Hải Dương 318.18 -2.17 -11.11 -77.5 55.56 42.86 5 -4.76 85 Hải Phòng 36 61.76 -43.64 -41.94 11.11 25 36 -17.65 96.43 Hưng Yên 116.67 34.62 -31.43 -12.5 14.29 1 8 14.81 64.52
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngồi và tính tốn của tác giả)
Tuy nhiên, có thể thấy tình hình thu hút các dự án FDI vào các KCN của vùng đồng bằng sơng Hồng vẫn cịn trong tình trạng chưa thật sự ổn định. Tốc độ tăng liên hoàn về số lượng dự án FDI tăng đột biến, từ âm 18,89% năm 2008 lên 4,97% năm 2009 và 4,99% năm 2010. Những năm tiếp theo giảm xuống tương ứng là âm 4,04% vào năm 2011 và âm 3,75% năm 2012 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng sơng Hồng nói riêng khơng tránh khỏi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng khá cao đạt 43,83% do xu hướng phục hồi sau khủng hoảng, bên cạnh đó Chính phủ cũng có những chính sách điều chỉnh kịp thời để tăng cường thu hút đầu tư.
Quy mô vốn đăng ký trung bình của dự án
Quy mơ vốn đăng ký của các dự án FDI vào các khu công nghiệp khu vực đồng bằng sông Hồng đã tăng hơn 4 lần trong giai đoạn 13 năm qua, từ con số 3 triệu USD năm 2003 lên 12.8 triệu USD vào năm 2015. Trong số 4 dự án có quy mơ trên 1 tỷ USD năm 2014 của cả nước, vùng đồng bằng sơng Hồng có 1 dự án là: Cơng ty TNHH Samsung Display tại Bắc Ninh, sản xuất, lắp ráp, gia cơng các sản
phẩm màn hình smartphone, máy tính bảng, vốn đang ký: 1 tỷ USD. Điều này phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư nước ngồi vào mơi trường kinh doanh minh bạch và thuận lợi hơn sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO.
Trong thời gian gần đây, một số địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam đã tận dụng tốt các lợi thế của tỉnh và có phương thức thu hút đầu tư hiệu quả nên đã thu hút được các dự án lớn, có tác động tới kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam nhiều hay ít khơng phải là vấn đề cốt lõi mà quan trọng nhất là nguồn vốn thực hiện như thế nào và thực hiện được bao nhiêu. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đến hết năm 2015, có 5.411 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép vào các KCN vùng đồng bằng sông Hồng với tổng vốn đăng ký là 65,5 tỷ USD, chiếm 26% tổng vốn đăng ký của cả nước.
Theo đó, Hà Nội đứng thứ đầu cả khu vực về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, với 3.116 dự án, vốn đăng ký đạt 25,5 tỷ USD, chiếm 58% tổng số dự án và 39% tổng vốn đầu tư của cả khu vực. Bắc Ninh đứng thứ hai về thu hút vốn FDI, có 602 dự án đăng ký với 11,3 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 9% tổng số dự án và 17% tổng vốn cả khu vực. Hải Phòng đứng thứ ba, với 465 dự án, vốn đầu tư đạt 7,7 tỷ USD, chiếm 11% tổng số dự án và 12% tổng vốn của khu vực.
Tiếp theo là các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên. Các địa phương như Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình có kết quả khiêm tốn về thu hút FDI.
Xét về lĩnh vực đầu tư, ngành công nghiệp chế biến chế tạo thu hút được nhiều dự án đăng ký nhất và đạt 2.559 dự án, tổng vốn đầu tư 33,5 tỷ USD (chiếm 47% tổng số dự án và 51% tổng vốn đầu tư của toàn vùng).
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 133 dự án và 10,7 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư của toàn vùng). Tiếp theo là lĩnh vực sản xuất điện, xây dựng, dịch vụ lưu trú và ăn uống.
Trong giai đoạn 2003-2015, vốn đầu tư thực hiện trung bình của 1 dự án tại vùng đồng bằng sông Hồng đạt 10.0 triệu USD/dự án. Đây là con số phản ánh lượng vốn, tài sản đầu tư thực sự đưa vào kinh doanh trong vùng.
Biểu đồ 2.2: Quy mơ vốn thực hiện bình qn 1 dự án FDI tại vùng đồng bằng sông Hồng (2003-2015)
Đơn vị tính: Triệu USD
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 0 2 4 6 8 10 12 14 16
(Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê và tính tốn của tác giả)
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp FDI tập trung chủ yếu vào các ngành cơng nghiệp chế tạo, lắp ráp, may mặc…. Chính vì thế, những tỉnh/thành phố có lợi thế so sánh thu hút FDI của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1988 - 2015 là Quảng Ninh (47.9 triệu USD/dự án); Ninh Bình (30.4 triệu USD/1 dự án); Hải Phòng (24.8 triệu USD/1 dự án); Hải Dương (20.4 triệu USD/1 dự án); Vĩnh Phúc (15.6 triệu USD/1 dự án) và Bắc Ninh (14.6 triệu USD/1 dự án). Những tỉnh còn lại đều thu hút FDI với số lượng dự án và số vốn khá khiêm tốn.
Bảng 2.2: Các tỉnh/thành phố có quy mơ vốn FDI bình qn 1 dự án FDI cao nhất của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1988-2015
STT Địa phương Vốn đầu tư bình quân 1 dự án (Triệu USD)
1 Quảng Ninh 57.9
Ninh Bình 40.4
3 Hải Phịng 34.8
4 Hải Dương 30.4
6 Bắc Ninh 24.6
2.1.2.2. Hình thức đầu tư
Doanh nghiệp FDI chuyển dịch theo hướng từ doanh nghiệp liên doanh sang hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Tỷ lệ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong tổng số doanh nghiệp FDI liên tục tăng qua các năm. Đến thời điểm 31/12/2015 phần lớn các dự án FDI trên địa bàn vùng đồng bằng sơng Hồng đều theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài với 4.113 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 41.4 tỷ USD, chiếm 77.8% về số dự án và 65,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Đứng thứ 2 là hình thức doanh nghiệp liên doanh với 1008 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư 15.2 tỷ USD, chiếm 23.9% số dự án và 23,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo hình thức hợp đồng BTO, BT, BOT; hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và hình thức cơng ty cổ phần với tổng vốn đầu tư đăng ký lần lượt là 4.7 tỷ USD; 1.5 tỷ USD và 612 triệu USD. Cuối cùng là hình thức cơng ty mẹ con với tổng vốn đầu tư là 99 triệu USD. (Bảng 3.3). Cơ cấu này chỉ ra khả năng gây ảnh hưởng hay chi phối của bên Việt Nam trong dự án bị hạn chế. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ điều chỉnh hoạt động đầu tư theo hướng có lợi nhất. Đây là khía cạnh đe doạ lâu dài đến việc phá vỡ tiêu chuẩn bền vững trong phát triển của vùng đồng bằng sơng Hồng. Nhà đầu tư nước ngồi có khả năng chi phối đến chính sách điều tiết đầu tư của các địa phương theo hướng có lợi nhất cho họ.
Bảng 2.3: FDI vào vùng đồng bằng sơng Hồng theo hình thức đầu tư (1988-2015)
Đơn vị tính: Triệu USD
STT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn
đầu tư Vốn điều lệ
1 100% vốn nước ngoài 4,113 41,446 12,872 2 Liên doanh 1,008 15,157 4,551 3 Hợp đồng BOT,BT,BTO 4 4,785 1,117 4 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 72 1,252 824 5 Công ty cổ phần 91 612 242 6 Công ty mẹ con 1 99 84 Tổng cộng 5,289 63,351 19,690
(Nguồn: Số liệu Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch Đầu tư và tính tốn của tác giả) 2.1.2.3. Cơ cấu theo khu vực.
Trên vùng đồng bằng sơng Hồng, thành phố Hà Nội có lợi thế cao hơn các địa phương khác về trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật; điều kiện kinh tế xã hội; nguồn nhân lực dồi dào,chất lượng cao cho nên luôn là địa phương thu hút được lượng vốn FDI lớn nhất của Vùng. Tính đến hết năm 2015, Hà Nội thu hút được 3.051 dự án, chiếm 57.7% tổng số dự án của toàn Vùng, với số vốn đăng ký là 23.8 tỷ USD chiếm 37.6% tổng vốn đăng ký của toàn Vùng. Những địa phương thu hút được số lượng dự án khá lớn trong giai đoạn này là thành phố Hải Phòng (452 dự án, 11.3 tỷ USD vốn đăng ký), tỉnh Bắc Ninh có nhiều dự án FDI hơn nhưng quy mô dự án nhỏ hơn của thành phố Hải Phòng (716 dự án, 11.2 tỷ USD vốn đăng ký). Tỉnh Quảng Ninh có số dự án đăng ký là 113 dự án bằng 1/3 số dự án của tỉnh Hải Dương, nhưng lượng vốn đăng ký chỉ thấp hơn tỉnh Hải Dương với khoảng 1.3 tỷ USD, do vậy các dự án của tỉnh Quảng Ninh có quy mơ vốn lớn nhất so với tồn vùng, mức vốn bình quân là 46.3 triệu USD/ dự án. ( Bảng 3.5 ). Hà Nội và Hải Phịng có lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và thu nhập cao, dung lượng thị trường lớn, là động lực thu hút mạnh và nhiều hơn nữa FDI. So với các địa phương khác. Điều này có thể làm mất cân đối trong thu hút vốn đầu tư giữa các địa phương trong vùng gây tình trạng tụt hậu tương đối của các địa phương so với Hà Nội và Hải Phòng hoặc các địa phương thu hút được nhiều FDI khác, phá vỡ tính chất bền vững trong phát triển đồng đều đối với cả vùng. Nói cách khác chênh lệch về trình độ phát triển giữa các địa phương trong vùng là không tránh khỏi dưới tác động của FDI.
Trong tổng số 11 tỉnh/thành phố của vùng đồng bằng sông Hồng, cơ cấu vốn đầu tư FDI chia theo địa phương cũng có sự thay đổi trong giai đoạn 2003-2014. Các tỉnh/thành phố thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất trong năm 2015 gồm có Bắc